Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện

doc 20 trang sangkien 9980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_xay_dung_lop.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện

  1. Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy, là điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và nhà nước đã quyết định đưa nước ta tiến vào một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, với chủ trương “mở cửa” muốn làm bạn với mọi dân tộc, mọi quốc gia trên toàn thế giới. Để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, phải hết sức coi trọng nhân tố con người, nhân tố con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội và xây dựng đất nước. 2. Trong những năm gần đây cả xã hội đã và đang thấy những sự chuyển biến lớn lao của giáo dục, với sự chỉ đạo xuyên suốt của các cấp trong ngành giáo dục, với những văn bản, chỉ thị hướng dẫn giáo dục đi đúng định hướng của Đảng và nhà nước. Năm học 2008 – 2009 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành chỉ thị phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”. Với sự hướng dẫn và triển khai của Ban giám hiệu nhà trường, cùng với sự đóng góp ý kiến thảo luận để xây dựng thành công “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để có được một trường học thân thiện theo tinh thần chung thì chúng ta phải đi từ những điều cơ bản, đó chính là những em học sinh, các em phải hiểu được bản chất của vấn đề, phải hiểu được “thân thiện là gì ?”, phải hiểu được “tích cực là như thế nào?” từ đó chúng ta phải xây dựng được các “tập thể lớp thân thiện”.Là một giáo viên, được sự phân công của Ban giám hiệu, tôi làm chủ nhiệm lớp 6A2, ngay từ khi nhận lớp tôi đã xác định ngay việc phải xây dựng được mối đoàn kết cho tập thể lớp. - 1 -
  2. Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện. Các em mới bước đầu bỡ ngỡ bước vào bậc học phổ thông cơ sở với bao điều mới lạ.Vì thế, tôi luôn băn khoăn và đặt câu hỏi, làm thế nào để các em hòa nhập nhanh với các bạn trong lớp, trong trường? Dựa vào kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm các năm trước, qua trao đổi với đồng nghiệp, với tổ chuyên môn, với những định hướng của giáo dục hiện nay, tôi quyết định trình bày đề tài, sáng kiến kinh nghiệm “Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện” 3. Mục đích, bản chất, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích nghiên cứu. Quá trình giáo dục là một quá trình tổng thể, tồn tại và vận động phát triển trong sự thống nhất với nhau, dưới tác động của giáo viên thì học sinh sẽ tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh những giá trị tri thức của xã hội, hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với mục đích giáo dục mà xã hội quy định.Thông qua đề tài này tôi muốn tạo hướng xây dựng được cách học, cách chơi, cách hòa đồng, cách biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong một tập thể lớp. 3.2. Bản chất của đề tài. Truyền đạt kinh nghiệm cho các em học sinh là sở trường của đại bộ phận giáo viên chúng ta, nhưng dạy cho học sinh biết cách tự nắm bắt, tự lĩnh hội các kiến thức đó thì không phải ai cũng làm tốt được. Việc dạy cho các em biết tự giác trong học tập, trong sinh hoạt vui chơi và đặc biệt là cách thức triển khai xây dựng một lớp học thân thiện đó là vấn đề chính của đề tài. 3.3. Đối tượng nghiên cứu. Nhằm cụ thể hóa kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” của Bộ giáo dục và Đào tạo, ở đề tài này tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu là những em học sinh đang học lớp 6A2 trường THCS Cao Bá Quát, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. - 2 -
  3. Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện. 3.4. Phạm vi nghiên cứu. Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm, là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh của một lớp, là một người tổ chức các hoạt động tập thể của lớp, là cầu nối giữa học sinh, nhà trường và gia đình cũng như toàn xã hội, là người theo dõi chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng học tập, chất lượng đạo đức của lớp. Vì thế phạm vi nghiên cứu của tôi cũng chỉ liên quan đến vấn đề tạo ra môi trường học tập thân thiện trong lớp 6A2 trường trung học cơ sở Cao Bá Quát, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. 3.5. Phương pháp nghiên cứu. -Tường thuật. -Điều tra. -So sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp. -Báo cáo. -Thảo luận. 3.6. Giới hạn nội dung. Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, xã hội đang ngày càng đòi hỏi phải có những con người giỏi toàn diện. Tôi luôn tâm niệm phải góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc xây dựng những con người như thế, với lòng yêu nghề tôi mạnh dạn trình bày đề tài này để góp phần tạo ra những em học sinh có đạo đức tốt và có nhận thức tốt hơn nữa về việc học, biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Đây là một việc làm thường xuyên, lâu dài, được sự đồng tình kết hợp của tất cả các ban ngành trong trường và toàn xã hội. - 3 -
  4. Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện. PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Căn cứ theo chỉ thị số 40/CT – BGD&ĐT và Công văn số 307/ KH – BGD&ĐT ngày 22 tháng 07 năm 2008 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013; Công văn số 905/ GD – ĐT ngày 23 tháng 09 năm 2008 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai về kế hoạch triển khai phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013, Kế hoạch số 19/ KH – GDĐT ngày 30 tháng 09 năm 2008 của Phòng giáo dục và Đào tạo Chư Sê về việc triển khai phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013, Kế hoạch số 24/ KH – GD&ĐT ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Chư Sê về việc tổ chức các trò chơi dân gian trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2008 – 2009. Việc tạo ra môi trường học tập thân thiện cho tất cả các em học sinh là nhiệm vụ của tất cả các nhà giáo dục. Giáo dục đang được coi là quốc sách hàng đầu, vì thế chúng ta không thể thờ ơ trước nhiệm vụ cao cả đó, chúng ta phải cùng góp tay để đưa chất lượng giáo dục ngày một đi lên, đây cũng là mong muốn của toàn Đảng toàn dân. Giáo dục hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, môi trường học tập của các em chưa được thuận lợi cho lắm, vẫn còn nhiều chênh lệch về chất lượng giáo dục cũng như về cơ sở vật chất giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt sự thiếu thốn khó khăn còn thể hiện rõ đối với các trường ở vùng sâu vùng xa, biên - 4 -
  5. Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện. giới hải đảo Việc giải quyết những vấn đề khó khăn về giáo dục hiện nay là một quá trình đấu tranh giữa cái lạc hậu với cái tiến bộ, giữa cái tốt và cai xấu Các em học sinh đầu cấp trung học cơ sở vẫn mang nặng tư duy cách học của cấp tiểu học, ở tiểu học các em được học với một thầy hoặc một cô, giáo viên giảng dạy đồng thời là giáo viên chủ nhiệm, họ chăm lo và để ý đến từng việc nhỏ của các em, các em được học được chơi cũng từ một thầy cô đó và tâm lý của học sinh tiểu học vẫn thích chơi hơn học. Khi các em từ cấp học tiểu học sang bậc học trung học phổ thông thì mọi cái bắt đầu thay đổi, tâm lý lứa tuổi cũng khác, thói quen học tập cũng khác, ở tiểu học các em các môn học nối tiếp nhau, ra chơi có một lần, thời gian học của môn này có thể lấn sang môn học kia, chủ yếu các thầy cô dành nhiều thời gian cho hai môn là Toán và Tiếng Việt vì thế thói quen thời gian học một môn là không cố định, nhưng ở cấp 2 thì cứ 45 phút sau tiếng trống ra vào lớp các em lại chuyển tiết, lại một thầy cô bộ môn khác, giáo viên bộ môn thì không đủ thời gian mà nhắc nội quy lớp, nhắc cách học cho các em. Việc nhắc nhở, chỉ bảo các em học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, nhưng giáo viên chủ nhiệm cũng có rất ít thời gian, chỉ gặp lớp được 15 phút đầu giờ và tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Vì vậy, việc xây dựng được một tập thể có tính tự quản tốt là rất cần thiết, để có được như vậy thì phải tạo ra được “tập thể lớp thân thiện” - 5 -
  6. Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Năm học 2008 – 2009, tôi làm công tác chủ nhiệm lớp 6A2, theo đánh giá khách quan thì chất lượng học tập của lớp tương đối yếu, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số chiếm ¼ sĩ số của cả lớp, nề nếp thì lộn xộn, căn cứ theo kết quả thi khảo sát chất lượng đầu năm thì có rất nhiều em học lực yếu kém cụ thể như sau: Tổng số học sinh: 41 em; Nữ:16 em Dân tộc:9 em Trong đó:Giỏi: 0 em; Khá:0 em; Trung bình:12em ; Yếu:23em; Kém:6 em. Trong đề tài này tôi tạm gác chất lượng học tập của các em sang một bên, tôi chỉ quan tâm tới việc các em học như thế nào? Các em có tự tin khi trả lời hay không? Các em đã thực sự hòa đồng chưa? Một câu hỏi đặt ra khi tôi mới bắt đầu nhận lớp chủ nhiệm là tại sao các em lại nhút nhát thế? Các em biết mà lại không dám xung phong phát biểu xây dựng bài, tôi còn thấy các em rất ít nói, ít chơi cùng nhau, không hòa đồng. Qua điều tra thông tin của năm học trước, có một số em đã tham gia trong Ban chỉ huy Chi đội của lớp và một số em còn là nòng cốt trong ban cán sự của lớp 5. Vậy thì bản lĩnh đầu tầu gương mẫu của các em để đâu? Qua tìm hiểu trao đổi tôi còn thấy nhiều em có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn, một số em thì đi học muộn, có em do lưu ban nhiều năm nên tuổi cũng lớn hơn các bạn trong lớp .đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các em không hòa đồng chăng? Một điều tôi nhận ra là chúng ta chưa tạo ra được môi trường học tập thân thiện cho các em. Từ những điều băn khoăn trên, bản thân đã tham khảo các văn bản hướng dẫn của ngành, tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp, qua trò chuyện - 6 -
  7. Một số hình thức tổ chức xây dựng lớp học thân thiện. với các em học sinh, với các bậc phụ huynh tôi đã đi đến quyết định trình bày đề tài này. Đề tài này đề cập đến vấn đề tương đối mới, là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách, có thể dùng để làm tư liệu cho đồng nghiệp tham khảo và áp dụng triển khai rộng khắp từ đó chúng ta sẽ có nhiều tập thể thân thiện, điều đó kéo theo chúng ta có được một môi trường học tập thân thiện cho các em. Hiện nay, chúng ta đang ngày một đổi mới cách thức, đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học, để làm được điều đó đòi hỏi mỗi người giáo viên chúng ta phải không ngừng tự học tập, tự rèn luyện bản thân cả về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Là những nhà giáo có tâm huyết với nghề, có lòng yêu trẻ, sẵn sàng vì sự nghiệp giáo dục, bản thân mỗi con người chúng ta luôn tự hoàn thiện mình phải nhanh chóng và tích cực hơn nữa đê thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Chỉ có quan tâm đến giáo dục, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, chúng ta mới có thể tạo ra được môi trường học tập thận thiện cho các em và từ đó chúng ta mới đưa được chất lượng đại trà của học sinh lên một cách đồng đều. - 7 -