Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_ren_chu_viet_cho_ho.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1
- CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tả Ngảo, ngày 14 tháng 3 năm 2017 ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Kính gửi: Thường trực Hội đồng xét, công nhận sáng kiến cấp cơ sở tôi : Tỷ lệ (%) đóng Trình góp Số Ngày tháng Nơi công tác Chức độ Họ và tên vào Ghi chú TT năm sinh danh chuyê việc n môn tạo ra sáng kiến Trường PTDTBT tiểu 1 Hạng Thị Dúa 02/12/1988 Giáo viên CĐ 100% học số 2 Tả Ngảo Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”. - Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Ủy ban Nhân dân huyện Sìn Hồ - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông trường PTDTBT tiểu học số 2 Tả Ngảo. - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: tháng 8 năm 2016 - Mô tả bản chất của sáng kiến: 1
- + Tính mới: * Giải pháp cũ: : Qua nhiều năm làm giáo viên giảng dạy ở trường tiểu học tôi nhận thấy thực trạng công tác rèn chữ viết của học sinh như sau: Phần lớn các em học sinh ở trường ngoan ngoãn lễ phép vâng lời thầy, cô giáo đoàn kết với bạn bè, có hướng phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi. Tuy nhiên lớp 1 là lớp đầu cấp, các em còn nhỏ mới qua lớp mẫu giáo nhận thức của các em không đều. Bên cạnh đó, việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức tốt: Như tính cẩn thận, tính kỉ luật ,thẩm mỹ chưa được quan tâm đúng mức. Điều này có liên quan đến việc dạy tập viết cho học sinh Tiểu học. Ngày đầu tiên vào lớp Một các em chưa có những khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, khoảng cách giữa các nét chữ và giữa những chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu thanh và chữ số, còn một số em học sinh chưa có ý thức tự giác tự học tự rèn chữ viết ở nhà, cũng như học hỏi bạn bè, do vậy tỉ lệ viết chữ đẹp của các em còn chưa đồng đều, một số em chữ viết tương đối đẹp còn lại các em viết chưa đẹp viết cẩu thả. Đa số phụ huynh học sinh trong lớp là dân làm ruộng chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình luyện viết thêm ở nhà. Giáo viên đã có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng rèn chữ viết cho học sinh, xong chưa đạt hiệu quả cao; việc hướng dẫn chi tiết còn mang tính hình thức. * Giải pháp mới: Giáo viên cần phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu, nội dung, kế hoạch cụ thể cần bồi dưỡng cho học sinh. Giáo viên cần tổ chức họp phụ huynh thông báo cho các bậc phụ huynh học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết. Bồ dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ. 2
- Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người đăng ký Hạng Thị Dúa 3
- BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Tác giả: Họ và tên: Hạng Thị Dúa Trình độ văn hóa: 12/12 Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường PTDTBT TH số 2 Tả Ngảo Nhiệm vụ được phân công: Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1B. 2. Tên sáng kiến: “Một số phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”. 3. Tính mới: * Giải pháp cũ: Qua nhiều năm làm giáo viên giảng dạy ở trường tiểu học tôi nhận thấy thực trạng công tác rèn chữ viết của học sinh như sau: Phần lớn các em học sinh ở trường ngoan ngoãn lễ phép vâng lời thầy, cô giáo đoàn kết với bạn bè, có hướng phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi. Tuy nhiên lớp 1 là lớp đầu cấp, các em còn nhỏ mới qua lớp mẫu giáo nhận thức của các em không đều. Bên cạnh đó, việc giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức tốt: Như tính cẩn thận, tính kỉ luật ,thẩm mỹ chưa được quan tâm đúng mức. Ngày đầu tiên vào lớp Một các em chưa có những khái niệm về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, khoảng cách giữa các nét chữ và giữa những chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ thường, dấu thanh và chữ số, vẩn còn tình trạng một số em học sinh chưa có ý thức tự giác tự học tự rèn chữ viết ở nhà, cũng như học hỏi bạn bè, do vậy tỉ lệ viết chữ đẹp của các em còn chưa đồng đều. Đa số phụ huynh học sinh trong lớp là dân làm ruộng chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để kèm cặp con em mình luyện viết thêm ở nhà. Giáo viên đã có nhận thức đúng về vấn đề bồi dưỡng rèn chữ viết cho học sinh, xong chưa đạt hiệu quả cao; việc hướng dẫn chi tiết còn mang tính hình thức. 4
- * Giải pháp mới: Giáo viên cần phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh lớp 1. Giáo viên cần xác định đúng mục tiêu, nội dung, kế hoạch cụ thể cần bồi dưỡng cho học sinh. Giáo viên cần tổ chức họp phụ huynh thông báo cho các bậc phụ huynh học sinh và học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết. Bồ dưỡng cho học sinh lòng say mê và tinh thần quyết tâm rèn luyện chữ. 4. Hiệu quả sáng kiến mang lại. + Hiệu quả sáng kiến mang lại: Qua thời gian áp dụng sáng kiến vào trong lớp chủ nhiệm, chất lượng về rèn chữ viết của học sinh lớp 1B đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều em chữ viết đúng sạch đẹp, chữ viết của các em khác tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định đạt tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 1 theo từng giai đoạn. 5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. + Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm khi đưa vào áp dụng và thực hiện trong lớp đã góp phần nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh trong lớp. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Hạng Thị Dúa 5
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÌN HỒ TRƯỜNG PTDTBT TH SỐ 2 TẢ NGẢO THUYẾT MINH SÁNG KIẾN “Một số phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”. Tác giả: Hạng Thị Dúa Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường PTDTBT TH số 2 Tả Ngảo I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1”. 2. Tác giả: Họ và tên: Hạng Thị Dúa Năm sinh: 02/12/1988 Nơi thường trú: Tả Ngảo - Sìn Hồ - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường PTDTBT TH số 2 Tả Ngảo Điện thoại: 01656826334 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 dân tộc Mông trường PTDTBT tiểu học số 2 Tả Ngảo. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: 6
- Tên đơn vị: Trường PTDTBT TH số 2 Tả Ngảo Địa chỉ: Bản Lao Lử Đề - xã Tả Ngảo - Sìn Hồ - Lai Châu Điện thoại: 01656826334 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 để chất lượng chữ viết ngày càng được nâng cao. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Học sinh lớp 1B Trường PTDTBT tiểu học số 2 Tả Ngảo. 3. Mô tả sáng kiến: a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: Trường Tiểu học số 2 Tả Ngảo đóng trên địa bàn xã Tả Ngảo cách trung tâm huyện 27km về phía Đông. Năm học 2016-2017 lớp 1B có tổng số 22 em, trong đó nữ 12 em, học sinh bán trú 7 em nữ 3 em hầu hết các em học sinh đều là người dân tộc Mông. Các em còn chưa mạnh dạn trong giao tiếp, còn rụt rè, ngày đầu tiên đến trường còn rất nhiều bỡ ngỡ, việc làm quen với chữ viết thật khó khăn bởi đôi tay của các em còn vụng về, lóng ngóng. Các em chưa hề có kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ, mà kỹ thuật viết chữ đúng là điều cốt lõi để duy trì kỹ năng viết đúng, viết nhanh và làm chủ tiếng nói về mặt văn tự đó. Về phía phụ huynh các em còn ít có điều kiện quan tâm tới việc học tập và viết chữ thêm ở nhà của con em mình. Nhiều em còn chưa có đủ đồ dùng bút, mực vở viết. Kết quả kiểm tra khảo sát đầu vào về chữ viết lớp 1B Hoàn thành tốt: 0 hoàn thành: 10 chiếm 45% chưa hoàn thành: 12 chiếm 54,5% Khi bắt đầu lựa chọn và làm quen với lớp thực nghiệm, tôi đã tìm hiểu và phát hiện thực tế chữ viết của học sinh trong lớp hiện nay không đồng đều, Tôi đã tự phân tích và tìm ra phương pháp rèn chữ viết cho học sinh. Hầu như các em còn rất lúng túng. Đa số hầu hết các em đã biết cầm bút đúng cách, ngồi viết 7
- đúng tư thế, một số em đã biết viết thẳng hàng, độ cao, khoảng cách giữa các nét giữa những chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các dấu thanh, chữ số, song một số em còn chưa nhận biết được đường kẻ, dòng kẻ, viết lệch dòng kẻ, sai cấu tạo chữ, chưa đúng độ cao, khoảng cách giữa các nét chữ. Sau khi tìm hiểu được những nguyên nhân của thực trạng, thấy được ưu điểm, khuyết điểm của học sinh trong lớp, tôi đã tìm ra một số phương pháp nhằm khắc phục những nhược điểm của thực trạng này. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Đối với những học sinh còn chưa nhận biết được đường kẻ, dòng kẻ, viết lệch dòng kẻ, sai cấu tạo chữ, chưa đúng độ cao, khoảng cách giữa các nét chữ. Giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, để học sinh hiểu được và viết được theo từng bài học, theo chương trình, chữ viết mẫu của giáo viên phải chuẩn. Vì việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học sinh nắm bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Do vậy, giáo viên phải viết chậm, đúng theo quy tắc viết chữ vừa giảng giải, phân tích cho học sinh. Khi viết mẫu, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết từng nét chữ. Khi viết, giáo viên vừa kết hợp giảng giải, phân tích: đưa bút như thế nào? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách viết dấu phụ và dấu thanh. Đối với học sinh đã biết viết thẳng hàng, độ cao, khoảng cách giữa các nét giữa những chữ cái, chữ ghi tiếng, cách viết các dấu thanh, chữ số theo từng bài học, chương trình học, giáo viên lên kế hoạch về thời gian cụ thể ở trường, ở nhà để rèn viết thêm cho các em. Chuẩn bị thêm vở tập viết, vở có kẻ ô rõ ràng, chuẩn bị mẫu chữ đứng nét đều, có nét thanh, nét đậm. Hướng dẫn và phân tích cụ thể cho học sinh nắm chắc về chữ mẫu, cấu tạo của chữ, kỹ thuật viết chữ. Ví dụ : Học bài âm m, n 8
- Sau khi kết thúc tiết học tôi hướng dẫn cho HS viết 1 dòng chữ n, 1 dòng chữ m, 1 dòng nẻ, 1 dòng na ná ,1 dòng me , 1 dòng lể mể rồi kiểm tra lại bài viết có nhận xét sửa sai cho HS. * Một số lỗi sai học sinh thường mắc khi viết: + Thiếu nét + Sai mẫu chữ + Thừa nét + Sai cỡ chữ + Sai nét + Sai chính tả + Sai về khoảng cách + Sai trình bày + Sai dấu + Sai tốc độ * Phân tích nguyên nhân và cách khắc phục: + Thiếu nét: VD: Khi viết vần ay các em hay bị viết thiếu một nét móc ngược của chữ y. Do thói quen của học sinh chưa viết hết nét chữ đã dừng lại, cần nhắc thường xuyên để tạo thói quen viết hết nét và dừng bút đúng điểm, đúng quy định. Giáo viên cần hướng dẫn cho những em viết thêm nét cho đủ nét ở ngay những chữ học sinh vừa viết thiếu nét. + Thừa nét: VD: Khi viết từ đồi núi đồi núu Các em thường viết thừa một nét móc ngược giữa u với i Nguyên nhân: lỗi này do học sinh viết sai quy trình, điểm đặt bút ban đầu, nét đầu học sinh viết không đúng, dừng vượt quá điểm quy định. Cách khắc phục: giáo viên phải hướng dẫn lại quy trình viết chữ cái đó. + Sai nét: Nguyên nhân: do học sinh cầm bút sai quy định, các ngón tay quá sát xuống ngòi bút, khi viết biên độ giao động của ngòi bút ngắn, đầu ngòi bút di chuyển không linh hoạt làm cho nét chữ bị cong vẹo gây sai nét. Cách khắc phục: nhắc học sinh cầm bút cao tay lên (từ đầu ngòi bút đến chỗ tay cầm khoảng 2,5 cm) Khi viết 3 ngón tay cử động co duỗi linh hoạt phối hợp với cử động của cổ tay, cánh tay. 9