Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp

doc 13 trang sangkien 29/08/2022 8900
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_trong_cong_tac_chu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG BÔNG TRƯỜNG THCS HÒA SƠN === SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Năm học: 2011-2012 ===  Giáo viên: Lữ Thị Vững 0
  2. TRƯỜNG THCS HÒA SƠN GIÁO VIÊN: LỮ THỊ VỮNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2011 - 2012 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP A. Mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết giáo dục là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc xây dựng nên một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Và đặc biệt là đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập với thế giới . Nó đòi hỏi con người cần toàn diện cả về tri thức và đạo đức. Chính vì vậy, chúng ta, những con người thực hiện nhiệm vụ giáo dục phải ra sức phấn đấu, học tập, trau dồi kinh nghiệm để tìm ra những phương pháp tối ưu nhất để áp dụng vào việc giáo dục , góp phần nhỏ vào công việc trồng người để góp phần phát triển đất nước. Trong công tác giáo dục, ngoài việc mở rộng tri thức, trình độ học vấn , giáo dục còn phải giúp con người trưởng thành cả về nhận thức, thái độ , hành vi đạo đức để trở thành một con người toàn diện. Để làm tốt điều này thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là quan trọng nhất. Do đó người GVCN cần phải nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm thì mới đạt được mục đích giáo dục. Chính vì vậy, sau 8 năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm tại trường THCS Hòa Sơn, tôi đã nhận thức rõ nhiệm vụ quan trọng trên. Tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng và đã đúc kết được một số kinh nghiệm . Đó là lí do tôi chọn đề tài Nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp. Sau đây tôi xin chia sẻ cùng quý vị và các đồng nghiệp. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ: Cùng với lí do chọn đề tài như đã nêu trên, hiện nay, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục về mọi mặt, Bộ giáo dục và đào tạo đã không ngừng đề ra những mục tiêu, phong trào lớn. Trong đó có phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện tốt phong trào này, mỗi thầy cô phải luôn không ngừng đổi mới phương pháp quản lí, phương pháp dạy học. Đặc biệt là GVCN, người đã trực tiếp giáo dục học sinh về mọi mặt cần phải luôn hiểu biết, năng động , sáng tạo, có trí nhớ tốt, có khả năng giải quyết những vấn đề xảy ra đối với học sinh trong trường. GVCN phải luôn là người luôn sẵn sàng thấu hiểu, chia sẻ những khó khăn, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, là chỗ dựa tinh thần vững chắc của học sinh. Vì vậy mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là tìm ra những hướng đi mới, những biện pháp mới, sáng tạo, khả thi và có hiệu quả cao để áp dụng vào việc giáo dục học sinh trong nhà trường. Có như vậy thì người GVCN mới thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả mà Đảng và nhà nước giao phó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 8a4 trường THCS Hòa Sơn huyện K rông Bông tỉnh Đắc Lắc. 4. Thời gian nghiên cứu: Thời gian: Từ đầu năm học đến hết học kì I của năm học 2011 – 2012 5. Biện pháp nghiên cứu: a. Quan sát, theo dõi: 1
  3. Trên lớp, GVCN luôn quan sát những hành vi của học sinh, luôn theo dõi các hoạt động và những sai phạm của các em để đối chiếu, so sánh xem các em có tiến bộ không. Từ đó có biện pháp hữu hiệu nhất. b. Điều tra: Tìm hiểu, thu thập thông tin về học sinh thông qua những học sinh khác hoặc thông qua gia đình. Nếu học sinh có sai phạm thì GVCN phải tìm hiểu nguyên nhân, điều tra xem xét hành vi học sinh. c. Trao đổi, liên hệ: Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt tình hình học sinh lớp mình; trao đổi, liên hệ với gia đình để nắm bắt tình hình học sinh. d. Khuyên giải: Phương pháp này thường áp dụng để khuyên giải đối với những đối tượng học sinh cá biệt. e. So sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu kết quả đạt được sau khi thực hiện sáng kiến và khi chưa thực hiện sáng kiến trên cùng một đối tượng. B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: I. Cơ sở lí luận: Đất nước ta đang bước vào thời kì phát triển của một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là sự hội nhập của nền kinh tế thị trường trong giai đoạn mới. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực thì mới đủ sức chen lấn và đứng vững giữa nền kinh tế mới ấy. Thế hệ trẻ mà chúng ta đang dìu dắt chính là nguồn nhân lực nòng cốt của tương lai . Vì vậy sự nghiệp giáo dục của chúng ta không thể không ngừng đổi mới, phát triển để đào tạo nên những con người có tri thức , năng động, sáng tạo, say mê khoa học và có phẩm chất đạo đức tốt . Điều này đòi hỏi mỗi thầy cô giáo chủ nhiệm không thể không ngừng tìm tòi, phát hiện cái mới, phải luôn đổi mới phương pháp trong giảng dạy, đổi mới trong việc giáo dục ý thức học tập và rèn luyện nhân cách ở học sinh. Ở cấp THCS , các em học sinh đang trong lứa tuổi từ giai đoạn trẻ em chuyển sang người lớn. Các em có những thay đổi lớn về tâm sinh lí nên việc hình thành và phát triển nhân cách của các em cũng thay đổi nhiều. Để muốn thể hiện là “ ta đã lớn rồi”, các em dễ có những hành vi sai lệch, cá biệt. Vì đây là lứa tuổi “khó bảo” và cũng rất “nhạy cảm” nên đòi hỏi người GVCN phải luôn thận trọng trong phương pháp xử lí, giải quyết vấn đề cũng như trong việc giáo dục nhân cách học sinh. Nếu chúng ta không chú trọng giáo dục nhân cách thì sẽ không đào tạo nên con người toàn diện. Một con người dù có tài đến bao nhiêu mà không có đức thì cũng không có ích cho xã hội. Và ngược lại, có thể họ sẽ trở thành hậu họa cho xã hội, cho đất nước. Do vậy nên việc nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm để giáo dục học sinh vừa nâng cao tri thức vừa rèn luyện phẩm chất đạo đức là rất cần thiết đối với người thực hiện nhiệm vụ giáo dục. II. Thực trạng hiện nay: 1. Thuận lợi: - Được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thực hiện công tác hàng tháng, hàng tuần. - Được nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và động viên tinh thần. - Sự kết hợp và giúp đỡ của các giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội. - Sự quan tâm của cấp trên, chính quyền địa phương và Hội cha mẹ học sinh. 2
  4. - Vừa chủ nhiệm và vừa trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn nên tôi được gặp lớp trực tiếp năm tiết / tuần nên có thời gian bám sát lớp chủ nhiệm. 2. Khó khăn: - Lớp có 4 học sinh nam là dân tộc thiểu số đang cư trú tại Buôn za xã Hòa Sơn, ý thức về việc học còn kém, kinh tế gia đình còn nghèo nàn nên việc đi học của các em còn chưa chuyên cần . - Hiện nay, do xu thế phát triển và đổi mới của xã hội đã đưa con người đến với nền kinh tế thị trường, tiếp cận với công nghệ thông tin nên một phần không nhỏ trong học sinh đã tiếp cận và sử dụng mạng internet một cách bừa bãi, các em lại đang trong lứa tuổi hiếu động, thích khám phá những điều mới mẻ , tầm nhìn của các em còn hạn chế, chưa có lập trường vững vàng nên dễ bị thu hút bởi các trò game online, chat, thậm chí phim ảnh có nội dung nhạy cảm, dễ dẫn đến tình trạng trốn học, dần dần học yếu, mất gốc rồi bỏ học. - Tình trạng bạo lực học đường trong xã hội hiện nay xảy ra ngày càng tăng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức học sinh. - Học sinh trong lớp đang cư trú tại địa bàn nông thôn, Hầu hết các phụ huynh đều làm nghề nông hoặc không có nghề nghiệp ổn định nên kinh tế còn thấp, số hộ nghèo còn cao (lớp có 7 em thuộc hộ nghèo). Do đó việc đầu tư cho việc học của các em cũng hạn chế về vật chất và tinh thần. Nhiều em đi học một buổi, buổi còn là còn giúp gia đình làm kinh tế , thậm chí đến mùa khoai, mùa bắp gia đình sẵn sàng để các em ở nhà cả tuần để đi làm nương rẫy nên các em chưa chuyên tâm vào việc học. 3. Thành công và hạn chế : Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài trong vòng sáu tháng, bước đầu tôi đã gặt hái được thành công ở việc giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt đến mức độ mĩ mãn. 4. Mặt mạnh, yếu và các nguyên nhân, yếu tố tác động trong quá trình thực hiện nghiên cứu: - Mặt mạnh: bản thân có sự nhiệt tình, có lòng nhiệt thuyết, quan tâm đến học sinh, có niềm say mê nghề nghiệp, có quan điểm sống cống hiến, phục vụ hết mình trong công tác giáo dục . - Mặt yếu: Bản thân là nữ giới, còn có bổn phận và trách nhiệm chính trong việc chăm lo gia đình , chăm sóc con nhỏ nên về mặt thời gian còn hạn chế, việc đến gặp gia đình học sinh còn chưa thường xuyên. - Ngoài ra, đa số gia đình học sinh còn chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình. Trong các cuộc họp phụ huynh , đa số các phụ huynh đều có ý kiến : “trăm sự đều nhờ ở cô chứ chúng tôi lo đi làm quá, không quản lí được con”. III. Nội dung và biện pháp thực hiện: 1. Thực hiện công tác quản lí lớp học một cách chặt chẽ, gồm các nội dung cụ thế sau: a. Nắm bắt tình hình của lớp: - Đầu năm học, ngay sau khi nhận lớp, GVCN mới gặp GVCN cũ để trao đổi, nắm bắt tình hình của lớp về số lượng học sinh khá giỏi, yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh là dân tộc thiểu số, học sinh hộ nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn. Từ đó, GVCN phân loại học sinh và có biện pháp giáo dục phù hợp. - Sơ khảo tình hình của lớp xem các em đã chuẩn bị sách vở và các đồ dùng học tập chưa. Nếu Học sinh vì khó khăn chưa mua được sách thì GVCN liên hệ với nhà trường để có phương án giúp đỡ. b. Xây dựng tập thể lớp học: 3
  5. Đây là công việc tối thiểu mà GVCN nào cũng thực hiện. - Ổn định và sắp xếp chỗ ngồi phù hợp , đặc biệt chú ý ưu tiên cho những học sinh bị cận thị, khuyết tật, học sinh yếu kém. Các đối tượng khá giỏi, yếu kém phải rải đều ở các nhóm, tổ. - Bầu cán bộ lớp: Cán bộ lớp là người trực tiếp theo dõi, quản lí lớp nên các em là cánh tay đắc lực để giúp GVCN trong việc quản lí lớp. Vì vậy ta phải chọn người có năng lực, phù hợp với từng công việc . Gồm các chức danh sau: lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể, thủ quỹ, chia tổ và bầu các tổ trưởng, tổ phó. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ lớp: + Lớp trưởng quản lí chung mọi hoạt động của các thành viên trong lớp, đặc biệt là quán xuyến, nhắc nhở giữ trật tự , giữ nề nếp lớp, nghiêm túc trong giờ học . Hàng tuần, lớp trưởng nắm bắt chung tình hình lớp (trực tiếp )và thông qua báo cáo của các tổ trưởng ( gián tiếp). + Cuối tuần, lớp trưởng báo cáo tình hình lớp cho GVCN. + Lớp phó học tập: ghi và giữ sổ đầu bài ; đảm nhiệm những công việc liên quan đến học tập. Ví dụ: nhắc các bạn học bài vì ngày mai có bài kiểm tra Hóa hoặc nhắc cán sự bộ môn chuẩn bị để giải bài tập vào 15 phút đầu giờ hay nhắc các bạn chuần bị vật mẫu để tiết sinh ngày mai thực hành, + Lớp phó lao động : Phân công trực nhật; khi có buổi lao động thì phân công đem dụng cụ và có trách nhiệm giám sát, nhắc nhở ý thức lao động của các bạn. + Lớp phó văn thể : Thực hiện bắt nhịp bài hát vào 15 phút đầu giờ; đảm nhiệm về văn nghệ khi có hoạt động văn nghệ do nhà trường tổ chức. + Thủ quỹ: Thu và giữ tiền quỹ lớp, tiền quỹ Đội. Chi các khoản nhỏ trên lớp như mua khăn bàn, lọ hoa, khăn lau bảng, và chi cho các hoạt động nhỏ được tổ chức ở tiết sinh hoạt lớp. + Tổ trưởng : Theo dõi , nhắc nhở các hoạt động , các hành vi của các bạn tổ mình; kiểm tra vở bài tập, vở soạn của các tổ viên và báo cáo lại cho lớp trưởng mỗi ngày. + Tổ phó: làm giúp tổ trưởng và làm thay khi tổ trưởng vắng học. c. Bầu ban cán sự bộ môn: Sau 6 tuần học, GVCN phát hiện học sinh giỏi các môn và bầu cán sự bộ môn thuộc các môn: Toán, Lí, Hóa, Tiếng Anh, Ngữ văn. - Phân công cho các cán sự bộ môn một cách cụ thể. Cán sự bộ môn sẽ giải bài tập vào 15 phút đầu giờ. - Hướng dẫn cách chuẩn bị bài ở nhà , cách ghi chép trên lớp để giúp các cán sự bộ môn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì bản thân các em phải luôn học tập, trao dồi, bồi dưỡng , nâng cao năng lực ở bộ môn mình đảm nhiệm thì mới thực hiện tốt. d. Xây dựng nội quy lớp học: - Kết hợp với nội quy do nhà trường đề ra, GVCN tổ chức cho học sinh tự do có ý kiến đóng góp xây dựng nội quy lớp học . GVCN có nhiệm vụ duyệt, góp ý, sửa chữa, bổ sung và đưa ra quyết định. Làm như vậy các em cảm thấy không bị áp đặt và có trách nhiệm thực hiện những nội quy mà chính mình đưa ra. Như thế thì lớp học sẽ có tính kỉ luật cao hơn. - Nội dung của nội quy lớp là tổng hợp nội dung của nội quy nhà trường, ý đóng góp của học sinh và GVCN. Ở đây tôi không trình bày cụ thể nhưng chủ yếu là những quy định về các vấn đề thực hiện nề nếp, tác phong, lối ứng xử với bạn bè, thầy cô, việc bảo về cơ sở vật chất và cây xanh của nhà trường, về việc học tập, và đặc biệt 4