Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ, áp dụng ở trường THCS

doc 24 trang sangkien 9621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ, áp dụng ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phan_loai_va_giai_bai_tap_hoa_hoc_dang.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ, áp dụng ở trường THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ Lời nói đầu Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm nghiên cứu, giải thích bản chất hoặc quá trình hoá học, các hiện tượng hoá học xẩy ra trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày. Hoá học đã trở thành một lĩnh vực khoa học rộng lớn và phong phú, có mối quan hệ chặt chẽ trong nghiên cứu khoa học và ứng dựng trong mọi lĩnh vực của xã hội. Hoá học được đưa vào chương trình Trung học cơ sở (THCS) muộn nhất so với các môn khoa học khác, cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học; hình thành thói quen làm việc khoa học, cung cấp kiến thức để giải thích các hiện tượng hoá học trong tự nhiên. Hình thành, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hoạt động và một số kỹ năng cơ bản trong việc tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng hoá học vào cuộc sống. Với chương trình THCS sẽ trang bị cho học sinh khối lượng kiến thức nhất định để chuẩn bị học lên và đi vào cuộc sống lao động sản xuất. Có thể khẳng định hoá học là môn học mới lạ; hàm chứa nhiều khái niệm, định nghĩa, các loại phản ứng hoá học, các tính chất hoá học, tính chất vật lý kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của học sinh. Trong quá trình học tập các em có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng, giải bài tập, hình thành kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng vận dụng thực tiễn đồng thời phát triển tư duy trong học tập và nghiên cứu sau này. Song thực tế quá trình giảng dạy cho thấy: Học sinh bậc THCS khi vận dụng kiến thức, lý thuyết vào giải bài tập hoá học cũng như ứng dụng vào thực tế còn nhiều lúng túng và hạn chế. Để học sinh lĩnh hội sâu sắc bài học, không lúng túng, tự tin khi giải các bài tập hoá học làm tiền đề giúp các em tiếp thu kiến thức mới. Thiết nghĩ để giải quyết được vấn đề trên cần phân loại được các dạng bài tập, tương ứng với mỗi dạng bài cần áp dụng phương pháp giải và phương pháp giảng dạy phù hợp. Với lý do trên tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp “ Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ, áp dụng ở trường THCS ” Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Trường THCS Hồng Châu 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ Phần I : mở đầu I. Đặt vấn đề: Dạy học theo phương pháp mới “ lấy học sinh làm trung tâm” trong đó học sinh chủ động tự phát hiện, tự khám phá và tự lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bộ môn hoá học, việc vận dụng kiến thức vào thực tế và giải các bài tập liên quan là hết sức quan trọng. “ Phân loại và giải các bài tập dạng nhận biết các chất vô cơ ” là một trong những chuyên đề rất quan trọng trong hệ thống bài tập ở hoá học vô cơ. Để nhận biết các chất đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp và hiểu biết sâu sắc về cấu tạo, thành phần, tính chất của chất. Ngược lại qua việc nhận biết chất sẽ củng cố và khắc sâu hơn nữa những kiến thức mà học sinh đã tiếp thu trước đó. Hoá học bậc THCS, học sinh được học rất nhiều kiến thức, song khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế; việc giải một số bài tập nhận biết tuy đơn giản nhưng học sinh còn nhiều lúng túng. Mặt khác, hoá học ở cấp THCS có nhiều tài liệu tham khảo, nhưng đối với dạng bài tập này không có nhiều và kiến thức còn sơ sài. Vì vậy khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, lượng kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh còn hạn chế dẫn tới kết quả đạt được chưa cao. Còn đối với học sinh nói chung, do trên lớp ít được tiếp cận với loại bài tập này nên việc nhận biết chất đối với các em là hết sức khó khăn Vấn đề cần quan tâm là làm thế nào để dạy tốt chuyên đề này? Muốn vậy giáo viên phải tích cực tìm hiểu kiến thức, từ đó phân loại bài tập và lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp giúp học sinh tự nghiên cứu để tự khám phá kiến thức. Có như vậy mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. II Mục đích và nhiệm vụ: - Nâng cao kiến thức cho giáo viên, trau dồi các phương pháp dạy học, truyền thụ kiến thức cho học sinh; - Củng cố, bồi dưỡng học sinh, rèn kỹ năng làm bài tập, bài tập ứng dụng dạng nhận biết chất vô cơ. Từ đó xây dựng phương pháp học tích cực cho học sinh; Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Trường THCS Hồng Châu 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ - Tìm hiểu phân loại, cách giải các dạng bài nhận biết chất vô cơ áp dụng trong trường THCS. III. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu. 1. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 8, 9 Trường THCS Hồng Châu - Dạng bài nhận biết các chất vô cơ. 2. Phương pháp nghiên cứu. 2.1 - Quan sát sư phạm: Là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm. Cho ta các tài liệu về thực tiễn giáo dục nhằm khái quát, rút ra quy luật nhằm chỉ đạo quá trình tổ chức giáo dục thế hệ trẻ tốt hơn. Quan sát thông qua việc kiểm tra các vở bài tập của học sinh và dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp nhằm phát hiện hướng giải quyết bài tập của học sinh kịp thời dẫn dắt học sinh cách giải quyết bài tập tốt nhất. 2. 2 - Phương pháp điều tra giáo dục. Là phương pháp nhằm thu thập số liệu, phát hiện các vấn đề cần giải quyết. Cụ thể là kiểm tra hứng thú của học sinh với môn hoá, kiểm tra kiến thức các bộ môn để bổ trợ cho giải bài tập hoá, việc tích cực đọc tài liệu về phương pháp giải bài tập của học sinh. 2. 3- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. Tiến hành phân tích các tài liệu có liên quan để thống kê và sử dụng phương pháp phù hợp từng loại bài. 2. 4 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Khảo sát chất lượng tiếp thu bài của học sinh từ đó có phương pháp dạy phù hợp với đặc thù từng dạng bài và bộ môn. Ngoài ra còn áp dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp sử dụng toán học thống kê, sử lý số liệu, nghiên cứu các sản phẩm giáo dục, tổng kết các kinh nghiệm giáo dục Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Trường THCS Hồng Châu 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ Phần I : nội dung I. Những vấn đề cần giải quyết Để nhận biết các chất trong hoá học THCS, học sinh cần nắm chắc các tính chất vật lý, tính chất hoá học của các loại chất, đặc biệt học sinh cần nhớ chính xác và mô tả được các hiện tượng của từng phản ứng hoá học. Trên cơ sở đó, học sinh biết vận dụng linh hoạt vào từng trường hợp cụ thể để nhận biết chất một cách chính xác. Cụ thể cần: - Nắm vững, ghi nhớ các tính chất vật lý và tính chất hoá học của các chất, các phản ứng đặc trưng, các hiện tượng của phản ứng hoá học. - Phân biệt rõ sự khác nhau về từng tính chất của các chất. - Phân loại các dạng bài tập về nhận biết và các phương pháp giảng dạy chung cho từng dạng. - Giải một số bài tập mẫu, cho học sinh làm các bài tập áp dụng, hướng dẫn học sinh làm các bài tập mở rộng nâng cao để khắc sâu kiến thức. II. Phương pháp tiến hành: Tuỳ thuộc từng đối tượng học sinh mà tôi lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. - Với đội tuyển học sinh giỏi năm học 2003 - 2004: Tôi dạy theo phương pháp: Đi từ lý thuyết để làm các bài tập. - Với đội tuyển học sinh giỏi năm học 2004 - 2005: Tôi dạy theo phương pháp: Phân loại các dạng bài tập sau đó dạy theo từng dạng và đi từ bài tập dễ đến bài tập nâng cao. - Với học sinh nói chung do không học thành một chuyên đề như học sinh giỏi nhưng trong quá trình giảng dạy trên lớp tôi vẫn thường xuyên lồng ghép vào các giờ luyện tập. Với đối tượng này tôi chỉ nêu ra những bài tập nhận biết cơ bản với mức độ vừa phải sau đó hướng dẫn tìm ra phương pháp nhận biết. Đối với học sinh giỏi để các em nhận biết chính xác các chất yêu cầu, học sinh phải có khối lượng kiến thức lớn và tổng hợp. Hơn thế nữa hệ thống kiến thức này phải được liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy nếu Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Trường THCS Hồng Châu 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ chỉ đơn thuần kiến thức trong sách giáo khoa thì chưa đủ, giáo viên cần phải bổ xung thêm một lượng kiến thức nhất định cho học sinh. như: Bảng một số chất thử Hoá chất Thuốc thử Dấu hiệu nhận biết Dung dịch Muối Clorua AgCl (r) : màu trắng AgNO3 Dung dịch Muối Sunfat BaSO4 (r) : màu trắng BaCl2 Muối Sunfua Axít mạnh H2S (k) : mùi trứng thối Muối Amôni Kiềm NH3 (k) : mùi khai Muối Nitrat H2SO4 đặc NO2 (k) : màu nâu đỏ Dung dịch Muối Phôtphat Ag3PO4 (r) : màu vàng AgNO3 CO (k) : làm đục nước vôi Muối Cacbonat 2 Axít mạnh trong Muối Silicat Axít mạnh H2SiO3 (r) : màu trắng Muối của Mg Mg(OH)2 (r) : màu trắng Muối của Fe (II) Fe(OH)2 (r) : màu trắng Muối của Fe Dung dịch xanh (III) NaOH Fe(OH)3 (r) : màu đỏ nâu Muối của Cu (II) Cu(OH)2 (r) : màu xanh lam Muối của Al Al(OH)3 (r) : keo trắng III. Phương pháp giảng dạy. Khi dạy các dạng bài tập này, tôi dạy theo hướng: - Nêu phương pháp giải chung. Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Trường THCS Hồng Châu 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ - Đưa ra ví dụ mẫu. - Đưa ra các bài tập áp dụng. - Giao bài tập về nhà cho học sinh. IV. Hệ thống phân loại. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã chia thành một số dạng bài sau: Nhận biết chất Phương pháp hoá học Phương pháp vật lý Phương pháp Phương pháp Phương pháp Phương pháp định tính định lượng định tính định lượng Phương pháp định lượng Nhận biết các chất trong hỗn hợphương pháp định lượng hương pháp định tính hương pháp định tíPhương pháp vật lý nhNhận biết Nhận biết các chất riêng biệt Dùng thuốc thử không hạn chế Dùng thuốc thử hạn chế Không dùng thuốc thử Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Trường THCS Hồng Châu 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm: Phân loại và giải bài tập hoá học dạng nhận biết chất vô cơ A. Phương pháp vật lý 1. Phương pháp định tính: * Cách làm: Căn cứ vào sự khác nhau về tính chất vật lý giữa các chất như trạng thái, màu sắc, mùi, vị, độ tan trong dung môi, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy để nhận biết Ví dụ: Trình bày cách nhận biết các khí sau đựng trong các lọ riêng biệt: NH3, H2, Cl2, NO2. Giáo viên (GV): Dựa vào đâu để nhận biết được các khí này ? Học sinh (HS): Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý (màu sắc) GV: Dựa vào màu sắc nhận biết được mấy khí ? HS: Dựa vào sự khác nhau về màu sắc nhận biết được 2 khí là Cl2 và NO2 GV: Để nhận biết khí NH3 và H2 dựa vào yếu tố nào của tính chất vật lý ? HS: Dựa vào sự khác nhau về mùi của chúng. Giáo viên hướng dẫn cách trình bày Bài làm - Ta quan sát : + Khí nào có màu nâu đỏ, khí đó là NO2. + Khí nào có màu vàng lục, khí đó là Cl2. + Lọ nào chứa khí không màu, khí đó là NH3 và H2. - Dùng tay phẩy nhẹ ở miệng 2 lọ chứa 2 khí còn lại: + Lọ nào có mùi khai, lọ đó chứa khí NH3 . + Lọ còn lại là khí H2. 2. Phương pháp định lượng: * Cách làm: Dùng một số phương pháp như cân, đo, đếm để nhận biết các chất. Ví dụ: Dựa vào tính chất vật lý hãy phân biệt 3 bình chứa 3 chất bột kim loại có màu trắng bạc bị mất nhãn: Fe, Al, Ag. Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Trường THCS Hồng Châu 7