Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10)

doc 33 trang sangkien 01/09/2022 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_su_dung_thi_nghiem_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT SỐ 1 VĂN BÀN  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC TẾ BÀO (SINH HỌC 10) - Họ và tên: Nguyễn Mạnh Cường. - Chức vụ: Phó hiệu trưởng. - Đơn vị: Trường THPT số 1 Văn Bàn. Văn Bàn, ngày 24 tháng 5 năm 2012 b
  2. BẢNG KÊ CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Viết tắt Đọc là 1 ĐC Đối chứng 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 KHV Kính hiển vi 5 PHT Phiếu học tập 6 PPDH Phương pháp dạy học 7 SGK Sách giáo khoa 8 SGV Sách giáo viên 9 SH Sinh học 10 THCS Trung học cơ sở 11 THPT Trung học phổ thông 12 TN Thí nghiệm 13 Tn Thực nghiệm
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Giáo d ục - đào tạo luôn được xem là nhân tố quan trọng, quyết định cho sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Thế kỉ XXI được xem là thế kỉ của công ngh ệ thông tin và truyền thông , sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm cho kh ối lượng tri thức của nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng. Để không bị tụt hậu trong chặng đường thế kỉ này, giáo d ục cần phải có sự đổi mới để đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII, Đảng ta xác định: “Đổi mới phương pháp d ạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp tốt học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo ”. Điều này cho thấy để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thì giáo dục đào tạo phải đổi mới về nội dung, phương pháp, phương tiện và thiết bị dạy học. Luật Giáo dục 2005 được Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa X, kì họp thứ 10 thôngq uy định nêu rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. 1.2. Xuất phát từ vị trí, vai trò của TN trong dạy học SH Trong lí luận dạy học, sự thống nhất giữa trực quan và tư duy trừ tượng là một luận điểm có tính nguyên tắc nhằm đảm bảo cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả cao. Phương tiện trực quan là nguồn thông tin phong phú và đa dạng g i úp HS lĩnh h ội tri th ức một cách cụ thể, chính xác, là con đường tốt nhất giúp HS tiếp cận hiện thực khách quan, góp phần khắc sâu, mở rộng, củng cố tri thức, phát triển năng lực tư duy, khả năng tìm tòi, khám phá và vận dụng tri thức. TN có vị trí, vai trò quan trọng , đó là nguồn thông tin phong phú, đa dạng, giúp HS lĩnh hội tri thức một cách cụ thể, chính xác, là con đường tốt nhất tiếp cận với hiện thực khách quan. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Hầu hết các hiện tượng, khái niệm, qui luật, quá trình trong SH đều bắt nguồn từ thực tiễn. Biểu diễn TN là một trong những phương pháp quan trọng để tổ chức HS nghiên cứu các hiện tượng SH. Đối với HS, TN là mô hình đại diện cho hiện thực khách quan, là cơ sở xuất phát cho quá trình nhận thức của HS; TN là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn do đó nó là phương tiện duy nhất giúp HS hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật; TN giúp HS đi sâu tìm hiểu bản chất của các hiện tượng và quá trình SH TN do GV biểu diễn phải là mẫu mực về thao tác, việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS dựa trên các TN phải theo hướng tích cực, sáng tạo. Trong
  4. chương trình, SGK Sinh học THPT do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành năm 2006 thì một trong những mục tiêu quan trọng trong việc phát triển năng lực HS đó là rèn luyện, phát triển kĩ năng quan sát TN Đối với mỗi GV, việc sử dụng các TN trong dạy học SH là một yêu cầu quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông. Trong SGK SH 10 các TN được sử dụng để học bài mới; củng cố, hoàn thiện kiến thức; kiểm tra, đánh giá kết quả. TN có thể do GV biểu diễn, hoặc do HS tự tiến hành. TN có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng TN, ngoài vườn, ngoài ruộng hoặc tại nhà. TN trong SGK có thể được bố trí trong các bài lí thuyết hoặc bài thực hành với thời gian tiến hành khác nhau và nhằm mục đích khác nhau. 1.3 Xuất phát từ thực trạng của việc sử dụng TN của các trường THPT. TN thực hành đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học nói chung và dạy học SH nói riêng, nhưng thực tế hiện nay việc sử dụng các TN Sinh học vẫn còn rất hạn chế và chưa thực sự đem lại hiệu quả trong dạy học. Thiếu trang thiết bị hoặc trang thiết bị không đảm bảo chất lượng cùng với sự nhận thức chưa đúng đắn của GV đã làm cho việc sử dụng TN trong dạy học SH không được diễn ra thường xuyên. Những TN phức tạp, tốn kém, mất nhiều thời gian cùng với năng lực sử dụng, khai thác, tổ chức HS nhận thức TN của GV còn hạn chế đã khiến cho hiệu quả sử dụng TN trong nhà trường phổ thông hiện nay chưa cao. Mặt khác, do ít có trong nội dung thi cử nên GV không thường xuyên quan tâm đến việc tổ chức HS khai thác giá trị dạy học của các TN. HS ít được tiến hành TN nên những kiến thức lí thuyết mà HS lĩnh hội được xa rời thực tiễn, HS khó hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành và tư duy kĩ thuật. Do vậy, để khai thác hết giá trị dạy học của TN, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, gắn lí thu yết với th ực tiễn, giúp HS hiểu rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng SH thì GV cần thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các TN trong quá trình dạy học SH. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng các TN sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Do đó tôi chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học sinh học tế bào (Sinh học 10) 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các phương án cải tiến cách làm và cách sử dụng một số TN trong dạy học SH tế bào để góp phần nâng cao chất lượng dạy học SH 10 ở trường THPT. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các TN phần Sinh học tế bào (SH 10) - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học Sinh học 10. - Đối tượng tác động: Học sinh lớp 10 trường THPT số 1 Văn Bàn. 4. Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu. - Giới hạn nghiên cứu: Các TN trong chương trình sinh học 10
  5. - Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 10 trường THPT số 1 Văn Bàn, giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học cấp THPT huyện Văn Bàn. - Nội dung nghiên cứu: Nếu cải tiến cách làm và cách sử dụng TN sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng các TN thực hành trong dạy học SH 10. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên c ứu cơ sở lí luận của vấn đề sử dụng TN trong quá trình dạy học. - Khảo sát thực trạng của việc sử dụng TN trong dạy học SH ở trường phổ thông. - Đề xuất các biện pháp cải tiến cách làm và cách sử dụng TN trong dạy học Sinh học tế bào (SH 10) nhằm nâng cao chất lượng dạy học. - Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các phương án đề xuất. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các tài li ệu có liên quan tới TN thực hành; kĩ thuật thực hiện các TN và phương pháp nâng cao hi ệu quả sử dụng TN trong quá trình dạy học. - Phương pháp quan sát và điều tra sư phạm: Dự giờ, trao đổi ý kiến với GV; Xây dựng hệ thống các câu hỏi, phiếu điều tra để điều tra thực trạng của việc sử dụng TN trong giảng dạy Sinh học 10 ở trường THPT hiện nay. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia : Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã hỏi ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm trong việc cải tiến và sử dụng TN Sinh học tế bào ở trường THPT. 7. Thời gian nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012.
  6. NỘI DUNG 1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1. Trực quan Khái niệm “trực quan” thường được sử dụng rộng rãi trong dạy học và theo quan điểm triết học, “trực quan” là những đặc điểm, tính chất của nhận thức loài người. Trực quan là đặc tính đối với nhận thức con người, trực quan phản ánh trong thực tế, mà thực tế có thể biểu hiện ở dạng hình tượng cảm tính. Theo từ điển sư phạm: “Trực quan trong dạy học đó là một nguyên tắc lí luận dạy - học mà theo nguyên tắc này thì dạy - học phải dựa trên những hình ảnh cụ thể, được HS trực tiếp tri giác”. Còn theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) trực quan được định nghĩa như sau “Trực quan nghĩa là dùng những vật cụ thể hay ngôn ngữ, cử chỉ làm cho HS có được hình ảnh cụ thể về những điều đã học”. Như vậy có thể kết luận: Trực quan là một khái niệm biểu thị tính chất của hoạt động nhận thức, trong đó thông tin thu nhận được về các sự vật và hiện tượng của thế giới bên ngoài được cảm nhận trực tiếp từ các cơ quan cảm giác của con người. 1.2. Phương tiện trực quan Khái niệm phương tiện trực quan trong dạy học được nhiều tác giả quan tâm. Các tác giả cho rằng : “Phương tiện trực quan là tất cả những cái gì có thể được lĩnh hội (tri giác) nhờ sự hỗ trợ của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai của con người. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan đều là phương tiện trực quan” ; “Phương tiện trực quan là tất cả các đối tượng nghiên cứu được tri giác trực tiếp nhờ các giác quan” ; “Phương tiện trực quan được hiểu là những vật (sự vật) hoặc sự biểu hiện của nó bằng hình tượng (biểu tượng) với những mức độ qui ước khác nhau. Những sự vật và những biểu tượng của sự vật trên được dùng để thiết lập (hình thành) ở HS những biểu tượng động hoặc tĩnh về sự vật nghiên cứu”. Nhận thấy rằng, mặc dù cách diễn đạt khác nhau, nhưng nói chung, các tác giả đã có sự thống nhất về khái niệm phương tiện trực quan. Có thể kết luận: Phương tiện trực quan là những công cụ (phương tiện) mà người thầy giáo và HS sử dụng trong quá trình dạy - học nhằm xây dựng cho HS những biểu tượng về sự vật, hiện tượng, hình thành khái niệm thông qua sự tri giác trực tiếp bằng các giác quan của người học. 1.3. Thí nghiệm Thí nghiệm được xem là một trong những phương tiện trực quan quan trọng hàng đầu trong dạy học nói chung và dạy học SH nói riêng. TN giúp HS trực tiếp quan sát các hiện tượng, quá trình, tính chất của các đối tượng nghiên cứu. Thí nghiệm được hiểu là gây ra một hiện tượng, một sự biến đổi nào đó trong điều kiện nhất định để tìm hiểu, nghiên cứu, kiểm tra hay chứng minh. Thí nghiệm có thể được tiến hành trên lớp, trong phòng TN, vườn trường, ngoài ruộng và ở nhà. TN có thể do GV biểu diễn hoặc do HS thực hiện. Hiện nay, trong thực tế dạy học thí nghiệm thường mới được sử dụng để giải thích, minh họa, củng cố và khắc sâu kiến thức lí thuyết. Song GV có thể căn cứ vào nội dung bài học và điều kiện cụ thể mà có thể sử dụng các TN nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện cho các em phẩm chất của