Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh

doc 14 trang sangkien 27/08/2022 6260
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_hoc_va_luyen_tap_tu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Đức Luân sáng kiến kinh nghiệm Tên đề tài “Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh” Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Đức Luân A. Phần mở đầu Trong thời đại ngày nay, thời đại của công nghệ thông tin thì Tiếng anh được sử dụng rộng rãi như ngôn ngữ quốc tế nó được coi là ngôn ngữ thứ hai của tất cả các nước trên Thế giới. Nhờ có Tiếng anh mà mọi người trên toàn Thế giới biết nhau hiểu nhau và thân thiện với nhau hơn. Tiếng anh là một trong những thứ tiếng có vốn từ vựng phong phú vì vậy người học và sử dụng nó gặp không ít khó khăn. Việc học và nói Tiếng anh trôi chảy là điều hoàn toàn không dể dàng gì, bởi lẽ chúng ta chưa hiểu hết về cách phát âm, và sử dụng trọng âm của từ cần dùng là điều quan trọng. Học sinh chúng ta phần lớn học chưa sâu, chưa có được một vốn từ cần thiết để sử dụng cho việc học tập và giao tiếp hàng ngày của mình. Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất của việc học ngoại ngữ. Nếu muốn giỏi Tiếng anh thì dù bất kì ở kỷ năng nào: Nghe, nói, đọc hay viết ta cũng cần có một vốn từ vựng tương đối lớn. Vốn từ này không phải tự dưng hay ngày một ngày hai mà có, nó phải là một quá trình ôn luyện, học tập và tích luỹ lâu dài mới hình thành nên. Nhìn chung học sinh rất “sợ” và “ngại” học từ mới, việc sử dụng từ còn nhiều hạn chế: viết sai chính tả, việc sử dụng từ sai, phát âm sai, sử dụng từ không chính xác, không phù hợp với ngữ cảnh. Đa số các em có thói quen học thuộc nghĩa của từ. Một số em chỉ học vẹt mang tích chất đối phó để xung phong lên bảng hoặc khi giáo viên kiểm tra, rồi sau đó khi cần sử dụng thì quên mất hoặc không biết sử dụng từ như thế nào. Có nhiều em cố học thuộc hết từ mới mà các em gặp nên thấy bài nào từ mới cũng nhiều dẫn đến tâm lí sự và ngại học từ mới. Tất cả những điều nêu trên là do các em học sinh chưa biết cách học từ vựng, chưa tìm ra cho mình một phương pháp học từ vựng thích hợp. Là một giáo vên trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng anh trong thời gian qua ở Trường THCS Quảng Hợp tôi rất hiểu và thông cảm với những khó khăn mà các em thường gặp trong việc học tập và sử dụng vốn từ vựng Tiếng anh. Tôi muốn bằng cách nào đó để giúp các em khắc phục những khó khăn trên, phần nào dễ dàng và thuận lợi trong việc sử dụng Tiếng anh thành thạo khi nói, viết và dịch. Trong bài viết này bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra một số chỉ dẫn trong cách học từ vựng Tiếng anh qua nghiên cứu và tìm tòi tài liệu và một số kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên với quy mô của đề tài này tôi không có tham vọng và không đủ để đưa ra hết tất cả những phương pháp dạy Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Đức Luân và học từ vựng Tiếng anh, với những phương pháp này hi vọng phần nào giúp cho các em học sinh học tập và trau dồi thêm cho mình một số từ vựng cần thiết. Qua đó các em có thêm kinh nghiệm dể dàng hơn trong việc học tập và rèn luyện từ vựng của mình. I. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh hiện đại, thế kỷ của khoa học công nghệ thông tin. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển lấy nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho sự phát triển và coi giáo dục đào tạo phải là quốc sách hàng đầu và cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho CNH và HĐH đất nước. Để tồn tại và phát triển xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo kịp với các nước phát triển đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được các thành tựu tiên tiến nhất. Nhằm đưa đất nước Việt Nam trở thành một nước văn minh và giàu mạnh. Bởi vậy hệ thống các môn học trong nhà trường hiện nay là hướng tới những vấn đè cốt lõi thiết thực đó. Bộ môn Tiếng anh tuy đưa vào phổ biến muộn hơn so với các môn học khác ở nhà trường nói chung và Trường THCS Quảng Hợp nói riêng, nhưng nó là chìa khoá mở ra kho tàng tri thức nhân loại. Nó là người hướng đạo đưa ta tới với Thế giới bắt tay với bạn bè năm châu, tiếp thu và lĩnh hội những tin hoa của nhân loại. Tuy nhiên việc học bộ môn Tiếng anh ở các Trường trung học cơ sở nói chung và trường trung học cơ sở Quảng Hợp nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong việc học và sử dụng từ vựng Tiếng anh. Vì vậy dạy cho học sinh cách học, luyệntập và sử dụng từ vựng Tiếng anh để cung cấp cho học sinh một kho tàng từ điển sống là một yêu cầu rất cần thiết trong việc học Tiếng anh đặc biệt là với những học sinh mới làm quen với môn học Tiếng anh. Làm thế nào để các em có được một vốn từ vựng cần thiết và có thể sử dụng được vốn từ của mình một cách có hiệu quả nhất. Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm tham khảo về việc hướng dẫn học sinh học từ vựng mà tôi đã tích luỹ được trong quá trình học tập và giảng dạy. Đó là lý do để tôi chọn đề tài này. II. Mục đích nghiên cứu. Dựa vào việc tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy và học tập từ vựng Tiếng anh của học sinh. Bản thân tôi xin đưa ra một số đề xuất về việc hướng Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Đức Luân dẫn học sinh học tập và sử dụng được vốn từ của mình một cách có hiệu quả nhất để tiến tới học sinh có khả năng nói, viết và dịch bài tốt hơn. III. Đối tượng nghiên cứu. +.Về việc học và sử dụng từ vựng Tiếng anh. +. Phương pháp dạy từ vựng Tiếng anh. +. Các kỷ năng học từ vựng Tiếng anh. +. Học sinh lớp 6 Trường THCS Quảng Hợp. IV. Phương pháp nghiên cứu. 1. Nghiên cứu tài liệu. Đọc tài liệu tham khảo. 2. Khảo sát thực tế. Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh. Khảo sát tình hình thực tế. 3. Phương pháp thực hành. Thực hành về việc sử dụng từ vựng Tiếng anh vào thực tế. Kiểm tra thực tế. V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi không dám đưa nhiều vấn đề, nói cách khác chưa đủ điều kiện để ra nhiều vấn đề mà chỉ gói gọn trong phạm vi một phần nhỏ bé của việc học từ vựng Tiếng anh. Thời gian từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 01 năm 2008. B. Phần nội dung. I. cơ sở lý luận 1. Vị trí nhiệm vụ của việc học từ vựng Tiếng anh. Từ vựng Tiếng anh là một công cụ, phương tiện quan trọng nhất trong việc sử dụng và học Tiếng anh. ở bất kỳ một kỷ năng nào của việc học ngoại ngữ đều phải sử dụng đến từ vựng. Vì vậy từ vựng Tiếng anh là nguồn vốn, là sản phẩm vô giá, là công cụ chính cho người sử dụng Tiếng anh. 2. Việc dạy và học từ vựng Tiếng anh. Trong một bài học môn Tiếng anh, hầu hết tiết học nào cũng có phần “Giới thiệu từ vựng”. Để bài học đạt kết quả cao, học sinh phải nắm rỏ cách Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Đức Luân phát âm cũng như cách sử dụng của các từ. Muốn thế giáo viên cần lựa chọn các kỷ năng phù hợp với từng loại từ để sao cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và dễ sử dụng. Qua quá trình giảng dạy và tham khảo, tôi xin đưa ra một số phương pháp dạy và học từ vựng Tiếng anh thông dụng mà tôi thấy học sinh có hứng thú học. 2.1. Cần phải học từ nào: (What word do you need study) Đối với học sinh từ Tiếng anh có thể chia làm ba nhóm + Từ không cần đến + Từ chỉ hiểu khi đọc hoặc nghe. + Từ cần phải sử dụng được. Đối với những từ không cần đến thì không nhất thiết phải dạy mà học sinh dựa vào ngữ cảnh, học sinh có thể đoán được nghĩa của từ đó. Từ đó các em có thể nhớ được lâu hơn và khắc sâu hơn về những từ của mình đoán được. Đối với từ chỉ cần hiểu khi đọc hoặc nghe thì ta chỉ cần học lướt qua có thể chỉ biết nghĩa của các từ đó. Từ đó các em có thể dựa vào tình huống của bài đọc hoặc bài nghe đề dịch bài một cách dễ dàng. Qua đó các em có được một số từ vựng cần thiết mà học sinh có thể nhớ chúng lâu hơn. Từ cần phải sử dụng được thì phải học một cách có bài bản và có hệ thống, học sinh có thể sử dụng nhiều kỷ năng để vận dụng vào việc học nhóm từ này. EX: Từ có thể sử dụng vật thực thì học sinh có thể sử dụng vật thực như: a book: một quyển sách a pen : một cái bút a ruler : một cái thước. .v.v. Từ trìu tượng thì ta giải thích cho học sinh như: beautiful : đẹp cheap : rẻ . v v. 2.2 .Vẽ tranh ảnh.(Drawing) Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh vẽ những hình ảnh thật đơn giãn, để từ đó các em có thể nhớ được từ lâu hơn. Các em có thể vừa vẽ vừa học, qua đó học sinh có thể khắc sâu được từ đó lâu hơn. Với cách học này học sinh rất dể học và rất dể nhớ từ mà mình vừa mới học xong. EX :  a bike: (một chiếc xe đạp) Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Đức Luân  a car :(một chiếc xe hơi)  a television:(một cái ti vi) an o/clock :(một cái đồng hồ)  a book: (một quuyển sách) 2.3. Sử dụng vật thật. (Real object) Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh sử dụng những vật xung quanh mình. Khi học sinh học một từ nào có liên quan đến các vật thật xung quanh cuộc sống của chúng ta, thì giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh về nhà nhớ lại hoặc nhìn vào những vật đó và chỉ ra nó là những vật gì. Với phương pháp này học sinh có thể hiểu và nhớ từ được lâu hơn, và khi nào các em quên thì các em có thể gợi lại những từ đó bằng cách nhìn vào những vật mà mình đã từng sử dụng nó trước đây. EX: a table : một cái bàn a bed : một cái giường a window : một cái cửa sổ a house : một ngôi nhà. 2.4 Đưa ra ví dụ (Give the example) Sau một số từ đã học ở lớp giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh về nhà tập đặt câu đơn giãn với những từ đó. Từ đó học sinh có thể nhớ được từ và cụm từ một cách dễ dàng hơn. Với phương pháp này học sinh có thể sử dụng từ đúng vị trí và luyện cho học sinh có khả năng sử dụng ngữ pháp tốt hơn. EX: Giáo viên dạy từ: a table some flowers a book school Học sinh có thể đưa ra ví dụ như sau This is a table. There are some flowers on the table. My book is nice. His school is in the village. 2.5. Sử dụng hình ảnh (use the picture). Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Đức Luân Khi học từ mới giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh nghĩ ra một hình ảnh nào đó về từ mình đang học để từ đó học sinh có thể nhanh chóng nhớ nghĩa của từ đó khi gặp lại nó. Với phương pháp này giúp cho học sinh vận dụng được các hình ảnh xung quanh mình vào trong quá trình ôn luyện và học từ vựng của mình, qua đó học sinh có thể nhớ và hiểu nghĩa của từ đó nhanh hơn. EX: a hat : một cái mũ a picture : một bức tranh a house : một ngôi nhà 2.6. Đưa ra từ trái nghĩa ( Antonyms) Giáo viên có thể đưa ra hoặc một học sinh trong nhóm học tập đưa một từ hoặc một nhóm từ và yêu cầu các bạn khác đưa ra từ trái nghĩa với từ đó. Với phương pháp này giúp học sinh nhớ lại những từ mà mình đã học trước đây, qua đây học sinh có thể khắc sâu và nhớ lại từ đó một lần nữa. EX: small > < đẹp) 2.7. Đưa ra từ đồng nghĩa ( Synonym) Học sinh có thể tìm tòi và nhớ lại những từ mà mình đã học trước đây bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa với từ mà mình vừa mới học xong. Bằng cách này học sinh có thể hiểu được và nhớ lại những từ mà mình đã được học trước đây. EX : play football = play soccer : Chơi đá bóng corn = maize : Ngô to learn = to study : Học a bike = a bicycle : Một chiếc xe đạp lemon juice = lemonade : Nước chanh 2.8. Học cách đánh vần và cách phát âm từ. (Pronuonciation and spelling) Không chỉ học nghĩa của từ mà giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh học cách đánh vần và cách phát âm từ. Phát âm đóng vai trò rất quan trọng trong việc học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng anh nói riêng. Phát âm là nền tảng cho hai kỷ năng nói và nghe của người học, phát âm tốt thì người học sẽ tự tin hơn khi nói và nghe tốt Một số phương pháp học và luyện tập từ vựng Tiếng Anh 7