Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tôt môn Toán
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tôt môn Toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_y.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tôt môn Toán
- Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tốt môn toán 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Toán học là bộ môn khoa học được coi là chủ lực, bởi trước hết Toán học hình thành cho các em tính chính xác, tính hệ thống, tính khoa học và tính logic, vì thế nếu chất lượng dạy và học toán được nâng cao thì có nghĩa là chúng ta tiếp cận với nền kinh tế tri thức khoa học hiện đại, giàu tính nhân văn của nhân loại. “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiến, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh” ( Luật giáo dục, điều 24.2). Trong thực tế phương pháp dạy học bộ môn toán ở trường trung học cơ sở ở nước ta phổ biến vẫn là cách dạy truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, “ thầy đọc trò chép”. Do đó thực trạng hiện nay cho thấy vấn đề học sinh học yếu, kém ở các bộ môn rất trầm trọng. Trong đó môn toán không phải là ngoại lệ. Với vai trò quan trọng của bộ môn có tính quyết định đến chất lượng học tập các bộ môn khác. Hơn nữa chương trình toán THCS là những viên gạch đặt nền móng đầu tiên cho cả quá trình học tập sau này. Học sinh học yếu kém môn toán là những học sinh có kết quả về môn toán thường xuyên dưới mức trung bình. Do đó việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết đối với những học sinh này tất yếu đòi hỏi tốn nhiều công sức và thời gian hơn so với những học sinh khác. Trên địa bàn mà trường tôi trực thuộc, học sinh đa số là con em nông dân người dân tộc M’nông, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư về vật chất cũng như thời gian cho con cái học tập chưa cao, ngoài giờ đến lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ các công việc gia đình, không có thời gian để tự học. Sự quan tâm kèm cặp con cái của phụ huynh còn hạn chế . Ý thức học tập của một số em chưa cao, phương pháp học tập chưa phù hợp, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn yếu vì thế hầu hết các em sợ học môn toán. Giáo viên: Bạch Xuân Lương 1 Trường THCS Bu P Răng
- Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tốt môn toán Là một giáo viên đã có gần mười năm gắn bó với nghề. Tôi rất hiểu và thông cảm trước những khó khăn của các em. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi những phương pháp thích hợp để giúp các em học sinh yếu, kém yêu thích và học tốt môn toán. Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THCS và qua thực tế giảng dạy tại địa phương nơi tôi công tác tôi đã tìm tòi áp dụng một số giải pháp đem lại thành công. Vì thế tôi chọn đề tài: "Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tôt môn toán” 1.2. Mục đích nghiên cứu Nhằm giúp cho người dạy phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, bồi dưỡng được năng lực tự học, tự rèn, lòng say mê học tập và ý chí không ngừng vươn lên của học sinh. Mọi học sinh được tham gia bài học, không khí học tập thân thiện trong lớp, từ đó giúp các em học tốt và yêu thích môn toán hơn. Hiệu quả học tập của học sinh cao, nhiều học sinh thể hiện được khả năng cá nhân, và có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Do vậy mục đích của đề tài là tìm được một phương pháp tối ưu nhất nhằm lấp đầy các chỗ hổng kiến thức và từng bước nâng cao thêm về mặt kỹ năng trong việc giải các bài tập Toán cho học sinh. Từ đó phát huy, khơi dậy khả năng sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, đồng thời thu hút, lôi cuốn các em ham thích học môn toán, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh học yếu, kém môn toán ở trường THCS cụ thể là trường THCS Bu Prăng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả rõ ràng trong việc nghiên cứu và thể nghiệm trong đề tài này tôi chủ yếu tập trung đi sâu vào phương pháp dạy học toán cho học sinh yếu, kém của nhà trường vào các giờ học luyện tập, tự chọn, các buổi học phụ đạo học sinh Giáo viên: Bạch Xuân Lương 2 Trường THCS Bu P Răng
- Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tốt môn toán yếu, kém, các giờ học ngoại khóa Các bài toán được đề cập đến trong đề tài thuộc phạm vi SGK, SBT đảm bảo tính vừa sức đối với các em. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được hoàn thành trên phương pháp thống kê tổng hợp, quan sát, phân tích nguyên nhân và phương pháp thực nghiệm sư phạm. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Một số học sinh học yếu, kém môn toán của trường THCS Bu PRăng. Đề tài được thực hiện trong năm học 2014 - 2015 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề Đầu các năm học tôi thông qua học bạ lớp dưới, thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra vấn đáp những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà các em đã được học. Qua đó giúp tôi nắm được những đối tượng học sinh yếu kém và những ''lỗ hổng” kiến thức của các em. Trên cơ sở đó tôi phân lớp thành nhiều nhóm gọi là nhóm '' Tương đồng về kiến thức”. Rồi tìm hiểu nguyên nhân và lập kế hoạch khắc phục. 2.2. Thực trạng của vấn đề Qua thực tế tìm hiểu tôi nhận thấy có các nguyên nhân chủ yếu sau đây dẫn đến học sinh học yếu môn toán đó là: Học sinh có nhiều "lỗ hổng" về kiến thức cũng như kỹ năng. Gồm các nguyên nhân sau: * Nguyên nhân khách quan: Do kinh tế gia đình khó khăn nên điều kiện học tập thiếu thốn về cả vật chất cũng như thời gian, dẫn đến kết quả học tập theo đó bị hạn chế. Do học sinh có sự khủng hoảng nhất thời về mặt tinh thần trong cuộc sống dẫn đến sao nhãng việc học hành. * Nguyên nhân chủ quan: Kiến thức bị hổng do học sinh lười học. Giáo viên: Bạch Xuân Lương 3 Trường THCS Bu P Răng
- Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tốt môn toán Do khả năng tiếp thu chậm. Do thiếu phương pháp học tập phù hợp. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.3.1) Khắc phục các yếu tố khách quan: ảnh hưởng đến kết quả học tập của những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tinh thần trách nhiệm của một người thầy giáo tôi nhận thấy: Đối với những em do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn ví dụ như các em bị thiếu thốn sách vở đồ dùng học tập. Ngoài các buổi đến lớp các em phải đi đốn củi, làm cỏ vươn cà phê, để phụ giúp kinh tế gia đình không có thời gian để học tập. Sau khi tìm hiểu biết được hoàn cảnh của các em tôi đã có ý kiến đề xuất lên ban lãnh đạo nhà trường có thể miễn giảm cho các em một phần nào các khoản đóng góp có thể được, giảm bớt gánh nặng về sự thiếu thốn vật chất cho các em. Ngoài ra tôi đã phát động một số đồng nghiệp và một số các em học sinh trong trường, lớp quyên góp một phần nào đó để giúp bạn có thể mua một số đồ dùng học tập như bút, vở, Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các em đó trong học tập. Với đối tượng học sinh gặp sự cố bất thường về tinh thần. Ví dụ như bố mẹ đi làm ăn kinh tế ở xa, hay những trường hợp có những cú sốc về tình cảm trong gia đình mà các em bị ảnh hưởng, có một số em phải ở với ông bà bị thiếu thốn về tình cảm và sự chăm sóc của bố mẹ Thông qua học sinh và phụ huynh tôi thường xuyên trò chuyện thân mật riêng với các em , động viên an ủi để các em có thể vượt qua cơn khủng hoảng về tinh thần, góp phần nào giúp các em trở lại trạng thái cân bằng về tình cảm và tập trung vào việc học tốt hơn. Với đối tượng học sinh yếu kém do lười học. Tôi trực tiếp trò chuyện riêng với các em, phân tích cho các em hiểu mặt tốt, xấu và sự liên quan đến tương lai của các em. Về mặt chuyên môn, tôi tăng cường công tác kiểm tra việc học và làm bài tập về nhà, trong các giờ học tôi khuyến khích cho các em phát biểu, gọi các em lên bảng và có lời khen kịp thời, cho điểm khuyến khích, động viên các em, giúp các em tự tin và hứng thú học tập hơn. Giáo viên: Bạch Xuân Lương 4 Trường THCS Bu P Răng
- Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tốt môn toán Sau khi tạo được tâm thế thoải mái về tinh thần trong học sinh thì việc tiếp theo đóng vai trò quan trọng và quyết định. Đó chính là thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm giúp các học sinh yếu kém có điều kiện về mặt kiến thức để theo kịp yêu cầu chung của những tiết học trên lớp, tiến tới có thể hoà nhập vào việc dạy học đồng loạt. Qua kinh nghiệm gần mười giảng dạy tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi giảng dạy kiến thức mới trong điều kiện nền tảng kiến thức cũ rất yếu kém của học sinh. Đây là một vấn đề mà tất các các giáo viên giảng dạy mất rất nhiều công sức để bù đắp kiến thức cho các em do vậy là một giáo viên dạy toán ở một trường vùng sâu, vùng biên giới của huyện Tuy Đức các em ở đây đa số là con em dân tộc nên trình độ nhận thức còn rất chậm, do đó đã thôi thúc tôi phải làm một điều gì đó để có thể giúp đỡ các em.Và tôi đã thay đổi cách nghĩ và cách làm trong công tác giảng dạy để giúp đỡ các em yếu, kém học tốt môn toán hơn qua các biện pháp cụ thể. 2.3.2) Khắc phục các yếu tố chủ quan: 2.3.2.1) Trước hết cần đảm bảo cho học sinh có trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp: Để tiết học trên lớp đạt kết quả cao thường đòi hỏi những tiền đề nhất định về trình độ kiến thức, kỹ năng sẵn có của học sinh. Đối với diện học sinh yếu kém thì thiếu hẳn tiền đề này. Vì thế cần giúp nhóm học sinh này có đủ tiền đề đảm bảo trình độ xuất phát cho những tiết lên lớp đạt hiệu quả. Trước hết, tôi nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, vạch rõ khối lượng tri thức và những kỹ năng cần thiết như những tiền đề xuất phát thông qua SGK, SGV, chuẩn chương trình Sau đó, phân tích những tri thức kỹ năng có sẵn ở học sinh ở mức độ nào(qua quá trình tìm hiểu, quan sát ở học sinh trên lớp, qua các bài kiểm tra ) Tiếp đến, tôi tập trung vào việc tái hiện những tri thức và tái tạo những kỹ năng cần thiết một cách tường minh thông qua việc cho học sinh ôn tập Giáo viên: Bạch Xuân Lương 5 Trường THCS Bu P Răng
- Một số phương pháp giúp học sinh học yếu, kém học tốt môn toán những tri thức, kỹ năng trước khi dạy nội dung mới vào các buổi học ngoài giờ chính khoá thông qua các vi dụ cụ thể: Ví dụ 1: Phân tích đa thức 14x2 y – 21xy2 + 28x2y2 thành nhân tử. Giáo viên gợi ý: - Tìm nhân tử chung của các hệ số 14, 21, 28 trong các hạng tử trên ? (Học sinh trả lời là: 7, vì ƯCLN(14, 21, 28 ) = 7 ) - Tìm nhân tử chung của các biến x 2 y, xy2, x2y2 ? (Học sinh trả lời là xy ) - Nhân tử chung của các hạng tử trong đa thức đã cho là 7xy. Giải: 14x2 y – 21xy2 + 28x2y2 = 7xy.2x – 7xy.3y + 7xy.4xy = 7xy.(2x – 3y + 4xy) Ví dụ 2: Khi dạy bài cộng trừ số hữu tỉ, để học sinh học tốt bài này thì các em buộc phải nắm được các kiến thức, kỹ năng liên quan như đổi số thập phân ra phân số, qui đồng mẫu các phân số, qui tắc cộng, trừ phân số, qui tắc “chuyển vế”, qui tắc “dấu ngoặc”. Trong hoạt động đó học sinh được ôn lại các kiến thức tương ứng trong tập hợp số nguyên như cộng, trừ số nguyên thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập như sau: Bài tập1: Đổi các số thập phân sau ra ph ân số: 0,6 v à 2,25 6 3 225 9 HS: 0,6 ; 2,25 10 5 100 4 3 9 Bài tập2: Tính : 5 4 Hỏi: Muốn thực hiện phép cộng trên trước hết ta phải làm gì? (HS: Phải qui đồng mẫu các phân số) 3 9 12 45 5 4 20 20 Hỏi: Tiếp theo cộng như thế nào? (HS: Tử cộng tử, giữ nguyên mẫu) Giáo viên: Bạch Xuân Lương 6 Trường THCS Bu P Răng