Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1

doc 13 trang sangkien 31/08/2022 8220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_chu_viet_cho_hoc_s.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Lớp 1

  1. phòng giáo dục diễn châu trường tiểu học thị trấn diễn châu  Người thực hiện: Vũ Thị Nhung Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị Trấn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An Năm học 2006-2007
  2. Trong cuộc sống, một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc, học viết. Biết đọc, biết viết là cả một thế giới mở ra trước mắt các em. Một trong những mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học hiện nay là chú trọng nhiệm vụ hình thành và phát triển khả năng sử dụng Tiếng Việt (đọc, nghe, nói, viết). Chữ viết là một trong những mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là lớp 1. Học vần, tập đọc giúp học sinh đọc thông, tập viết giúp các em viết thạo. Đọc thông, viết thạo có quan hệ mật thiết với nhau, cũng như dạy tập viết, học vần tập đọc không thể tách rời nhau. Viết đúng mẫu, rõ ràng và nhanh, học sinh sẽ có điều kiện ghi chép bài học của tất cả các môn học tốt hơn. Nó còn giúp các em không chỉ nắm chắc tri thức Tiếng Việt mà còn sử dụng Tiếng Việt khá thành thạo, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng không chỉ môn Tiếng Việt mà còn cho các môn học khác. Ngoài ra, nó còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ Như cố vấn Phạm Văn Đồng nói:"Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc vở của mình". Song, so với kỷ năng nghe và đọc, kỹ năng nói và viết của học sinh tiểu học hiện nay có rất nhiều điều phải quan tâm nếu không nói là băn khoăn, lo lắng. Vậy thực trạng của chữ viết học sinh hiện nay ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ấy và biện pháp khắc phục như thế nào? A-Thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay 1.Ưu điểm: -Nhìn chung học sinh tiểu học (ngay từ lớp 1) đã nắm được quy trình viết, biết cách viết chữ ghi âm Tiếng Việt. -Về cơ bản, các em đã viết đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng và đảm bảo đúng cở chữ quy định. -Phần lớn học sinh nắm khá chắc luật chính tả và viết đúng chính tả. 2
  3. -Khi viết, nhiều em đã thể hiện được tính thẩm mỹ, biết cách trình bày một bài viết theo yêu cầu của thể loại (văn xuôi, thơ). -Tốc độ viết về cơ bản đã đạt và vượt mức yêu cầu quy định ở từng giai đoạn của từng khối lớp. 2.Tồn tại: -Một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng, không đúng cỡ chữ (độ cao, rộng; khoảng cách giữa các con chữ và giữa các chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng) ; ghi dấu thanh không đúng vị trí. Ví dụ: Học sinh thường viết sai mẫu chữ, nhất là những chữ dễ lẫn như n với u, ô với â, s với r, tr với th, k với h. Dấu thanh ghi không đúng vị trí như: thừơng, phựơng, ngòai, qủa, -Một số học sinh chưa nắm chắc luật chính tả nên còn viết sai chính tả. -Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp (chưa có tính thẩm mỹ) các nét chữ, con chữ chưa đều, sự kết hợp các con chữ chưa hài hoà, mềm mại, chữ viết nghiêng ngã (lúc bên phải, lúc bên trái) một cách tuỳ tiện. -Một số học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết vừa đảm bảo tính khoa học vừa thể hiện tính thẩm mỹ. Chưa biết trình bày một bài văn xuôi khác với bài thơ, lục bát khác với thơ tự do, B-Nguyên nhân -Thực trạng đội ngũ giáo viên giáo viên Tiểu học ngày càng được đào tạo có chất lượng hơn, tuy nhiên trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu chữ viết mẫu mực đối với học sinh: Viết chưa đúng mẫu, cẩu thả, truyền thụ một cách máy móc, không linh hoạt, sáng tạo không tạo hứng thú cho học sinh. -Do nhận thức của cả người dạy và người học, nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh chưa thấy hết vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại của các môn học, thường xem nhẹ việc dạy học Tiếng Việt hơn các môn học khác. Ngay trong môn Tiếng Việt cũng chưa thật sự coi trọng phân môn Tập viết, Chính tả như những môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập Làm Văn, Vì 3
  4. thế chưa tạo hứng thú khi dạy và học các phân môn này thay vào đó là sự nhàm chán, đơn điệu, cẩu thả và tuỳ tiện, -Trong giờ tập viết, chính tả, giáo viên chưa hướng dẫn một cách cơ bản, tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu (mẫu chữ để ghi âm, vần, tiếng và dấu thanh); chữ viết chưa đúng theo quy định (từ nét đầu tiên đến khi kết thúc chữ ghi tiếng và kết hợp các chữ ghi tiếng trong một từ, ngữ ); chưa kết hợp nhuần nhuyễn việc dạy nghĩa của từ với dạy chữ, chưa hướng dẫn cho học sinh cách trình bày theo từng thể loại văn bản (thơ, văn xuôi). -Học sinh còn mắc lỗi chính tả nhiều. Vì: +Do phát âm không chuẩn, các tiếng phát âm không phân biệt (phụ âm đầu, vần, thanh). Học sinh thường viết sai chính tả chủ yếu do nhầm lẫn giữa l-n; s-x; ch-tr; r-d-gi; +Do quên mặt chữ ghi âm, ghi tiếng từ. +Do không nắm được nghĩa của từ. +Do nghe- hiểu còn hạn chế. +Do chưa nắm chắc luật chính tả nên không biết khi nào viết r, khi nào viết d, khi nào viết gi, khi nào viết c, k, q, +Chưa nắm được luật viết hoa và cách viết hoa. -Một nguyên nhân nữa là để hoàn thành khối lượng kiến thức bài học, bài tập ngày càng nhiều (do một phần giáo viên quá tham mở rộng, nâng cao so với yêu cầu), các em phải tăng tốc độ viết trong giờ học, giờ làm bài cho nên chữ viết thường không được nắn nót, không đúng quy cách, kích cở, khoảng cách giữa các chữ không đều. Hiện tượng viết sai nét, sai chữ, hở nét, thừa nét, thiếu nét, thiếu dấu hoặc dấu đánh không đúng vị trí diễn ra thường xuyên. -Việc hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên trong giờ tập viết, chính tả đôi lúc cũng chưa đến nơi đến chốn, chưa thật nghiêm khắc với học sinh khi viết, các em ngồi chưa đúng tư thế (nghiêng bên phải, nghiêng bên trái) cách để vở, để tay, cách cầm bút chưa khoa học, hợp lý dẫn đến việc chữ viết cẩu thả, tuỳ tiện. Thực tế cho thấy, càng lên lớp trên giáo viên càng ít chú ý rèn 4
  5. chữ viết cho học sinh nên chữ viết của nhiều em càng xấu, càng cẩu thả, tuỳ tiện hơn. -Một trong những nguyên nhân nữa là cơ sở vật chất trường học cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chất lượng dạy học: Bàn ghế không đúng kích cở, phòng học thiếu ánh sáng, tỷ lệ học sinh quá đông, thiết bị dạy học chưa đáp ứng kịp thời, đầy đủ. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp dạy học cuả giáo viên và học sinh. C-nhận thức Trước hết tôi nhận thức được tầm quan trọng của phân môn tập viết, chính tả của môn Tiếng Việt . Phân môn tập viết nó trang bị cho học sinh bộ chữ cái la tinh và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Nó không chỉ quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn giúp phần rèn luyện một trong những yếu tố hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường- Kỹ năng viết chữ. Viết đúng mẫu rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ đó kết quả học tập sẽ cao hơn viết xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của các em. Tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Trong chương trình không có tiết học lý thuyết, chỉ có các tiết rèn kỷ năng. Tính chất thực hành có mục đích của việc dạy học. Hơn nữa một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên Tiểu học là phải dạy được tri thức và kỷ năng cho học sinh. +Về tri thức: Dạy học sinh những khái niệm cơ bản về đường kẻ , dòng kẻ, toạ độ chữ viết, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh dấu phụ, các khái niệm liên kết nét chữ học liên kết chữ cái Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao, sự cân đối tính thẩm mĩ của chữ viết. +Về khả năng: Dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giãn đến phức tạp, bao gồm kỹ năng viết nét, liên kết nét tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời giúp các em xác định bản chất, vị trí cở chữ trên vở kẻ ô li để hình thành kỷ năng viết đúng, rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp. Đồng thời tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, cách trình 5
  6. bày bài viết cũng là một kỷ năng đặc thù của dạng tập viết mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm. Năm học 2002-2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định khôi phục lại chữ viết trong trường Tiểu học nhằm đáp ứng theo tiến độ đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông theo mẫu chữ mới với quan điểm mới. Chữ viết hiện nay cần đảm bảo tính chính xác nghĩa là các con chữ phải phân biệt nhau về hình dáng, kích thước đường nét để tránh gây lẫn lộn giữa chữ này với chữ kia. Phải có tính hệ thống nghĩa là các con chữ trong một kiểu chữ phải cùng loại mang đặc điểm riêng của kiểu chữ đó. Phải có tính thẩm mĩ, các con chữ của kiểu chữ mới phải có đường nét mềm mại, kích thước hợp lý có dáng chữ đẹp, hài hoà trông đẹp mắt, gợi tình cảm thẩm mĩ. Bởi vậy Bộ Giáo dục & Đào tạo đã quyết định chọn mẫu chữ truyền thống. -Về chữ thường các nét thụ và kích thước cụ thể: +16 con chữ có chiều cao 1 đơn vị ( a, ă, â, o, ô, ơ, i, n, m, ) +4 con chữ có chiều cao 2 đơn vị ( đ, d, p, q) +1 con chữ có chiều cao 1,5 đơn vị (t) +Riêng chữ r, s cao 1,25 đơn vị. +6 con chữ có chiều cao 2,5 đơn vị (b, l, h, g, y) -Về chữ hoa: Theo chữ truyền thống đường nét uốn lượn mềm mại. Song nó thay đổi một số nét dễ viết hơn, hợp lý hơn. -Về chữ số: Các chữ số cao 2 đơn vị. Vậy từ nhận thức trên bản thân tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết trong dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy chữ cho học sinh nói riêng. D.Biện pháp cụ thể Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học là một yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động trong dạy học. Giáo viên đặc biệt chú ý tới các phương pháp như phương pháp thực hành luyện tập, phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại gợi mở. Theo tinh thần đổi 6
  7. mới phương pháp dạy học hiện nay, cần tạo điều kiện cho học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, tự nhận xét, ghi nhớ) tự giác luyện tập rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. -Trước hết muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết trong trường học. Đồng thời quán triệt và nâng cao nhận thức cho học sinh và cha mẹ học sinh về phân môn tập viết, chính tả của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học. Tôi tự bồi dưỡng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học và gây hứng thú cho học sinh để không ngừng nâng cao hiệu quả giờ dạy những phân môn này, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng các môn học khác. -Muốn cho học sinh viết đúng, viết đẹp, trước hết và chủ yếu phải có sự dạy dỗ công phu của thầy cô giáo theo phương pháp khoa học và kinh nghiệm đã đúc kết cùng với sự kèm cặp thường xuyên, sâu sát của các bậc phụ huynh, sự nỗ lực, kiên trì của mỗi học sinh. Do vậy tôi đã không ngừng rèn luyện để viết chữ đúng và đẹp, hàng ngày, hàng giờ và trong từng giờ học để làm gương cho học sinh, tôi rất cẩn thận trong việc dạy chữ viết trong các giờ tập viết, học vần, chính tả, chữ viết mẫu mực trong khi chấm bài và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh cũng như khi viết bảng. -Để tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong học sinh nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho các em, hàng ngày, hàng tuần tôi tổ chức thi chữ viết đúng và đẹp trong các bài học và động viên khuyến khích các em kịp thời giúp các em rất phấn khởi, hào hứng trong học tập. Muốn viết đúng cần phát âm chuẩn. Vì vậy trong giờ học vần, tập đọc tôi thường xuyên chú trọng vào khâu rèn đọc cho học sinh để chống nói ngọng. Tổ chức thi đọc hay đọc diễn cảm, để giúp các em phát âm chuẩn hơn. -Bên cạnh đó tôi thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để trao đổi, tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để giúp đỡ học sinh viết, bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong việc rèn luyện chữ viết như lòng say mê, ý chí quyết tâm, tính cẩn thận chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm cao tạo được hứng thú cho học sinh hăng say 7