Sáng kiến kinh nghiệm Một số mẹo giúp học sinh yêu Lớp 8 yêu tác phẩm văn học

doc 17 trang sangkien 11180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số mẹo giúp học sinh yêu Lớp 8 yêu tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_meo_giup_hoc_sinh_yeu_lop_8_yeu.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số mẹo giúp học sinh yêu Lớp 8 yêu tác phẩm văn học

  1. PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ MẸO GIÚP HỌC SINH YÊU LỚP 8 YÊU TÁC PHẨM VĂN HỌC” SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  2. PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lí do chọn đề tài: Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn hay nhưng đó không phải là một việc dễ. Muốn làm được những bài văn hay trước hết các con phải có những niềm đam mê, yêu thích với tác phẩm văn học và có những dung động thực sự trước những cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học thì các con mới có sự trải nghiệm và thổn thức với những dòng văn của các tác giả và tù đó mới tự mình làm được những bài văn thực sự có giá trị với bản thân. Ngày nay, dường như các trò ít khi quan tâm đến những môn xã hội và nhất là môn Văn thì việc hình thành và say mê với tác phẩm một cách thực sự đó là một điều khó khăn, bởi thời gian và xu hướng thời cuộc khiến các trò không mấy mặn mà với môn học này. Trong thực tế dạy – học tôi thấy, việc các trò đọc trước tác phẩm trong sách giáo khoa khi học văn bản là rất hạn chế, mà có đọc thì cũng là chiếu lệ, mà ít hứng thú, chứ chưa nói tới việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến văn bản văn học mà con sắp học. Ước mơ của tôi là các con hãy dành thêm chút ít thời gian nữa để yêu thực sự các văn bản mà nhà biên soạn sách đã chon lọc gửi vào hơn 200 trang sách của môn Ngữ Văn 8( mà trong đó đã bao gồm cả nội dung phân môn Tiếng việt, và Tập làm văn). Trong tôi luôn thao thức một câu hỏi: làm thế nào để các con yêu tác phẩm văn học? Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học sinh yêu thích tác phẩm văn học lớp 8. Cũng chính xuất phát từ đó tôi đã tiến hành tìm tòi nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy “MỘT SỐ MẸO GIÚP HỌC SINH YÊU LỚP 8 YÊU TÁC PHẨM VĂN HỌC”. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi chọn hướng nghiên cứu “Một số mẹo giúp học sinh lớp 8 yêu tác phẩm văn học ” với mục đích cung cấp cách thức để học sinh lớp 8 có cái nhìn và đam mê với tác phẩm văn học trong nhà trường và từ đó có thể mở rộng ra yêu các tác phẩm bên ngòai nhà trường một cách đúng hướng và ham thích, đồng thời có kĩ năng góp phần làm tốt bài văn. Ngoài ra với mục đích để trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau bổ khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  3. PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối với đề tài sáng kiến này tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở vấn đề: - một số mẹo để học sinh lớp 8 yêu tác phẩm văn học trong nhà trường. Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em biết trân trọng cái đúng và hay một văn bản. Những biện pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi các tác phẩm văn xuôi và thơ thuộc Ngữ văn 8. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 8B thuộc trường THCS Hồng Dương. 3.3.Phương pháp nghiên cứu: Tôi đã sử dung phương pháp: 3.3.1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm rõ bản chất và các quy luật của đối tượng. 3.3.1.1 Phương pháp quan sát khoa học Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián ti 3.3.1.2 Phương pháp điều tra Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng. 3.3.1.3 Phương pháp thực nghiệm khoa học Là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  4. PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015 3.3.1.4 Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học. 3.3.2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết. 3.3.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. 3.3.2.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn. 3.3.2.4 Phương pháp giả thuyết Là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó là đúng. 3.2.2.5 Phương pháp lịch sử Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng 3.4 Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 9 –năm 2014 đến tháng 3 năm 2015. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận của vấn đề: SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  5. PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường nói chung có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe - nói - đọc - viết”. Trong đó, phân môn Văn học là phân môn có tính chất tích hợp các phân môn khác. Qua tiết Văn học, học sinh có khả năng xây dựng một hệ thống những vấn đề liên quan đến tác phẩm như với tác phẩm thơ thì đó là vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của kết cấu, hay nội dung tư tưởng mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc. Còn với tác phẩm tự sự hay nghị luận thì đó là cốt truyện, đó là giá trị tư tưởng mà người viết ẩn ý muốn gửi đến người nghe. Phải làm sao để giải mã được những thông điệp đó và làm thế nào để học trò nhỏ lớp 8 có thể hiểu được những giá trị văn học sâu sắc mà từ cách đây rất nhiều năm những lớp cha anh đi trước muốn truyền tải. Mà lại không khiến các em nhàm chán mà lại có niềm thích thú tự muốn khám phá ngay cả khi chưa học lẫn khi đã học xong tác phẩm, đó là một vấn đề khó khăn với người đứng trên bục giảng. Để không những các em hiểu mà còn trao dồi được các kĩ năng: nghe- nói – đọc- viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn học nói riêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập văn học như thế nào để học sinh yêu tác phẩm văn học, cuốn hút và say mê với nó? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy văn học ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn? Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn văn học là phân môn khó trong các phân môn của môn Ngữ văn. Do đặc trưng phân môn văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng hiểu và cảm nhận văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: thơ, truyện, nghị luận, Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại đọc, nói, ngại viết. 2. Thực trạng của vấn đề: Về phía người giáo viên, trước đây khi dạy văn học cho các em, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá trình dạy chỉ dạy văn học ở những tiết học về tìm hiểu tác phẩm văn học, chưa tận dụng được thời gian ở các phân môn khác để tích hợp với phần văn bản. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng tự tìm hiểu văn bản. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  6. PHẠM THỊ THU HẰNG NĂM HỌC 2014 - 2015 Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, đa số các em phải lao động hàng ngày ở nhà để giúp cha mẹ, bên cạnh đó các em bây giờ cũng có quá nhiều loại hình vui chơi giải trí và phim ảnh khiến các em bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài nên ít có thời gian để đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết. Xa trung tâm, nhà trường lại chưa đủ cơ sở vật chất để phục vụ việc dạy học nên các em chưa có đủ tài liệu để tham khảo. Vì vậy chỉ có thể nắm bắt được những gì SGK cung cấp. Học văn đòi hỏi viết nhiều (đọc nhiều) nhưng học sinh ở lại ít có điều kiện cũng như thời gian để luyện tập. Bên cạnh đó học sinh chỉ thích các môn học khoa học tự nhiên là nhiều, khi làm bài thì đã có sẵn rất nhiều tài liệu tham khảo bởi vậy ít chịu tìm tòi và kham sphas về văn bản. Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà không làm bài nên khi tìm hiểu tác phẩm trên lớp thường vụng về, lúng túng . Với những khó khăn như vậy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện pháp giúp học sinh nắm và cảm nhận tốt tác phẩm văn học đồng thời có tình yêu với tác phẩm văn học thực sự . Cũng chính từ sự băn khoăn, trăn trở: “Làm sao giúp học sinh yêu tác phẩm văn học ?”. Qua quá trình dạy học, quá trình tìm tòi tôi đã có được những biện pháp giúp học sinh yêu tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 8. Trong những biện pháp đó, việc động viên khích lệ về tinh thần cũng như vật chất (điểm số) là rất quan trọng. Sau đây tôi xin trình bày “ Một số mẹo giúp học sinh yêu tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 8 ở trường THCS Hồng Dương”. Số liệu thống kê chất lượng bài làm văn của HS khi chưa áp dụng SKKN Trung Tổng số HS Giỏi Khá Yếu Kém bình 39 0 06 28 3 2 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 3.1. Đọc trước tác phẩm ở nhà: Để có một sự cảm nhận văn học một cách hoàn chỉnh thì thời gian dành cho tác phẩm văn học phải là sự đầu tư thích đáng. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM