Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập

doc 11 trang sangkien 30/08/2022 8840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_giup_hoc_sinh_cach_nho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập

  1. SKKN: Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập A. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, có tầm quan trọng rất đặc biệt trên khắp thế giới trong đó có cả ở Việt Nam, càng quan trọng hơn khi nước ta đã gia nhập vào WTO. Môn tiếng Anh là môn học bắt buộc và phải thi tốt nghiệp ở cả hai cấp THCS Và THPT. Tiếng Anh ngày nay có tầm quan trọng như thế là bởi nó được xem như là ngôn ngữ quốc tế mặc dù không được khẳng định một cách chính thức. Theo số liệu gần đây cho biết ở nhiều nước trên thế giới kể cả những cường quốc như Trung Quốc, Nga, Nhật, Đức số lượng người học tiếng Anh chiếm khoảng 95 – 98% trong tổng số người học ngoại ngữ và có khoảng 98,5 % số lượng học sinh phổ thông ở Việt Nam học tiếng Anh. Tuy nhiên, việc dạy và học tiếng Anh trong các trường phổ thông ở Việt Nam nhất là ở các trường vùng sâu, vùng xa như Khánh Hưng còn bộc lộ nhiều khó khăn và hạn chế cần phải khắc phục như trình độ chung của đội ngũ giáo viên tiếng Anh còn yếu, phương pháp dạy còn lạc hậu, không có điều kiện để cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy mới, ít có khả năng sử dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy. Học sinh còn thiếu động cơ học tập, khả năng tư duy rất hạn chế, thiếu môi trường thực hành giao tiếp, chất lượng học tập còn thấp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng tăng của việc đổi mới trong nước và trên thế giới. Là giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ bất kì ai cũng muốn cho chất lượng dạy và học bộ môn mình luôn đạt hiệu quả cao nhất, tức là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức kĩ năng, vận dụng kĩ năng để giao tiếp, hứng thú với nội dung bài học, có tình cảm và đam mê môn học, biết bộc lộ nhận thức và sự hiểu biết của mình ra bên ngoài bằng lời nói, bài viết thông qua ngoại ngữ từ đó học sinh tự hình thành và phát triển những kiến thức và kĩ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên nữa hoặc đi vào cuộc sống lao động. Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân và các đồng nghiệp trong trường tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng giảng dạy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nghiên cứu, sáng tạo để ngày càng có nhiều phương pháp truyền thụ và rèn luyện mới mẽ hơn, hiệu quả hơn. Trong những năm giảng dạy bộ môn tiếng Anh tôi thấy đây là một môn học rất khó, đòi hỏi người dạy phải biết thực hiện nhiều thủ thuật để tạo cho giờ dạy sôi nổi, học sinh hứng thú học tập bộ môn, phải cung cấp cho học sinh những phương pháp học bài và làm bài hiệu quả Còn đối với người học không chỉ có chăm chỉ siêng năng là đủ mà còn phải có nhiều kĩ năng khác, trong đó phương pháp học bài để nhớ, hiểu và vận dụng được kiến thức vào việc làm bài tập, vào thực tế giao tiếp là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Qua điều tra, theo dõi từ thực tế những năm vừa qua, tôi thấy rằng đa phần các em còn lười học, hoặc học vẹt; chất lượng làm bài còn thấp trong các kì thi do các em còn thiếu những phương pháp học tập hợp lí , khoa học và hiệu quả; khi phải vận dụng kiến thức vào việc làm bài thi, bài kiểm tra nhất là đối với môn Huỳnh Hữu Nhân – Gv trường THPT Khánh Hưng 1
  2. SKKN: Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập tiếng Anh thì các em còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là học sinh cuối cấp. Từ đó hầu hết các em có tâm lí ngán ngại và hoan man khi phải đối diện với các kì thi nhất là các kì thi tú tài. Từ những thực tế đã nêu, nên trong quá trình giảng dạy, nhất là đối với những lớp cuối cấp, tôi tự đặc cho mình mục tiêu phải làm gì để thực hiện được những yêu cầu đổi mới nói chung và giúp các em học sinh có được những cách học hợp lí, hiệu quả, tự tin hơn trong môn học tiếng Anh, đặc biệt là tự tin hơn trong các kì thi tốt nghiệp THPT. Với những lý do trên, tôi đã tìm tòi, đút rút được những kinh nghiệm nhằm giúp các em học sinh phần nào tháo gỡ bớt những khó khăn và học tập có kết quả cao hơn qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập”. B. PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong quá trình học tập của các em, khó khăn nhất là khi phải ôn bài để chuẩn bị thi, đặc biệt là thi tốt nghiệp vì cùng một lúc các em phải học rất nhiều nội dung, nhiều môn học. Do đó buộc các em cần phải nhớ nhiều thứ trong một khoảng thời gian nhất định, nhất là đối với các em yếu kém thì sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Do vậy cách học như thế nào để dễ nhớ là vấn đề hết sức cần thiết đối với các em nhất là việc các em phải đối diện với quá trình đổi mới thi cử, đổi mới ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng trắc nghiệm tổng hợp như hiện nay. Thế nên, khi giảng dạy hoặc ôn kiến thức, ngoài việc truyền thụ cho các em những kiến thức cơ bản của bài học bao giờ tôi cũng rất chú trọng đến việc hướng dẫn cách học bài cho các em. Mỗi một nội dung bài học, đơn vị bài học cần phải có cách học, cách nhớ khác nhau mà người giáo viên phải phân loại để giúp các em có phương pháp học phù hợp để hiểu và nhớ lâu. Từ những thực tế như đã nêu trên nên trước khi ôn tập cho các em chuẩn bị dự các kỳ thi thì chúng ta phải nắm được toàn bộ kiến thức. Trong đó kiến thức nào là chủ yếu, kiến thức nào là kiến thức trọng tâm nhất làm nền cho tất cả các dạng kiến thức còn lại. Ví dụ như trong quá trình ôn tập thi cuối cấp đối với lớp 9 hoặc lớp 12 ở bộ môn tiếng Anh thì chúng ta thấy có rất nhiều kiến thức cần phải rèn luyện, nhưng chúng ta phải xác định rằng kiến thức về thì động từ là quan trọng nhất để chúng ta đầu tư nhiều hơn, rèn luyện nhiều hơn bởi nếu hỏng nội dung kiến thức này thì các em sẽ không thể nào làm được những dạng bài tập còn lại dù có rèn luyện đến đâu đi nữa. Như thế bây giờ chỉ còn lại là cách dạy học sinh biết định hướng, biết tìm ra những phương pháp học hợp lí để dễ hiểu và nhớ lâu nhằm vận dụng kiến thức vào việc làm bài tập đạt kết quả cao nhất. Thứ nhất, tôi xin nói về cách làm bài tập thì động từ. Một trong những vấn đề đau đầu nhất mà các em học sinh gặp phải khi làm bài tập chia thì và nếu không nắm rõ cách thức làm các em sẽ rất dễ dàng làm sai. Qua quá trình nghiên cứu tôi rút ra những cách thức sau đây vừa đơn giản vừa dễ sử dụng nhằm giúp các Huỳnh Hữu Nhân – Gv trường THPT Khánh Hưng 2
  3. SKKN: Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập em,cũng như các đồng nghiệp có cách thức tiếp cận vấn đề một cách ngắn gọn nhất. Đa số các em còn lúng túng không biết biết lúc nào động từ chia thì hoặc không chia thì ( to inf. ,nguyên mẫu v v ) do vậy trước khi vào nội dung chính chúng ta hướng dẫn cho học sinh cần nắm vững một nguyên tắc căn bản nhất trong tiếng Anh là : Có chủ từ thì động từ chia thì, không có chủ từ thì động từ không chia thì mà phải chia dạng. Xem ví dụ sau: When he saw me he (ask) me (go) out. Xét động từ ask : nhìn phía trước nó có chủ từ he vì thế ta phải chia thì - ở đây chia thì quá khứ vì phía trước có saw; xét đến động từ go, phía trước nó là me là túc từ nên không thể chia thì mà phải chia dạng - ở đây là to go ,cuối cùng ta có câu đúng: When he saw me he asked me to go out. Ngoài ra để làm được dạng bài tập này thì thông thường các em phải nhớ cùng một lúc khoảng 6, 7 thì động từ và đi kèm theo chúng là 6, 7 công thức, cách sử dụng Như thế sẽ rất khó nhớ và rất dễ nhằm giữa các cấu trúc với nhau. Thế nên chúng ta phải hướng cho các em biết xác định thời gian xảy ra của các hành động hoạt động trong câu và chia ra làm ba cụm thì: Hiện tại, quá khứ và tương lai. Khi ấy các em sẽ chỉ còn đối phó với 1,2 hoặc 3 công thức mà thôi. Ví dụ cho bài tập: Hoàn thành câu sau với dạng đúng của động từ trong ngoặc: He (go)___ to the zoo with his family yesterday. Như trên đã nói, để bớt khó khăn ta định hướng cho các em học sinh xác định được câu trên phải là ở thì quá khứ do có dấu hiệu chỉ thời gian “yesterday”. Như vậy các em sẽ chỉ nhớ cụm thì quá khứ gồm có 3 thì : quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn hoặc quá khứ hoàn thành. Thay vì phải nhớ rất nhiều thì động từ cùng một lúc. Tương tự như vậy chúng ta định hướng cho các em làm tất cả các dạng bài tập về thì động từ khác sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tránh được những sai sót trong quá trình làm bài kiểm tra hoặc bài thi. Thứ hai, là tôi xin nói cách dạy các em làm bài tập và nhớ công thức về câu điều kiện. Thường thì loại bài tập này các em cũng phải chia thì động từ ở hai mệnh đề (main clause và If clause) trong câu. Trước hết cho các em nắm được cấu trúc của các loại câu điều kiện ( Ba loại ). If (1) + Simple present + main clause: Simple present / simple future. If (2) + Ved/2/were + main clause : Would / should/ could + V(o) If (3) + had + Ved/3 + main clause : Would / should/ could + have + Ved/3 Huỳnh Hữu Nhân – Gv trường THPT Khánh Hưng 3
  4. SKKN: Phương pháp dạy giúp học sinh cách nhớ kiến thức để làm tốt bài tập Từ các cấu trúc trên chúng ta hướng cho các em nắm được qui luật của ba loại câu điều kiện chứ không nên học thuộc lòng các cấu trúc đó. Thứ nhất, nếu xuất hiện câu điều kiện mà mệnh đề if (mệnh đề điều kiện) động từ ở thì hiện tại đơn (simple present) thì mệnh đề chính dứt khoát phải có cấu trúc động từ ở dạng tương lai đơn (future simple) hoặc hiện tại đơn (present simple) và ngược lại cũng từ đây chúng ta dễ dàng xác định đấy là câu điều kiện loại 1. Thứ hai, nếu xuất hiện câu điều kiện mà mệnh đề if (mệnh đề điều kiện) động từ ở thì quá khứ đơn, thì động từ ở mệnh đề chính dứt khoát phải có cấu trúc: would/ should/ could + bare infinitive và ngược lại và cũng từ đây chúng ta dễ dàng xác định đấy là câu điều kiện loại 2. Chúng ta cũng thực hiện như thế với câu điều kiện loại 3. *Ví dụ cho bài tập: Chia động từ đúng trong ngoặc của câu sau: If I (see) ___ him, I will give him this present . Như trên đã nói, ta thấy will give trong mệnh đề chính là ở thì tương lai vậy chắc chắn mệnh đề điều kiện (If-clause) động từ sẽ ở thì hiện tại đơn. Vậy ta có câu đúng: If I see him, I will give him this present. *Ví dụ tiếp: Chia động từ đúng trong ngoặc của câu sau: If I had enough money, I (buy) ___a new car. Đối với câu này, ta thấy động từ had ở mệnh đề điều kiện (If-clause) ở dạng quá khứ (V2), vậy chắc chắn nó sẽ là câu điều kiện loại 2. Thế ta có câu đúng là: If I had enough money, I would buy a new car. Như thế chúng ta lại tiếp tục dùng qui lực này cho tất cả các câu điều kiện loại 1, 2, 3 giúp học sinh rất dễ dàng trong việc làm bài tập về câu điều kiện mà không phải mất thời gian học thuộc lòng nhưng rất khó nhớ. Dạng bài tập thứ 3 tôi muốn đề cập dưới đây là dạng câu bị động (passive form). Đây là một trong những dạng bài tập rất khó, các em thường làm sai rất nhiều. Sau khi cho các em biết cách chuyển tổng quát từ câu chủ động sang câu bị động với công thức chung như sau: Active: S + V + O Huỳnh Hữu Nhân – Gv trường THPT Khánh Hưng 4