Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS

doc 84 trang honganh1 15/05/2023 5240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_mon_ngu_van_thcs.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS

  1. Học viên Trương Thu Hương Lời cảm ơn Để hoàn thành bài tập nghiệp vụ sư phạm này, tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của Phó giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Quang Ninh. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 1 Lớp Chuyên tu K1- Khoa ngữ văn- ĐHSP
  2. Học viên Trương Thu Hương Chương 1: Mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết ngôn ngữ là sự sáng tạo kỳ diệu của loài người, là phương tiện phổ biến và thuận tiện nhất trong giao tiếp, giúp chúng ta bày tổ ý kiến, thái độ đánh giá riêng của mình. Nhưng không phải cứ có ngôn ngữ có công cụ giao tiếp là chúng ta có thể bày tỏ được ý kiến, thái độ nhận xét của mình cho người khác hiểu một cách chính xác, khoa học. Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng ngôn ngữ như thế nào để đạt được mục đích giao tiếp bày tỏ thái độ ý kiến của mình sao cho người khác hiểu được. Ngôn ngữ là công cụ cho quá trình tư duy, giúp cho tư duy phát triển, giúp cho người giao tiếp thành công nếu người ta biết sử dụng nó. Nhiệm vụ , mục tiêu của nhà trường hiện nay là giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ, để đạt được mục đích giao tiếp trong cuộc sống. Cùng với các bộ môn, môn Ngữ văn trong nhà trường THCS với các phân môn, đặc biệt là môn Tiếng việt có một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy cho học sinh, trang bị cho học sinh công cụ giao tiếp để tiếp nhận, diễn đạt những kiến thức khoa học nắm bắt được từ nhà trường, ngoài xã hội và cuộc sống. “ Nói cách khác học sinh muốn thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, trước hết để nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng Tiếng việt- chìa khoá của nhận thức, của học vấn của sự phát triển trí tuệ. Thiếu quan tâm đúng mức tới việc rèn luyện năng lực Tiếng việt, học sinh không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của bất cứ bộ môn khoa học nào trong nhà tường ” ( Lê A- Nguyễn Dục- 1999 ). Do vậy nhà trường cần coi trọng việc học văn bản và tạo lập văn bản. Bởi lẽ văn bản là sản phẩm tổng hợp nhất, là tấm gương phản ánh năng lựccủa học sinh. Đó là năng lực tư duy, giao tiếp là vốn sống, vốn văn học, văn hoá, là việc thành thạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, sự sáng tạo cá nhân. Vì thế việc dạy Tiếng việt kết hợp với việc phát triển tư duy hình thành kỹ năng 2 Lớp Chuyên tu K1- Khoa ngữ văn- ĐHSP
  3. Học viên Trương Thu Hương cơ bản để tập viết đoạn văn- văn bản cần phải đi từ dễ đến khó. Bắt đầu là các loại văn bản sáng tác ( trần thuật, tự sự, biểu cảm, miêu tả( tái hiện hình ảnh của sự vật ,của một phong cảnh. . . ). Hay một văn bản khác như thuyết minh ( trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của hiện tượng trong tự nhiên xã hội – khoa học – văn học để thể hiện một quan điểm, một cách nhìn, một cách nghĩ ). Nghị luận là một thể văn học sinh được làm quen ở cấpTHCS và sẽ phát triển ở THPT, tạo điều kiện để học sinh có suy nghĩ logíc, sáng tạo và sau này có thể trở thành những nhà nghiên cứu khoa học, nhất là khoa văn học. Nói chung văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận đều có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy văn học cho học sinh. ở mỗi một thể loại lại có những tác động khác nhau đối với kỹ năng viết của các em. Có thể nói rằng ở mỗi thể loại, mỗi kiểu văn đều đưa chúng ta một cái nhìn nhận về những vấn đề mới hơn, cụ thể hơn trong việc hình thành phát triển năng lực tư duy của học sinh, để sản sinh văn bảnngoài sáng tạo của người học thì các kỹ năng thao tác làm bài trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những yêu ầu cụ thể , sáng tạo ra những chân trời mới là vô cùng cần thiết. Thông qua bài văn để đánh giá chất lượng học văn của học sinh trên cơ sở hiểu, nắm kiến thức của các em như thế nào? Đó là kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề mới. Đầu tiên là văn miêu tả. Kỳ thực mà nói, ở dạng văn này các em đã được làm quen ở bậc Tiểu học. Do đó ở bậc THCS được nâng lên ở phương diện rộng hơn ở cấp độ khái niệm, đặc điểm và chức năng cơ bản cũng ngư các phương pháp tả trong văn miêu tả. ở lớp 6 là lớp đầu cấp nên văn miêu tả mới chỉ được chia thành hai loại lớn là văn tả cảnh ( Tả về thiên nhiên nói chung ) và văn tả người. Yếu tố 3 Lớp Chuyên tu K1- Khoa ngữ văn- ĐHSP
  4. Học viên Trương Thu Hương cơ bản trong văn miêu tả chính là kể- tả mục đích là hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của vấn đề được nói đến trong bài văn miêu tả đó. Như vậy, so với Tiểu học thì văn miêu tả ở bậc THCS đã có cấp độ khái quát cao hơn mang tính chìu tượng hơn. Văn miêu tả rất quen thuộc, gần gũi với đời sống hàng ngày của con người ví như tả một người thầy, cô giáo, tả về con đường, tả dòng sông quê hương Đã trở nên gắn bó mật thiết với các em. ở dạng văn miêu tả có tác dụng tạo lời văn sinh động, hấp dẫn bằng việc sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi trí tưởng tượng phong phú về cuộc sống và thế giới mà các em đang hình thành. Tôi nghĩ rằng đây không phải là một đề tài mới mà nó đã có cơ sở ban đầu. Trong chương trình mới hiện nay luôn yêu cầu phải có nmột phương thức tiếp nhận mới, con đường mới để hình thành năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh giúp học sinh biết sản sinh ra các văn bản mới. Vì vậy rất cần thiết phát huy văn bản miêu tả ở nhà trường và cả trong cuộc sống đương đại này. Tiếp đến là văn bản thuyết minh. Đây là kiểuvăn bảnlần đầu tiên được đưa vào chương trình tập làm văn ở bậc THCS. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Từ lâu trên thế giới ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản đã đưa vào chương trình học cho học sinh nước học. Văn bản thuyết ming là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, các ding, cùng lý do phát sinh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật, nhămf cung cấp tri thức, hướng dẫn cho con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến. Khi mua một đồ dùng như vi tính, quạt đều phải kèm theo một bản thuyết minh. Hay mua một hộp bánh kẹo trên bao bì cũng ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng, thành phần các chất làm nên sản phẩm Đến một danh lam thắng cảnh đều có ghi lời giới thiệu lai lịch thắng cảnh. Cầm một quyển sách bìa có ghi lời giới thiệu Tất cả đều là văn bản thuyết minh. Thuyết minh có nghĩa là giải thích, trình bày, 4 Lớp Chuyên tu K1- Khoa ngữ văn- ĐHSP
  5. Học viên Trương Thu Hương giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu rõ. Khác với văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành c hính công vụ, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bằy kiến thực một cách khách quan, giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượn và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Văn bản thuyết minh gắn với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi tính chính xác rạch ròi. Muốn làm được văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu, học hỏi để có kiến thực thì mới làm được. Đưa văn bản này vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kỹ năng trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học, nâng cao năng lực biểu đại và tư duy cho học sinh, giúp các em làm quen với lối làm văn có tư duy, mang tính khách quan, khoa học, chính xác. Mặc dù đây là thể loại văn không xa lạ với học sinh và các em cũng đã tiếp nhận và có thể hiểu được. Song để các em biết vận dụng phương pháp thuyết minh như thế nào trong khi làm thuyết minh sao cho bài viết đảm bảo tính khách quan xát thực và hữu ích cho con người lại là nhiệm vụ của người giáo viên. Nếu học sinh viết bài văn biểu cảm, thuyết minh sao cho hay, đúng đã rất khó thì học bài văn nghi luận đối với học sinh THCS càng bỡ ngỡ mới mẻ và khó khăn hơn nhiều. Bởi lẽ các em mới được làm quen với loại văn này. Mặt khác những vấn đề yêu cầu cần có để viết tốt bài văn nghị luận với học sinh THCS là vô cùng hạn chế ( Phương pháp, cách thức làm bài, vốn sống thực tế nghèo nàn, vốn hiểu biết văn hoá, phong tục, tập quán trong xã hội, vốn lập luận non nớt, các em ít quan tâm đến tính chặt chẽ, lôgíc trong làm văn nghị luận ). Thêm nữa việc giảng dạy phương pháp làm văn nghị luận đối với giáo viên cũng khó hơn so với các bài văn sáng tác. Nhiều băn khoăn trăn trở đặt ra: Giáo viên cần dạy như thế nào để học sinh làm được bài văn nghi luận tốt? Học sinh học cách nào để viết bài văn nghị luận đúng và hay? Bao 5 Lớp Chuyên tu K1- Khoa ngữ văn- ĐHSP
  6. Học viên Trương Thu Hương nhiêu câu hỏi đặt ra với thầy và trò xung quanh vấn đề phương pháp làm văn nghị luận. Từ những yêu cầu về phương pháp giảng dạy và học các loại văn miêu tả, thuyết minh, nghị luận sao cho đạt hiệu quả tốt nhất cho nên việc giảng dạy và học tập phương pháp làm văn miêu tả, thuyết ming, nghị luận là vấn đề quan trọng đối với giáo viên và học sinh THCS. Đó là lí do khiến tôi chọn đề tài này. II. Lịch sử vấn đề. Khi xã hôi loài người ra đời gắn lion với lao động sản xuất, đời sống sinh hoạt thì chính lúc đó văn chương ra đời nhằm tái tạo lại cuộc sống, đời sống con người và hoạt động xã hội. Văn học Việt Nam ra đời kể từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến hôm nay, với nhiều đề tài, chủ đề, kiểu văn khác nhau song suy cho cùng là xuất phát từ cuộc sống, nhu cầu thẩm mĩ của con người. Hiện nay có sáu kiểu văn bản chính theo sách giáo khoa chỉnh lí là văn tự sự, văn miêu tả, văn biểu cảm, văn thuyết minh, văn nghị luận, văn bản hành chính- công vụ. Về văn miêu tả học ở chương trình Ngữ văn 6 ( tập 2 ) NXB GD 2002. Về văn thuyết minh học ở chương trình Ngữ văn 8 ( tập 1 ) NXB GD 2004. Về văn nghị luận học ở chương trình Ngữ văn 8 ( tập 2 ) NXB GD 2004 và chương trình Ngữ văn 9 ( tập 1 ) NXB GD 2005. Sách tham khảo: Tính vào thời điểm này có rất nhiều sách tham khảo dành cho chuyên ngành ngữ văn THCS song ở cấp độ đề tài này tôi thấy các cuốn sách sau phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục hiện hành: “ Những bài văn chọn lọc THCS 9 ” của Lưu Đức Hạnh chủ biên 6 Lớp Chuyên tu K1- Khoa ngữ văn- ĐHSP
  7. Học viên Trương Thu Hương NXB ĐHSP 2005. “ 207 đề và bài văn THCS 9 ” của Lê Lương Tâm NXB ĐHSP 2006. “ Tuyển tập 150 bài văn hay 8 ” của Thái Quang Vinh NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 2005. Đặc biệt là cuốn sách: “ Những bài làm văn tự sự và miêu tả ” của PGS- TS Nguyễn Quang Minh- NXB GD 2003. ở cuốn sách này tác giả đã đi sâu vào từng kiểu bài, phân loại phù hợp cho việc nghiên cứu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Rõ ràng việc dạy học đã có cơ sở của nó từ xa xưa, ví như văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu. ở Trung Hoa văn nghi luận có từ thời Khổng Tử ( 551- 479 trước CN ). ở nước ta văn nghi luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời có giá trị và tác dụng to lớn trong trường kì lịch sử, trong công cuộc dựng và giữ nước, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Và đặc biệt đến thế kỉ XX, văn nghi luận ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng loạt tên tuổi của các nhà chính luận, văn luận xuất sắc với những áng nghị luận bất hủ mà tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh với bản Tuyên ngôn độc lập sau này có các nhà viết nghị luận nổi tiếng như Hải Triều, Đặng Thái Mai , Hoài Thanh, Xuân Diệu Có thể nói việc nghiên cứu về văn nghị luận được rất nhiều người đề cập tới. Gần đây nhất là bài viết của Tiến Sỹ Đỗ Ngọc Thống nói về vẻ đẹp của văn nghị luận, như vậy văn nghị luận có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới noid chung. Việc dạy, học văn nghị luận trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều có giai đoạn chuyển tiếp, có tính chất thời gian nhằm chuẩn bị cho học sinh, thanh niên trực tiếp bước vào đời. Nhưng ở nước ta trước kia việc dạy học văn nghị luận còn tồn tại hai vấn đề chính sau: Một là chưa cung cấp được cho học sinh có trình độ làm bài văn nghị luận một cách hài hoà chất lượng. 7 Lớp Chuyên tu K1- Khoa ngữ văn- ĐHSP