Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giữ vở sạch chữ đẹp

doc 11 trang sangkien 05/09/2022 3120
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giữ vở sạch chữ đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giu_vo_sach_chu_dep.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giữ vở sạch chữ đẹp

  1. Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: “Giữ vở sạch, viết chữ đẹp” Là một thói quen không thể thiếu được ở học sinh Tiểu học, việc giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp của học sinh Tiểu học là vấn đề đang được các nhà trường hết sức quan tâm. bởi vì “nét chữ, nết người” dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài, đọc vở của mình. Nếu chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, viết tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài nhanh, nhờ vậy kết quả học tập sẽ tốt hơn. Chữ viết kém, xấu, tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng học tập. Thực trạng cho thấy vấn đề để giữ gìn vở sạch chữ đẹp của học sinh tiểu học đang là vấn đề lo ngại của gaío viên nói riêng và nhà trường nói chung. Nhiều quyển vở mới viết được vài trang đã bị quăn mép, long bìa, giây mực Chữ viết tuỳ tiện không đúng kích cỡ, không theo khuôn mẫu nào cả. (Chữ nghiêng, chữ ngửa, chữ dài, chữ ngắn ) chính vì thế việc hướng dẫn học sinh giữ vở sạch chữ đẹp là vấn đề không thể thiếu được trong công tác giáo dục học sinh. ii. Nhiệm vụ nghiên cứu: Giúp học sinh nắm vững các khái niệm cơ bản về cỡ chữ, về không gian trên, dưới, trong, ngoài, phải, trái. Các kỹ thuật viết chữ liền mạch, nắm vững các quy tắc viết chính tả, bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất tốt như giữ gìn vở sạch, viết chữ đúng và đẹp chữ rõ ràng, trình bày khoa học các bài viết. Hướng dẫn giữ gìn vở sạch chữ đẹp là cơ sở giáo dục nhằm rèn học sinh những phẩm chất đạo đức tốt cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo, viên học sinh viết đầy đủ, rõ ràng các bài học để thuận lợi cho việc học bài, ôn bài. Giúp học sinh chăm học hơn, yếu thích tất các môn học nhờ sự ghi bài logic, chính xác khoa học học từ đó chất lượng học tập được nâng lên. 3) Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: tập thể học sinh lớp 3B trường tiểu học Thọ Dân. - Phạm vi nghiên cứu: Tôi thể hiện ở phân môn tập viết chính tả (lớp 3B). -1-
  2. 4) Các phương pháp sử dụng: - Nêu vấn đề, luyện tập. - Giảng giải, làm mẫu. - Điều tra. Nội dung 1) Tìm hiểu thực trang vở sạch chữ đẹp của lớp: Ngay từ đầu năm học được ban giám hiệu phân công, giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3B, tôi tiến hành điều tra thực trạng viết chữ ở học sinh lớp mình phụ thuộc kết quả như sau: Sĩ số Loại A Loại B Loại C 28 6 em 21,6% 11 em 39,2% 11 em 39,2% Với thực trạng như vậy, tôi đã nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, lập kế hoạch rèn vở sạch chữ đẹp cho học sinh qua từng tháng. Một số em chữ còn chưa viết đúng kiến thức như em Hoàng, Anh, Kim Phượng (chữ “h” cao 2,5 li, i cao 2 li). Có một số em viết chữ chưa liền mạch, có 1 số em lại viết sai các nét hất (chữ v, n, m các em viết nét hất nhọn đầu nên sau). Tôi đã nghiên cứu tìm biện pháp rèn vở sạch chữ đẹp cho học sinh bằng cách. a) Vở sạch: + Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đặt vấn đề và nên chỉ tiêu phấn đấu của lớp là lớp đạt vở sạch chữ đẹp. Muốn đạt yêu cầu này thì HS phải: - Ghi bài đầy đủ, làm bài tập ở lớp theo thời khoá biểu, theo các ,ôn học riêng cụ thể. Vở ghi đầu bài học sinh sẽ ghi tên bài các môn: Tiếng Việt, kỹ thuật, đạo đức, tự nhiên xã hội, sức khoẻ, hát nhạc, thể dục. Vở toán: Gồm 2 quyển, toán ở lớp và bài tập ở nhà, vở ghi chính tả (ghi riêng). - Trình bày bài khoa học, rõ ràng, sạch đẹp không bỏ giấy, không xé vở, không làm giây mực vào vở, không viết lộn xộn, không được nháp vào vở, vẽ bậy vào vở, phải gạch chân các đề mục gạch hết môn, hết ngày theo đúng quy định. -2-
  3. - vở phải bao boạc cẩn thận, bìa vở phẳng, có nhãn phải giữ vở không quăn mép, không làm long bìa - Phải giữ vở viết từ đầu năm đến hết năm, có vở luyện viết riêng, vở ghi viết hết mép phải giữ vở lại từ đó tôi yêu cầu các đề nghị các phụ huynh mua đầy đủ vở cho các em trên chọn vở ô li rõ ràng, đều li. - Mua đủ đồ dùng học tập cho các em: Thước kẻ, bút chì, giấy thấm, bút mực. Nghiêm cấp các em dùng bút bi và nên mua mực cửu long, thống nhất viết một loại mực, chọn bút viết chữ rõ ràng, không cấu giấy, thông mực, nét vừa phải). - Có góc học tập dành riêng cho các em ở nhà (Yêu cầu góc góc học tập phải có đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy định). - Thường xuyên kiểm tra sách, vở đồ dùng học tập của các em. - Kiểm tra cách ngồi học của các em ở nhà sao cho đúng tư thế, cách cầm bút đúng. - Trước khi học sinh viết bài, tôi cho các em xem một bộ vỏ của một em học sinh đã học qua lớp 3 (tôi đã xen lại từ năm học trước của em đó) để các em thấy cách trình bày, giữ gìn vở của bạn học sinh đó mà học tập. Từ đó tôi nhắc lại yêu cầu của một quyển vở đạt vở sạch, chữ đẹp để các em nắm vững và đề ra nhiệm vụ của bản thân đó là: + Đi học đầy đủ, có cặp sáchm sách bỏ riêng một ngăn, vở để riêng một ngăn, còn một ngăn để đồ dùng. + Kiểm tra đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp. + Tay chân quần áp phải giữ gìn sạch sẽ. + Khi gạch phải dùng thước. Bản thân tôi thường xuyên nhắc nhở, giúp đỡ những em hay vi phạm yêu cầu. Đặc biệt là những tuần đầu năm, tôi luôn gần gũi các em, hướng dẫn tỉ mĩ cách trình bày bài, cách đặt thước đi gạch, cách dạch hết môn học, gạch hết ngày, hết tuần, khi viết bài xong chưa út vở ngay mà phải dùng giấy thấm cho khô mực để không bị nhoè vở. Nếu viết sai chữ nào thì dùng thớpc gạch chân chữ đó và -3-
  4. viết lại. Nghiêm cấm không được gạch, trận lên chữ, tẩy xoá, dùng tay bẩn làm bẩn vở. Hàng ngày, hàng tuần kịp thời khen ngợi biểu dương những em thực hiện tốt, tiến bộ, đồng thời nghiêm túc phê bình những em còn vi phạm các yêu cầu trên. Lấy một số quyển vở sạch còn bẩn, trình bày chưa khoa học để các em rút kinh nghiệm cho những lần sau, không mắc lại những lỗi đó nữa. Cần cho học sinh biết được bí quyết giữ vở học sinh, đẹp. - Thực hiện đầy đủ và đúng yêu cầu trên. - Đi học để vở ngay ngắn, cẩn thận vào góc học tập. - Khi gở vở phải cẩn thận. - Khi viết bài phải trải rộng vở, không được gấp vở, không đường tỳ ngực vài vở, để vở hơi nghiên góc 300. - Viết bài xong phải để vở khô mực mới được gấp lại. - Từ cách làm trên tôi thấy ở lớp tôi các em đã có ý thức giữ gìn vở scạh rất tốt, có nhiều em như em Tiến, Hương hồi đầu năm vở rất còn bẩn sau một tháng học đã giảm đi rõ rệt. Cụ thể vở ở lớp tôi được xếp loại như sau: Xếp loại vở Loại A Loại B Loại C Tháng 10 10 em 11 em 7 em Tháng 11 14 em 9 em 5 em Tháng 2 16 em 8 em 4 em Tháng 3 17 em 8 em 3 em Hiện nay ở học sinh lớp tôi phụ trách không còn tình trngj tẩy xoá lung tung và gạch chân lên chữ viết sai nữa. b) CHữ đẹp: Để giữ được vở sạch đối với học sinh tiểu học đã khó, thường viết chữ đúng, nhanh và đẹp lại càng khó hơn và viết là một trong bốn kỹ năng cơ bản mà môn tiếng việt ở trường tiểu học ta phải rèn luyện cho học sinh chữ viết là một hệ thống tín hiệu ghi hình có chức năng giáo tiếp và quy định thống nhất. Trong quá -4-
  5. trình lịch sử chữ viết có nhiều biến đổi mẫu chữ khác nhau. Hiện nay, ở nhà trường phổ thông qua môn tập viết. Trong quá trình dạt viết giáo viên cần quan tâm xây dựng cho các em những nề nếp tốt. Để đảm bảo chất lượng chữ viết cho học sinh, giáo viên cần nắm vững những cơ sở khoa học của dạy học viết chữ ở lớp tôi hồi đầu năm các em viết rất xấu, cụ thể chỉ có 6/45 em xếp loại chữ loại A đạt 13,2%. Còn lại 19/45 em chữ còn loại C chiếm 41,8%. Từ thực tế đó tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, đề ra mục tiêu phấn đấu là bằng mọi hình thức, phải đưa lớp trở thành lớp đạt vở sạch chữ đẹp, không còn em nào xếp loại C (lớp vở sạch chữ đẹp hạng 2). Ngay tuần đầu tiên, bài viết đầu tiên tôi đã chỉ ra để học sinh nắm được tác dụng của hai chữ đẹp, đó là làm cho học sinh thêm yêu quý quyển vở, thuận lợi cho việc ôn bài, học bài, từ đó góp phần nâng cao chất lượng các môn học. Tiêu chuẩn của vở sạch chữ đẹp: 3 tiêu chuẩn: 1) Chữ viết đúng mẫu, đúng cở, không bị gãy nét, không tách rời các con chữ, không bị cuộnc tổ sâu 2) Các nét chữ viết đều, thế chữ ổn định, đảm bảo tốc độ. 3) Chữ viết thẳng hàng, ngay ngắn, khoảng cách giữ các con chữ đều đặn, viết đúng chính tả. Tôi tiến hành khảo sát chất lượng chữ viết đồng thời phân loại chữ viết ở lớp theo 3 tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn TT Họ và tên Xếp loại chữ 1 2 3 1 Lê Thị Phương Anh Đạt Đạt Đạt A 2 Lê Thị Hương Chưa đạt Đạt Chưa đạt B 3 Lê Thị Hồng Chưa đạt Gần đạt Chưa đạt C 4 Lê Thị Trang Đạt Gần đạt Gần đạt B 5 Lê Sỹ Thứ Đạt Đạt Chưa đạt B - Sau khi phân loại xong, tôi chỉ ra cho học sinh thấy các tiêu chuẩn mà mình chưa đạt để rèn luyện. - Lập kế hoạch luyện chữ cho HS ngay từ đầu năm học (từ tuần đầu tiên). -5-
  6. - Đối với những em đã đạt chữ loại A tôi cho viết vở ngay đồng thời vở đó làm mẫu để tuyên dương trước lớp giúp các em khác học tập bạn. Còn những em viết chưa đạt yêu cầu tôi yêu cầu các em luyện viết thật nhiều (ở trên lớp, ở nhà) sai chữ nào thì luyện riêng chữ đó nhiều lần. Tôi đã lập kế hoạch luyện chữ cho từng em theo các tiêu chuẩn mà chưa đạt. Ví dụ: Em Nam tiêu chuẩn 3 chưa đạt tôi có kế hoạch: Hướng dẫn em viết đúng li, ngay ngắn khoảng cách giữa các con chữ phải viết sao cho đều (yêu cầu em ước lượng khoảng cách cho đều, tập viết các néy đều trên giấy), viết đúng chính tả (cần nắm vững quy tắc chính tả). Phương pháp luyện chữ cho học sinh. - Kết hợp với phụ huynh ngay đợt hịp phụ huynh đầu năm tôi đã chỉ ra 3 tiêu chuẩn của chữ đẹp, yêu cầu phụ huynh mua thêm một quyền luyện viết ở nhà, hàng tuần tôi thu các quyển vở đó về viết mẫu cho các em theo các tiêu chuẩn mà các em chưa đạt để các em được luyện viết nhiều lần theo chữ mẫu của cô dưới sự nhắc nhở đôn đốc của gia đình. Thống nhất viết bài trích đoạn yêu cầu các em học thuộc lòng bài đọc. Học thuộc lòng ngày thứ 4 của tuần vì viết như vật sẽ giúp các em nhanh thuận bài hơn. cùng một lúc học sinh có thể vừa viết bài, vừa cũng cố lại bài học thuộc lòng. Thường xuyên trau dồi với phụ huynh học sinh qua sổ liên lạc. Tôi đặc biệt chú trọng đến chữ viết của học sinh thông qua giờ tập viết, chính tả, trong từng ngày, từng bài học. ậ giờ tập viết (kỳ I) tôi đặt ra yêu cầu: Học sinh phải nắm vững những kháiniệm, biểu tượng về chữm viết chữ rõ ràng, linh hoạt, đúng mẫu nhanh và đẹp trên dòng kẻ lớn ở vở, thực hiện tốt cách trình bày bài viết thuộc các thể loại khác nhau theo mẫu học sinh phải nắm vững tên gọi các nét cơ bản, cấu tạo chữ cái, tạo độ chữ viết, vị trí đặt dấu thanh vở kỹ thuật. Dạy học sinh các quy trình, các thao tác viết chữ, kỹ thuật viết liền mạch trong một chữ có haim ba chữ cái, viết liền phụ âm với vần, liền mạch các chữ cái với nhau. Phải đảm bảo khoảng cách giữa chữ so với chữ kia trong một câu, trong một cụm từ. Hướng dẫn các em trình tự viết chữ từ trái sang phải, trong giờ tập viết cần tuân thủ đúng tiến trình một tiết -6-