Sáng kiến kinh nghiệm Nhận biết các kim loại

doc 12 trang sangkien 29/08/2022 8840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nhận biết các kim loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhan_biet_cac_kim_loai.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nhận biết các kim loại

  1. A. đặt vấn đề: Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục- ào tạo được Đảng và nhà nước ta xem là quốc sách hàng đầu. Giáo dục đã thật sự cố gắng thực hiện nhiệm vụ chính yếu để góp phần tích cực vào việc “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Để thực hiện tốt nhiệm vụ và phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung thì một trong những giải pháp là: “ Đổi mới phương pháp dạy học” nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh làm cho chất lượng đào tạo ngày càng nâng cao. Hoà chung vào phong trào đổi mới đó, tôi là một giáo viên mới ra trường trực tiếp giảng dạy môn Hoá học 8, 9 tôi cũng mạnh dạn nêu ra một kinh nghiệm nhỏ trong việc” Nhận biết các kim loại” bằng phương pháp hoá học. Đây là một dạng bài tập nhỏ trong các dạng bài tập hoá học, đặc biệt nó chỉ đề cập trong hoá học lớp 9 khi học về tính chất các kim loại trong chươngII( Từ bài 15 – 24). Tuy nhiên qua khảo sát các đề thi từ cấp trường đén Huyện, Tỉnh cũng như thi Đại học, cao đẳng sau này, luôn luôn dành một bài trong đề. Bởi vậy để làm tốt dạng bài tập này đòi hỏi các em phải nắm được một phương pháp giải, một cách giải sâu sắc chặt chẽ. Chính vì thế với kiến thức tích luỹ được qua các năm học tôi mong muốn hướng dẫn học sinh tìm ra cách giải tốt nhất cho dạng bài tập nhận biết này. B. Nội dung: I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: 1. Cơ sở lí luận: Khi còn sống Bác Hồ đã từng căn dặn rằng ” Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang đê sánh vai với các cường quóc năm châu hay không, chính nhờ một phần lớn ở công học tập của các em .” Để thực hiện tốt lời căn dặn đó ngày nay Đảng và nhà nước ta xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tích cực hoá hoạt động của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn: Qua các năm học đổi mới SGK, đổi mới PPDH tôi thấy rằng học sinh còn lúng túng lẫn lộn khi giải các bài toán hoá học, đặc biệt là dạng” nhận biết các kim loại “ 1
  2. trong hoá học lớp 9. Để hướng dẫn học sinh giải tốt dạng này tôi đã tiến hành điều tra số liệu về học lực của các em bằng cách ra một đề kiểm tra trong vòng 45 phút cho cả hai lớp 9C,9D thu được kết quả như sau: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi Lớp HS T.Số Tỷ lệ(%) T.Số Tỷ lệ(%) T.Số Tỷ lệ(%) T.Số Tỷ lệ(%) chú 9C 35 0 0 4 11,5 20 57,1 11 31,4 9D 34 0 0 3 8,8 19 55,9 12 35,3 Như vậy qua bảng số liệu tôi thấy rằng, hầu hết học sinh chưa biết giải dạng bài tập này (9C 31,4% ; 9D 35,5% ) và số lượng học sinh đạt loại giỏi không có. II. Nguyên nhân: 1. Giáo viên: a. Chủ quan: Là một giáo viên mới ra trường kinh nghiệm tích luỹ chưa được bao nhiêu, do đó trong quá trình dạy học phương pháp còn máy móc, rập khuôn, chưa sáng tạo, nên học sinh chưa nắm bắt được nội dung của bài. Đồng thì còn trẻ nên ham chơi chưa trau dồi chú trọng chuyên môn nghiệp vụ b. Khách quan: Hoá học là môn khoa học mang tính trực giác “ Là hoá học nghĩa là chai với lọ Là bình to bình to bình nhỏ, đủ thứ bình ống dài, ống ngắn xếp lung tung Đứng bên nhau như hình với bóng Là hoá học nghĩa là phản ứng Cho bay hơi ngưng tụ thăng hoa Nào là đun gạn lọc trung hoà Ôxi hoá chuyển độ kết tủa ” Ta thấy rằng “ Học phải đi đôi với hành” học sinh muốn nắm vững nội dung của một bài hoá học, cần được quan sát hiện tượng thí nghiệm rồi rút ra nhận xét, kết luận. Tuy nhiên với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của trường, mặc dầu phòng thực 2
  3. hành mới được thành lập nhưng hoá chất, dụng cụ còn thiếu, chưa đồng bộ. Do đó mà chưa đáp ứng được yêu cầu của phương pháp đổi mới dạy học, các thí nghiệm kèm theo trong tiến hành dạy học là rất khó. Chính vì thế đa số các bài dạy còn mang tính chất lý thuyết 2. Học sinh: a. Khách quan: Các trường THCS miền núi phần đông là con em dân tộc. Các em ngoan ngoãn lễ phép song có nhiều hạn chế trong học tập, trình độ tiếp thu kiến thức, trình độ tư duy còn thấp so với miền xuôi. Đời sống các em đa phần khó khăn, thiếu thốn, không có điều kiện đầu tư vào học tập, nhiều em còn phải lao động giúp đỡ gia đình. Phong trào xã hội hoa giáo dục thi đua trong học tập còn hạn chế. Ngoài ra các em chưa hiểu được tầm quan trọng của môn hoá học và chỉ chú trọng hai môn văn, toán, do đó chưa tập trung chú ý. Hơn nữa ý thức người dân chưa cao nên các em chưa được đầu tư mua sắm sách vở đồ dùng học tập đầy đủ dẫn tới kết quả thấp. b. Chủ quan: Khi yêu cầu học sinh giải các bài tập nhận biết các kim loại Al. Fe, Cu bằng phương pháp hoá học thì một số học sinh không biết giải như thế nào. Nhưng khi tôi hỏi “ em hãy nêu tính chất hoá học của kim loại ?” Thì hầu hết các em đều đưa ra được. Như vậy qua đó chúng ta biết được đa số học sinh nắm chắc bài nhưng chưa biết bài toan thuộc dạng nào, nên sử dụng thuốc thử nào để nhận biết. Nhưng khi cho bài toán thuộc dạng chỉ sử dụng một hoá chất làm thuốc thử, các kim loại Ba, Ag thì nhận biết được, còn Al, Fe, Mg thì hiện tượng giống nhau các em không biết làm thế nào nữa. Khi đến ví dụ: Không sử dụng hoá chất hãy nhận biết các kim loại Na, Al. Fe thì các em không giải được. Do không nắm vững tính chất hoá học của các kim loại hoạt động mạnh và tính lưỡng tính của Al nên kết quả còn thấp ( 9C 31,4% ; 9D 35,3% ) Một số học sinh chưa chịu nghiênn cứu khảo sát xâu chuõi các chi tiết lại với nhau để tạo thành bài giải hoàn chỉnh. 3
  4. Một số ít học sinh giải xong nhưng không biết là sai hay đúng, không chịu kiêm tra lời giải hay do áp dụng kiến thức nhầm mà không biết sửa sai C. Giải pháp: I. Phương pháp chung: Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, tôi thấy rằng để dạy tốt dạng bài tập nhận biết học sinh phải: - Đọc kỹ đề bài yêu cầu gì ? - Bài toán thuộc dạng nào ? - Nên sử dụng thuốc thử nào để nhận biết các chất trong đề ra ? II. Một số dạng bài tập nhận biết: Dạng 1: Sử dụng thuốc thử tự do: • Ví dụ 1: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các kim loại Al, Fe, Cu Hướng dẫn Học sinh Yêu cầu đọc kỹ đề bài Cho biết bài tập thuộc dạng nào? Bài tập thuộc dạng sử dụng hoá chất tự do Nên dùng thuốc thử nào Sử dụng axit H2SO4 loãng Khi cho axit vào các kim loại thì có một kim loại không tan là Cu. Hai lọ còn lại tan và có sủi bọt khí 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 r dd loãng dd k Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 Nêu tính chất khác nhau của hai kim r dd loãng dd k loại Al là kim loại lưỡng tính Cho dd NaOH vào hai lọ đựng kim loại, lọ nào tan có sủi bọt khí là lọ đựng Al. 2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 2H2 Lọ còn lại là Fe Yêu cầu cho biết đã sử dụng kiến thức Tính chất hoá học chung và riêng của các kim nào để làm bài tập trên. loại 4
  5. • Ví dụ 2: Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các hón hợp bột: Fe + FeO, Fe+Fe2O3, FeO + Fe2O3 Hướng dẫn Học sinh - Yêu cầu đọc kỹ đề - Cho biết bài tập thuộc dạng nào Bài tập thuộc dạng sử dụng hoá chất tự do - Hãy quan sát các hoá chất trong lọ Có một lọ đựng hỗn hợp là các oxit chúng có gì khác nhau FeO + Fe2O3 - Sử dụng hoá chất nào làm thuốc thử Sử dụng dd HCl loãng Khi cho axit HCl vào các lọ bột trên tất cả đều tan có một lọ không sủi bọt khí là FeO + Fe2O3 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 r dd dd k FeO + HCl FeCl2 + H2O r dd dd l Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O Quan sát sản phẩm của hai lọ còn lại: r dd dd l FeCl2, FeCl3. Nhận biết hai chất đó. - Sử dụng dd NaOH làm thuốc thử cho vào cho vào hai lọ trên, lọ nào có kết tủa màu nâu đỏ là FeCl3 từ đó suy ra lọ ban đầu là Fe+Fe2O3 FeCl3 + 3NaOH Fe (OH)3 +3NaCl dd dd r(nâu đỏ) dd Lọ còn lại chứa Fe + FeO FeCl2 + 2NaOH Fe (OH)2 + 2NaCl dd dd r dd Dạng 2: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất • Ví dụ: Chỉ dùng dd axit H2SO4 loãng, hãy nhận biết các kim loại Al, Fe, Ba, Mg, Ag 5
  6. Hướng dẫn Học sinh Cho biết kim loại nào hoạt động mạnh nhất Kim loại Ba Khi cho dd axit H2SO4 loãng vào các kim Một phần Ba tan vào dd axit loãng tạo thành loại trên thì hiện tượng gì xẩy ra ? Ba(OH)2 Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2 r l dd k Và có kết tủa trắng nhận biết được Ba Ba + H2SO4 BaSO4 + H2 r dd loãng (r) trắng k Kim loại nào không tan ? Kim loại không tan trong axit loãng là Ag Ba kim loại còn lại có hiện tượng giống nhau đều tan và sủi bọt khí 2Al + 3 H2SO4 Al2(SO4)3+ 3 H2 r dd dd k Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 r dd dd k Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 Nêu tính chất khác nhâu của 3 kim loại r dd dd k trên? Al là kim loại lưỡng tính Cho 3 kim loại vào nước lọc Ba(OH)2 chỉ có Al tan Al + Ba(OH)2 +2H2O Ba(AlO2)2 + 3H2 r dd l dd k Hai kim loại còn lại hãy nhận biết bằng Cho nước lọc Ba(OH)2 vào 2 lọ dd trên, lọ Hiđrxit của nó? nào có kết tủa trắng hoá nâu trong không khí thì lọ ban đầu là Fe FeSO4+ Ba(OH)2 BaSO4 + Fe(OH)2 dd dd r(trắng) r(trắng) 4 Fe(OH)2+ O2+ 2H2O 4Fe(OH)3 r(trắng) k h (r)đỏ nâu 6
  7. Còn lại là lọ đựng Mg MgSO4+ Ba(OH)2 BaSO4 + Mg(OH)2 dd dd r(trắng) r(trắng) Chúng ta đã sử dụng kiến thức nào để làm bài tập trên HS: Tính chất hoá học của kim loại Dựa vào tính chất kim loại hoạt động hoá học mạnh khi tan vào dung dịch axit loãng Tính lưỡng tính của Al Dạng 3: Không sử dụng bất cứ hoá chất nào • Ví dụ: Hãy nhận biết các kim loại Na, Al, Fe bằng phương pháp hoá học Hướng dẫn Học sinh Cho biết kim loại nào hoạt động hoá học Kim loại Na mạnh nhất ? Cho nước vào thì kim loại nào tan ? Khi cho nước vào cả 3 lọ chỉ có một lọ tan và có sủi bọt khí thì đó là Na 2Na+ 2H2O 2NaOH + H2 r l dd k Sau đó lấy dd trên cho vào 2 chất rắn còn lại, lọ nào tan và có sủi bọt khí là lọ chứa Al, lọ còn lại là Fe 2Al +2NaOH+2H2O 2NaAlO2+3H2 r dd l dd k Như vậy khi không cho thuốc thử để nhận biết các em có thể sử dụng nước hoặc đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Sử dụng chất đã biết để tìm ra chất còn lại. Tóm lại: Để giải tốt dạng bài tập nhận biết các kim loại bằng phương pháp hoá học, đòi hỏi các em phải học một cách ghi nhớ, nhưng phải chọn lọc, không ghi nhớ máy móc thiếu linh hoạt. Phải biết nhận diện dạng bài tập từ đó chọn thuốc thử nào cho phù hợp để nhận b iết, biết quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. 7
  8. Bản thân tôi phải tích cực tu dưỡng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Cố gắng khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất để đảm bảo được mục tiêu học phải đi đôi với hành. IV.Kết quả và bài học kinh nghiệm: Sau khi thực hiện giải pháp tôi đã đưa ra một bài kiểm tra tương tự cho hai lớp 9C và 9D làm trong vòng 45phút và thu được kết quả như sau. Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Ghi Lớp HS T.Số Tỷ lệ(%) T.Số Tỷ lệ(%) T.Số Tỷ lệ(%) T.Số Tỷ lệ(%) chú 9C 35 5 14,3 11 31,4 17 48,6 2 5,7 9D 34 4 11,8 11 32,4 17 50,0 2 5,8 Như vậy qua bảng số liệu tôi thấy rằng số lượng học sinh không giải được đã giảm đi nhiều ( 2 em ) và số học sinh khá, giỏi tăng lên ( giỏi 0- 5em; khá 4-11 em ). Để đạt được kết quả như trên tôi đã có một số kinh nghiệm nhỏ sau: - Điều tra số liệu học lực của học sinh qua các bài kiểm tra 1 tiết, học kỳ. - Tổ chức các giờ thực hành tăng lượng giờ luyện tập kỹ năng quan sát hiện tượng, kỷ năng vận dụng, kỷ năng phân tích vẽ sơ đồ nhận biết - Ra các bài tập có dạng tương tự như dạng trên - Khi ra các bài toán cho học sinh yêu cầu thực hiện các bước: + Yêu cầu đọc kỹ đề bài + Kiểm tra xem bài tập vừa đọc thuộc dạng nào + Phân tích rõ nên dùng hoá chất nào dùng dùng thuốc thử, vẽ sơ đồ nhận biết vào nháp. + Học thuộc tính chất hoá học của các kim loại và từ đó rút ra tính chất khác nhau giữa chúng đẻ nhận biết + Cần xâu chuỗi các chi tiết một cách linh hoạt, áp dụng sáng tạo không rập khuôn máy móc. Cần chú ý đến dạng giới hạn hoá chất, sử dụng chất đã biết làm thuốc thử để tìm các chất còn lại. + Đối chiếu với cách giải của thầy cô và bạn bè, phân tích xem cách giải nào hợp lý và thích hợp hơn, từ đó rút ra kinh ngiệm cho bản thân mình về dạng toán trên. D. Kết luận: 8