Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy tốt từ láy cho học sinh Lớp 4, 5

doc 12 trang sangkien 11041
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy tốt từ láy cho học sinh Lớp 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_tot_tu_lay_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy tốt từ láy cho học sinh Lớp 4, 5

  1. 1 I.Tên đề tài MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT TỪ LÁY CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 II. ĐẶT VẤN ĐỀ : Trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4 có bài : Từ ghép và từ láy, Luyện tập về từ ghép và từ láy. Mục tiêu của bài học là học sinh nhận biết từ ghép : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Từ láy : Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy. Xuất phát từ mục đích yêu cầu bài học là giáo viên cung cấp cho học sinh một số khái niệm ban đầu về nghĩa từ láy Tiếng Việt qua các bước : + Từ Tiếng Việt do tiếng cấu tạo nên. Từ có thể do một tiếng hay nhiều tiếng kết hợp lại mà thành. Từ láy là một loại từ phức được tạo ra từ phương thức láy. Tác động của phương thức láy tạo ra ở từ láy sự hòa phối ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa. + Hướng dẫn học sinh so sánh nghĩa của các từ láy so với nghĩa của từ gốc đã cấu tạo ra chúng để nhận biết sự biến đổi về nghĩa của các từ láy so với nghĩa gốc. Thực tế qua nhiều năm dạy lớp bốn và hai năm dạy lớp năm, chúng tôi thấy đa số học sinh nhầm lẫn rất nhiều giữa từ láy và từ ghép mà phổ biến là những từ ghép có âm hoặc vần giống nhau. Học sinh nhầm lẫn từ láy, thậm chí bản thân cũng gặp nhiều khó khăn trong tình huống này. Chính vì vậy chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài : “Một số phương pháp dạy tốt từ láy cho học sinh khối 4&5”. 1. Phạm vi nghiên cứu : Thực hiện một số dạng bài tập và quá trình làm sáng tỏ các khái niệm về từ láy. 2. Đối tượng nhiên cứu : Học sinh lớp 5C, 4A và đội tuyển học sinh giỏi của hai lớp. III.CƠ SỞ LÍ LUẬN : Theo giáo trình ngữ pháp của soạn giả Nguyễn Quốc Dũng, do nhà xuất bản Giáo dục và đại học Huế ấn hành đã viết : a) Về ngữ âm : - Từ láy trong Tiếng Việt có từ hai đến bốn âm tiết có quan hệ ngữ âm với nhau. - Mối liên hệ ngữ âm diễn ra có thể hoặc ở phần phụ âm đầu (láy âm), hoặc ở phần vần (láy vần), hoặc ở cả hai bộ phận (láy toàn bộ).
  2. 2 - Quan hệ ngữ âm trong từ láy là sự hòa phối ngữ âm có quy luật. Quy luật ngữ âm trong từ láy chi phối không những phần ngữ âm đoạn tính (âm, vần) mà cả phần ngữ âm siêu đoạn tính (trọng âm, thanh điệu). Sự hòa phối ngữ âm có quy luật tạo nên cái thế vừa điệp vừa phối, nghĩa là ở từ láy vừa có cái lặp lại, vừa có cái biến dị để tạo nên sự cân đối. Sự biến đổi ít nhất là sự nhấn mạnh trọng âm ở một âm tiết nào đó của từ láy. Ở từ láy toàn bộ “chuồn chuồn” chẳng hạn hai âm tiết chỉ khác nhau ở chỗ âm tiết thứ hai mang trọng âm, còn âm tiết thứ nhất không. - Trong từ láy, tác động của phương thức láy vào tiếng gốc theo hai hướng ngược chiều nhau : Hướng xuôi, tiếng gốc đứng trước (đẹp đẽ, khó khăn, khóc lóc, tham lam) ; hướng ngược, tiếng gốc đứng sau (lom khom, nhấp nhô). b)Về ngữ nghĩa : - Các tiếng trong từ láy có thể đều là tiếng có giá trị về ngữ nghĩa (bời bời, man mát, na ná, hây hây) có thể gồm cả hai loại tiếng có nghĩa (xanh xanh, vui vui, hay hay) - Để xác định tiếng gốc, người ta thường dựa vào nghĩa và kiểu láy, ở từ láy (vui vui) ý nghĩa khái quát của từ láy này là sự giảm nhẹ về mức độ. Tương tự trong các từ láy đèm đẹp, đo đỏ ở từ này, tiếng gốc đứng ở sau (đẹp, đỏ) do đó ở (vui vui) tiếng gốc là tiếng vui thứ hai (tiếng mang trọng âm). Ở từ láy gồm toàn tiếng có giá trị về nghĩa, hiện nay việc xác định tiếng gốc cũng theo cách đó, nhưng kết quả chưa được xác định, kiểm nghiệm một cách khoa học. - Chỉ có từ láy hoàn toàn mới gồm toàn tiếng có nghĩa. Do đó, những từ phức như : tóc tai, mặt mũi, tướng tá, tươi tốt, điện đài, đền đài, không phải là từ láy. Đây là những từ ghép thực (từ ghép đẳng lập). Sự lặp lại ngữ âm (phụ âm đầu) ở đây mang tính chất ngẫu nhiên, chứ không do phương thức láy (xem lại từ ghép đẳng lập). - Sự hòa phối ngữ âm trong từ láy tạo ra ý nghĩa biểu trưng cho từ láy. Sự hòa phối ngữ âm do tác động láy đưa lại đã tạo nên một ấn tượng nào đó về nghĩa (giá trị gợi cảm, gợi tả) khá tinh tế và khá xác định nhất là đối với người nước ngoài học tiếng Việt. Ý nghĩa biểu trưng biểu hiện cao nhất ở từ láy không phân biệt được tiếng gốc (gồm toàn tiếng có giá trị về nghĩa : tức là các tiếng trong từ không có nghĩa rõ ràng). Ở loại từ láy phân biệt được tiếng gốc (vui vẻ, vui vui) thì ý nghĩa này biểu hiện thấp hơn, nhưng ở hai mức độ khác nhau. Từ láy gồm tiếng gốc có nghĩa và tiếng láy có giá trị về nghĩa (vui vui). Như vậy, ý nghĩa biểu trưng loại cuối cùng này là thấp nhất (sách Ngữ pháp Tiếng Việt phần từ láy trang 36-37). Căn cứ vào cơ sở của vấn đề “nghĩa của từ láy” được tác giả Nguyễn Quốc Dũng đã nêu thì chúng tôi nhận thấy bên cạnh việc nhận xét về nghĩa của từ láy do cảm nhận bằng các giác quan để thấy nghĩa của từ láy so với từ
  3. 3 gốc là giảm nhẹ hay tăng mạnh hơn so với từ gốc thì việc dựa vào vị trí cuả tiếng gốc trong từ láy cũng giúp ta có thể nhận ra nét nghĩa mà từ láy đó biểu hiện. Cũng dựa vào cơ sở lí luận của ông Nguyễn Quốc Dũng thì từ láy không phân biệt tiếng gốc, tức là từ láy cả hai tiếng đều không có nghĩa rõ ràng là loại từ có ý nghĩa biểu trưng biểu hiện cao nhất. Để giáo viên có thể giúp học sinh xác định nghĩa của từ láy một cách chính xác, khoa học, nhanh chóng. Quá trình dẫn dắt giúp học sinh xác định được nghĩa của từ láy giảm nhẹ hay tăng mạnh hơn so với từ gốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm trong đề tài này. IV.CƠ SỞ THỰC TIỄN : Qua bài tập kiểm tra khảo sát học sinh giỏi từng giai đoạn do trường tổ chức hoặc đề kiểm tra định kì có phần bài tập về tìm từ láy, phân biệt từ láy, từ ghép học sinh chỉ đạt tỉ lệ từ 35 - 40% làm đúng yêu cầu đề ra. Đi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã mượn các bài tập kiểm tra định kì của học sinh nhiều năm qua và trên thực tế học sinh của hai lớp cũng như đội tuyển HSG của trường thì tỉ lệ đạt yêu cầu của dạng kiến thức này cũng chiếm tỉ lệ 30%. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 1/Biện pháp 1 : Khảo sát và phân tích thực trạng Ngay vào đầu năm học, chúng tôi nghiên cứu các bài làm của học sinh những năm trước (dựa trên bài kiểm tra) và qua thực tế giảng dạy nhiều năm chúng tôi rút ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng học sinh xác định chưa đúng từ láy với nội dung sau : Về cơ bản qua tiết học, học sinh nắm được khái niệm về nghĩa của từ láy, nhận biết được nghĩa của một số từ láy tiêu biểu ở sách giáo khoa và vở bài tập do giáo viên hướng dẫn theo chương trình giảng dạy trên lớp. Mức độ hiểu bài của học sinh đạt tỉ lệ 75%. Những đề bài cụ thể : a) Khối 4 : Hãy xếp các từ sau thành hai loại từ láy và từ ghép : ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, nô nức, tưởng nhớ, dẻo dai, cứng cáp, vững chắc. (Do học sinh mới được học khái niệm từ láy ở Tuần 4 có 2 tiết) - Lỗi mà học sinh mắc phải là những từ bờ bãi, dẻo dai, học sinh xếp vào nhóm từ láy. Vì các từ này có âm đầu giống nhau, học sinh thiếu sự vận dụng các khái niệm đã học vào từng từ cụ thể nên không đạt yêu cầu đề ra. b) Khối 5 : Các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy : nhỏ nhẹ, trắng trợn, tươi cười, tươi tắn, lảo đảo, lành mạnh, ngang ngược, trống trải, chao đảo, lành lặn. - Lỗi học sinh mắc phải : tươi cười, chao đảo, lành mạnh, ngang ngược học sinh xếp vào nhóm từ láy. *Nguyên nhân : Học sinh chưa nắm nghĩa của từ láy một cách chính xác là do :
  4. 4 + Nhận biết từ láy bằng cảm tính + Trong các từ ghép mà có âm hoặc vần giống nhau mà cả hai tiếng đều có nghĩa rõ ràng nhưng học sinh không đọc kĩ, vội vàng kết luận ngay. Với yêu cầu cần đạt về nội dung kiến thức bài học “từ láy, từ ghép” chỉ có hai âm tiết học trong chương trình quy định, với thực trạng của học sinh đã phân tích ở trên chúng tôi phải làm thế nào, làm gì ? để giúp học sinh xác định, phân biệt chính xác đâu là từ láy, đâu là từ ghép. Chúng tôi quyết định nghiên cứu và thực nghiệm nội dung đề tài này. 2/Biện pháp 2 : Các bước thực hiện để rút ra mô hình chung Bước 1 : Dựa vào cảm nhận bằng giác quan để nhận biết nghĩa của từ láy có nghĩa giảm nhẹ hay tăng mạnh. Theo phần tìm hiểu bài ở sách giáo khoa, chúng tôi tiến hành cho học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ bằng hệ thống minh họa sau : Từ gốc Từ láy tạo thành Nghĩa so với từ gốc Xanh Xanh xanh Giảm nhẹ Xa Xa xa Giảm nhẹ Nhẹ Nhè nhẹ Giảm nhẹ Đỏ Đo đỏ Giảm nhẹ Nóng Nóng nực Tăng mạnh Bực Bực bội Tăng mạnh Sạch Sạch sành sanh Tăng mạnh Lung túng Lung ta lung túng Tăng mạnh Bước 2 : Dựa vào từ gốc và từ láy tạo thành có tiếng là từ gốc vừa cho, chúng tôi giúp học sinh nhận biết nghĩa của từ láy (có một tiếng là từ gốc như ở bảng trên), chúng tôi kết hợp vận dụng những câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời. Ví dụ : “Cỏ mọc xanh. - Cỏ mọc xanh xanh.” mức độ xanh ở câu nào mạnh hơn ? Ở câu nào nhẹ hơn ? (học sinh đã trả lời : xanh xanh là nhẹ hơn) hay ở câu : Trời nóng quá ! và câu : Trời nóng nực quá ! Mức độ nóng ở câu nào mạnh hơn ? (học sinh trả lời : Trời nóng nực quá ! có ý nghĩa mạnh hơn). Bước 3 : Dựa vào vị trí của từ gốc đề xác định nghĩa của từ láy Đối với từ láy đôi có một tiếng có giá trị về nghĩa, một tiếng có nghĩa (tức là một tiếng có nghĩa rõ ràng, một tiếng không có nghĩa rõ ràng) và từ láy đôi là kiểu láy tiếng mà cả hai cùng có nghĩa, chúng tôi tiếp tục đưa ra ví dụ trong bảng hệ thống sau : Từ láy tạo Nghĩa của từ Từ gốc Vị trí của tiếng gốc thành láy Nâu Nâu nâu Đứng sau (có nghĩa và mang Nhẹ hơn
  5. 5 trọng âm) Đứng sau (có nghĩa và mang Buồn Buồn buồn Nhẹ hơn trọng âm) Tím Tim tím Đứng sau (tiếng có nghĩa) Nhẹ hơn Trắng Trăng trắng Đứng sau (tiếng có nghĩa) Nhẹ hơn Buồn Buồn bã Đứng trước (tiếng có nghĩa) Mạnh hơn Xám Xám xịt Đứng trước (tiếng có nghĩa) Mạnh hơn Rầu Rầu rĩ Đứng trước (tiếng có nghĩa) Mạnh hơn Bước 4 : Chúng tôi rút ra mô hình chung như sau : a) Tiếng gốc + tiếng láy : nghĩa mạnh hơn 1 2 b) Tiếng láy + tiếng gốc : nghĩa nhẹ hơn 1 2 Bước 5 : Đối với từ láy mà cả hai tiếng đều không có nghĩa rõ ràng (cả hai tiếng đều có giá trị về nghĩa). Như sách đã chỉ dẫn : Ý nghĩa biểu trưng biểu hiện cao nhất ở loại từ láy không phân biệt được tiếng gốc nên việc giúp cho học sinh nhận biết nghĩa của từ láy này thường là mạnh hơn so với ý nó biểu hiện. Ví dụ : Bồn chồn, tỉ tê, hổn hển, bời bời, hây hây, man mác, Đây là một kinh nghiệm mà chúng tôi rút ra từ thực tiễn bài dạy, không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nên có thể vẫn còn nhiều thiếu sót về mặt nội dung. Tuy nhiên với khả năng nhận thức của học sinh tiểu học, bài tập kiểm tra vận dụng phải tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh nên vấn đề mà tôi đưa ra có thể phần nào giúp học sinh học tốt phần nghĩa của từ láy. Cần lưu ý rằng đối với những từ láy là danh từ như : chuồn chuồn, ba ba, tê tê, đất đai, mùa màng, thì nghĩa của nó vốn là nghĩa gốc không thể nhẹ hơn cũng chẳng mạnh hơn. Giúp học sinh nắm được điều này là tạo điều kiện cho các em xử lý đúng các dạng bài tập mà bất kì giáo viên nào đưa ra trong mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Một lưu ý khác, là trong vấn đề về vốn từ của Tiếng Việt, vẫn có những từ có tiếng gốc đứng trước nhưng nghĩa vẫn giảm nhẹ như “bồng bềnh” hoặc ngược lại ; từ gốc đứng sau nhưng nghĩa vẫn nhấn mạnh như “thoăn thoắt”. Lúc này học sinh phải dựa vào việc cảm nhận bằng giác quan (như bước 1). Từ “bừng bừng” cả hai tiếng đều giống nhau thuộc từ láy tiếng nhưng vẫn là từ láy có nghĩa mạnh hơn. Đây là biện pháp thực hiện cho khối 5, còn khối 4 chúng tôi vận dụng biện pháp lồng ghép, tích hợp để phát hiện và nhận diện từ láy thông qua các ví dụ minh họa sau đây :