Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về giảng dạy bộ môn Sinh học

doc 6 trang sangkien 29/08/2022 13841
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về giảng dạy bộ môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_giang_day_bo_mon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về giảng dạy bộ môn Sinh học

  1. Sáng kiến kinh nghiệm: Môn sinh học Một số kinh nghiệm về giảng dạy bộ môn sinh học cách sử dụng tranh minh hoạ và hệ thống câu hỏi dẫn dắt trong giảng dạy bộ môn 1/ Đặt vấn đề Bộ môn sinh học trong chương trình phổ thông cơ sở là bộ môn khoa học thực nghiệm, đối với các bộ môn khoa học này vai trò chủ yếu là quan sát và thí nghiệm. Từ đó học sinh rút ra được các đơn vị kiến thức cần nắm trong chương trình, nghĩa là thông qua quan sát : tranh , ảnh, mẫu vật và thông qua thí nghiệm, các câu hỏi dẫn dắt kiến thức, liên hệ thực tế từ đó nắm được nội dung kiến thức cần thiết để học sinh nắm được kiến thức của bộ môn. Qua quá trình giảng dạy bộ này , bản thân tôi luôn suy nghĩ > Vì thế tôi chọn đề tài > 2/ Nội dung phương pháp sử dụng tranh minh hoạ Ta biết rằng việc chọn phương pháp giảng dạy không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giáo viên mà phải phụ thuộc vào mục tiêu đào tạo: là hình thành nhân cách của học sinh, có năng lực thực hành và tự chủ, năng động sáng tạo. Giáo viên phải lựa chọn một phương pháp thích hợp nhất, hợp lý nhất, phù hợp với đối tượng học sinh của mình để tạo cho sự nắm bắt kiến thức có hiệu quả cao nhất mà lại phù hợp với phương pháp giảng dạy hiện nay: thầy chỉ đạo cho chủ động nắm kiến thức, nghĩa là dùng phương pháp tích cực nhất để học sinh chủ đông nắm kiến thức . Với tôi, tôi chỉ đưa ra một kinh nghiệm nhỏ của bản thân về phương pháp giảng dạy bộ môn là cách sử dụng tranh minh hoạ, mẫu vật ( nếu có ) trong bài Giáo viên trần thị minh nguyệt 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm: Môn sinh học giảng, phương pháp sử dụng tranh trong giảng dạy bộ môn sinh học ( kể cả sơ đồ) là tạo cho học sinh có phương pháp quan sát, phương pháp phán đoán từ đó tìm ra kiến thức cần thiết. Với tranh vẽ và mẫu vật là phần không thể thiếu được đối với học sinh từ lớp 6 đến lớp 8. Các bài học phần lớn đều có tranh minh hoạ cho kiến thức, Trong các tranh minh hoạ được phân làm 2 loại: - Tranh minh hoạ kiến thức ( có ghi chú) - Tranh câm ( không có ghi chú): Tạo cho học sinh phán đoán, sắp xếp kiến thức. Lúc này người giáo viên phải biết tận dụng nguồn tranh một cách hợp trong bài giảng a) Với tranh có ghi chú: Người giáo viên phải cố gắng tạo điều kiện trong từng đơn vị kiến thức đều có tranh minh hoạ. Nếu giáo viên biết sưu tầm, tận dụng tranh thì học sinh từ quan sát tranh mà nêu được một cách thuận lợi về đơn vị kiến thức cần phải nắm được. Không những vậy, còn tạo cho học sinh một khái niệm tổng quát về vị trí, chức năng của từng bộ phận trong một đơn vị cơ thể- một đơn vị cấu trúc * Ví dụ : Khi dạy về tiêu hoá: Qua tranh về ống tiêu hoá học sinh thấy ngay được vị trí từng cơ quan, của từng loại tiêu hoá nằm trong cơ thể, cách vận chuyển thức ăn , sự biến đổi thức ăn trong từng đoạn ống tiêu hoá hoặc qua các tuyến tiêu hoá ; từ tranh minh hoạ học sinh có thể hiểu được vị trí của từng hệ, tuyến, hình dung được phần nào về sự hoạt động của các tuyến. Hoặc khi dạy về hệ tuần hoàn qua hình tranh minh hoạ của tim, tranh về các phần tuần hoàn , học sinh có thể quan sát và mức tiếp thu về hoạt động cấu trúc của toàn bộ hệ tuần hoàn trong cơ thể. Hoặc tranh về các cơ xương, cơ hệ thần kinh, học sinh có thể hiểu sâu sắc hơn về các cơ quan nào. b) Đối với tranh câm: Giáo viên trần thị minh nguyệt 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm: Môn sinh học Cũng là hình thức tranh minh hoạ cho học sinh nắm kiến thức xong học sinh quan sát chưa đủ mà còn phải phán đoán . Loại tranh này có tác dụng phát hiện kiến thức, củng cố kiến thức đã học, nó nâng cao được trình độ của học sinh cao hơn một bước: Biết suy xét, phán đoán, tổng hợp. Từ một hình cấu trúc học sinh có thể điền trú, nói lên được nội dung của tranh từ đó nắm được kiến thức mà tranh đưa lại. Với tranh câm học sinh phải tìm được từng kiến thức để từ đó tìm được mối liên quan và tìm ra quy luật hoạt động. * Ví dụ : Qua tranh cấu tạo tim( tranh câm): + Học sinh thấy được được hình dạng của quả tim qua tranh + Tìm thấy được cấu trúc của các bộ phận: Ngăn tim, thành tim, cơ tim, van tim, các gốc tĩnh mạch, động mạch để từ đó học sinh hình thành và xác định được các hoạt động của toàn bộ quả tim, xác định được vai trò của cơ tim, thành tim, van tim. 3/ Các câu hỏi minh hoạ trong bài Song song với việc đưa tranh minh hoạ, ta đưa một số câu hỏi trả lời hoặc những câu hỏi trắc nghiệm qua từng phần của bài. Giáo viên tập trung nghiên cứu từng mục của bài giảng để đua các câu hỏi dẫn dắt để cho học sinh tự làm trong giờ dạy, từ đó nắm chắc được nội dung từng phần nhỏ của kiến thức. Thực tế cũng có thể cho học sinh tìm hiểu kiến thức bằng câu hỏi theo dạng bài tập, phiếu học tập và tạo cho học sinh làm ngay từ đầu giờ dạy: Học sinh có nhiệm vụ quan sát hình, đọc thông tin sách giáo khoa và từ đó trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập đã có sẵn hoặc những bài tập trong từng phần kiến thức. Giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh, sửa đúng để đi tới kết luận đơn vị kiến thức. Như vậy học sinh làm xong bài tập, trả lời xong phiếu học tập và thông tin qua sự hướng dẫn của giáo viên là đã nắm được kiến thức của bài một cách vững chắc. Đây cũng là một kinh nghiệm để học sinh luôn luôn tập trung và suy nghĩ Giáo viên trần thị minh nguyệt 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm: Môn sinh học kiến thức của bài, đôi khi có sự trao đổi giữa các bạn bè, giữa các nhóm để nắm kiến thức một cách chắc chắn hơn. - Phương pháp làm việc này tạo cho học sinh làm việc liên tục, nắm được các kiến thức của đơn vị bài chắc. - Tạo cho học sinh nắm chắc bài một cách chủ động. Đó cũng là phương pháp giảng dạy mới hiện nay. 4/ Tóm lại Dạy bộ môn thông qua cách sử dụng tranh minh hoạ và các hệ thống câu hỏi tạo cho học sinh nắm bắt được kiến thức tốt hơn, xong với cách sử dụng tranh phải như thế nào là hợp lý vì nếu không đôi khi ta thấy sủ dụng tranh không đúng sẽ trở thành mất tác dụng . Với tôi cách sử dụng tranh minh hoạ và câu hỏi dẫn dắt nhằm 3 mục đích: + Mục đích tìm tòi kiến thức: Tự tạo mỗi kiến thức một tranh mô phỏng ( thậm chí có những bài tất cả kiến thức chỉ cần một tranh mô phỏng). Học sinh được quan sát tranh để tìm ra kiến thức; thông qua quan sát tranh để : Trả lời nội dung câu hỏi của kiến thức, làm được các bài tập của kiến thức đó và kết luận được đơn vị kiến thức cần nắm. + Mục đích củng cố kiến thức: Cũng là câc tranh đó xong là những tranh câm( không có ghi chú) , từ chỗ nắm được các các kiến thức cơ bản học sinh xác định được kiến thức trong tranh mô phỏng( tự điền, tự diễn giải qua tranh), từ đó học sinh nắm được kiến thức một cách sâu hơn. + Mục đích để so sánh các đơn vị kiến thức: Cũng sử dụng các loại tranh mô phỏng của từng đơn vị kiến thức để học sinh tự phát hiện những sai khác giữa các kiến thức . * Ví dụ : Các tranh vẽ về não của động vật học sinh quan sát để tìm được sự sai khác và tiến hoá của não động vật Giáo viên trần thị minh nguyệt 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm: Môn sinh học Tranh các vòng tuần hoàn của các lớp động vật học sinh quan sát tìm ra sự sai khác và tiến hoá của chúng Trong thực tế hiện nay, các giáo cụ trực quan còn phong phú hơn nhiều so với trước kia xong vẫn còn nghèo nàn, những giáo cụ tối tân còn ít nên tranh mô phỏng vẫn là những giáo cụ dễ tìm, dễ khắc phục trong việc giảng dạy bộ môn hiện nay. Một bài có tranh mô phỏng, câu hỏi dẫn dắt hợp lí bao giờ cũng sinh động, tạo được sự chú ý của học sinh, gây nắm bắt kiến thức của học sinh nhiều hơn. Nó phát huy được tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động không thụ động. Với chương trình sách giáo khoa mới, việc dạy bộ môn sinh học dùng tranh và câu hỏi dẫn dắt đóng vai trò quan trọng, nó vừa mang tính chất kích thích , vừa mang tính chất thúc đẩy trong việc nắm bắt kiến thức . Trên đây là một kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được từ bộ môn mà mình phụ trách, tuy nhiên nó chỉ là một ý rất nhỏ mà tôi đã từng sử dụng trong khi giảng dạy bộ môn và đã đạt được những kết quả tốt. Mong có nhiều sự trao đổi của các bạn đồng nghiệp để việc giảng dạy bộ môn sinh học ngày được tốt hơn, đạt được nhiều kết quả cao hơn, đồng thời ngày càng thu hút được sự hứng thú, sự say mê nghiên cứu tìm hiểu kiến thức sinh học của học sinh . Nam Định, ngày 30 tháng 4 năm 2008 Người thực hiện trần thị minh nguyệt Giáo viên trần thị minh nguyệt 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm: Môn sinh học Giáo viên trần thị minh nguyệt 6