Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc ôn tập Lớp 9 - Môn Hình học

doc 4 trang sangkien 14883
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc ôn tập Lớp 9 - Môn Hình học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_viec_on_tap_l.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong việc ôn tập Lớp 9 - Môn Hình học

  1. Một số kinh nghiệm trong việc ôn tập lớp 9 Môn: Hình học 1.Thực trạng: Trường THCS Kiến Giang là trường nằm trong vùng có thuận lợi nhiều về mọi mặt. Là đơn vị trong nhiều năm có kết quả tuyển sinh vào lớp 10 cao của huyện. Để có được kết quả đó là nhờ vào sự lãnh chỉ đạo nghành GD_ ĐT Lệ thủy và BGH nhà trường; sự nổ lực của đội ngũ giáo viên cùng với sự phấn đấu của học sinh ; sự quan tâm giúp đở của cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương. Sau đây tôi xin trình bày cụ thể một số kinh nghiệm trong công tác dạy ôn tập môn toán lớp 9(Hình học) của trường: Ưu điểm: + Lãnh đạo: - Có nhiều biện pháp và kinh nghiệm chỉ đạo trong việc dạy ôn tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - Kế hoạch dạy ôn tập cụ thể sát hợp với đặc điểm của nhà trường. - Thường xuyên dự giờ kiểm tra theo dõi việc dạy ôn của giáo viên và việc học của học sinh. + Tổ chuyên môn: - Bồi dưỡng nội dung, phương pháp dạy ôn cho giáo viên. - Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm dạy ôn có hiệu quả. + Về cơ sở vật chất: có đủ phòng học cho việc học ôn tập lớp 9 và tài liệu dạy ôn thi đầy đủ cho giáo viên. + Về giáo viên bộ môn chính: -Giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm trong việc dạy ôn tập lớp 9. - Soạn bài phù hợp với đối tượng lớp học, đối tượng học sinh. - Sử dụng các tại liệu tham khảo như “ Các bài kiểm tra môn Toán” để củng cố kiến thức. - Dạy kết hợp vừa ôn vừa luyện, vừa dạy bám sát kết hợp nâng cao - Chuẩn bị bài dạy cho GV dạy buổi phụ với nội dung dạy chính. - Phân loại đối tượng yếu kém để dạy buổi phụ. - Hướng dẫn học sinh làm đề cương ôn tập từng giai đoạn. + Giáo viên chủ nhiệm lớp: Theo dõi, quản lí và phối hợp tốt với cha mẹ học sinh. + Về học sinh: - Đa phần các em chăm ngoan, có ý thức học tập. - Kết hợp học ôn tại trường với tự học tại nhà. - Bám sát các loại STK hiện hành do NXB Giáo dục xuất bản. - Tham gia ôn tập đầy đủ, thường xuyên + Về phụ huynh:
  2. - Quan tâm đến việc học tập của con em mình.Quản lý thời gian học tập của học sinh, phối hợp với nhà trường để nắm bắt và quản lý học sinh. - Ưu tiên thời gian cho học sinh tham gia học tập. - Tạo điều kiện cho học sinh có tài liệu tham khảo ôn tập. Nhược điểm: + Một số học sinh chưa chăm ngoan, + 2. Quan điểm cụ thể: - Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nằm trong chương trình giáo dục phổ thông. + Dạy đúng trọng tâm kiến thức kỹ năng ( với từng dạng bài, với từng chương, với tiết ôn tập cuối kì- cuối năm) + Soạn giáo án rõ công việc cụ thể của giáo viên và học sinh trên lớp và khi về nhà. - Hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết phù hợp với chương trình và nội dung sách giáo khoa hiện hành(và giảm tải hiện nay) phù hợp với thực tế. - Rèn luyện kỹ năng tư duy logic đảm bảo tính chỉnh thể trong toàn bộ cấp học THCS. - Rèn luyện cho các em có kỹ năng trình bày cơ bản của hình học, có tính hệ thống tránh chưng minh dài dòng. - Tăng cường khả năng luyện tập thực hành trong các tiết hình học và có kỹ năng sử dụng máy tính khi giải toán hình học một cách thành thạo. 3. Kinh nghiệm cụ thể: 1.Lập kế hoạt ôn tập bộ môn cụ thể theo từng giai đoạn theo sự chỉ đạo của BGH. 2. Giáo viên cùng nhóm dạy thông nhất nội dung chương trình tiết học, dạng bài, từng chương, ôn tập chung. 3. Tổ chức ôn tập sớm ngay từ tháng 9,. 4. Khi nhận lớp giáo viên cần nắm rõ chất lượng học tập của học sinh: cập nhật ngay kết quả khảo sát cuối năm của lớp 8 và điểm tổng kết môn học . Sau đó lập danh sách học sinh và ghi kết quả của các bài kiểm tra trong quá trình học ở trên lớp cũng như chương trình ôn luyện để theo dõi sự tiến bộ của học sinh. 5. Giáo viên dạy từng lớp, sau khi phân loại đối tượng học sinh lập kế hoạch cụ thể cho từng lớp học. Đặc biệt chăm lo đối tượng học sinh yếu kém Tuy nhiên, với đặc thù của trường THCS Kiến Giang ngoài việc quan tâm đến đối tượng học sinh yếu kém còn chú trọng nâng cao chất lượng khá và giỏi. 6. Sưu tầm đề thi các năm của sở GD-ĐT Quảng Bình và các tỉnh trên toàn quốc phù hợp với quan điểm đổi mới của ngành.
  3. 7. Hướng dẫn học sinh có kỹ năng làm bài môn hình học trong suốt quá trình dạy học với những nội dung cụ thể sau: a) Về vẽ hình: + Không dùng hai loại mực. + Học sinh phải đủ dụng cụ học tập như: com pa, thước đo góc, eke, thước thẳng giấy nháp, bút chì, bảng nhóm, + Trước khi vẽ hình vào bài nên vẽ nháp + Yêu cầu vẽ đúng hình với nội dung đã cho, nét vẽ mãnh và rõ ràng(Không vẽ phác hay vẽ theo kiểu ngộ nhận để khi làm dễ bị nhầm lãnh). + Khi vẽ hình vào vở nên chọn vị trí phù hợp trên tờ giấy để vẽ hình và làm câu nào vẽ hình câu đó(chú ý không vẽ trước). - Một số lưu ý: + Viết chữ rõ ràng, sạch sẽ, không viết tắt, các điểm trong hình học chú ý dùng chữ cái in hoa để viết. + Rèn kỹ năng vẽ một số đa giác đều bằng thước và com pa một cách thành thạo với những thao tác cơ bản ( ví dụ như: vẽ tam giác đều, hình vuông, tam giác cân, hình chữ nhật, vẽ tiếp tuyến, cát tuyến ) b) Về bài làm: - Dùng ngôn ngữ và kí hiệu hình học để ghi cho rõ ràng. - Tách rõ từng ý cần chứng minh, lập luận phải có căn cứ. - Khai thác tốt các giả thiết nên khi vẽ hình với các giả thiết đã cho cần kí hiệu vào ngay hình vẽ. - Khi chứng minh các hệ thức cần biết cách đưa về tam giác đồng dạng hay hệ thức về cạnh và góc hay đường cao trong tam giác vuông. - Riêng đôi với các tỉ số lượng giác, các công thức tinh diện tích, chu vi của tam giác đặc biệt cần học thuộc để khi tính toán vừa nhanh lại chính xác. 8. Giáo viên cung cấp cho học sinh các loại sách tham khảo để phục vụ tốt cho quá trình học tập(SGK, Tài liệu ôn thi vào lớp 10 do bô GD ĐT ban hành qua các năm) và GV phôt tài liệu đề thi qua các năm của sở GD ĐT Quảng Bình và các tỉnh trên toàn quốc để học sinh thuận tiện trong quá trình học tập. 9. GV phân dạng bài tập đặc trưng theo các dạng cơ bản sau: -Loại 1: Phân dạng theo tiếp tuyến: 9.1) Loại một tiếp tuyến. 9.2) Loại hai tiếp tuyến 9.3) Loại ba tiếp tuyến - Loại 2: Phân dạng theo tam giác nội tiếp: 9.4)Tam giác có ba góc nhọn. 9.5) Tam giác cân. 9.6) Tam giác vuông 9.7) Tam giác đều.
  4. - Loại 3: Phân loại theo đường kính: 9.8) Loại hai đường kính vuông góc. 9.9) Đường kính và dây cung -Loại 4: Phân theo vị trí tương đối giữa hai đường tròn: 9.10) Hai đường tròn tiếp xúc 9.11) Hai đường tròn cắt nhau 9.12) Hai đường tròn không giao nhau. - Loại 5: Toán hình học dạng tính toán - Loại 6: Toán quỹ tích 10. Cách thể hiện trên từng tiết dạy của giáo viên cần đạt ( Học đến đâu luyện đến đó): 10.1- Với từng dạng bài; + Giáo viên xác định đúng kiến thức cơ bản của từng tiết dạy và các kiến thức dẫn dắt( lấy chương trình SGK làm gốc sau đó lấy SBT và sách tham khảo và các tài liệu có liên quan) + Dạy kiến thức theo hướng tích cực thể hiện rõ sự đậm nhạt trong kiến thức. + Xác định rõ: cần rèn cho học sinh những gì?Bài tập nào cần thiết. Không yêu cầu làm nhiều bài tập khi học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản. + Thường xuyên kiểm tra việc ghi bài và làm bài tập ở nhà của học sinh đòng thời kiểm tra các kỹ năng cần đạt sau mỗi bài học. 10.2- Với từng chương: + Xác định rõ nội dung trọng tâm và dạng bài đặc trưng cho chương đó. + Giáo viên hướng dẫn học sinh làm đề cương( bài tập ôn tập chương) và tóm tắt nội dung chương dưới dạng sơ đồ (gọn, rõ, dễ nhớ) + Cho học sinh làm bài kiểm tra sau mỗi chương đã ôn tập . + Giáo viên đánh giá cụ thể các kỹ năng và kiến thức càn đạt của các em và hướng dẫn theo dõi học sinh để khắc phục được các lỗi đã gặp. 10.3- Với các tiết ôn tập cuối kì: + Giáo viên thông báo cho học sinh các kiến thức cần đạt của học kì. + Hướng dẫn để học sinh có kỹ năng tự phân loại bài tập và nêu được các phương pháp giải các bài tập đó. + Cho học sinh thi thử nhiều lần để tập dượt kỹ năng làm bài hiệu quả hơn. Tóm lại: Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy môn Toán( Hình học) mà trường chúng tôi đã áp dụng trong thời gian qua và mang lại hiệu quả thiết thực. Mong các đông chí cùng đóng góp bổ sung để nó trở nên phổ biến và áp dụng chung cho các trường bạn. Xin chân thành cảm ơn! GV: Nguyễn Thị Lĩnh