Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình học văn của học sinh trung học cơ sở

doc 24 trang sangkien 01/09/2022 6620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình học văn của học sinh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_cai_thien_tinh_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình học văn của học sinh trung học cơ sở

  1. Phòng giáo dục Huyện CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Thanh Oai Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Trường THCS Nguyễn Trực  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH HỌC VĂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ” Người thực hiện: Hà Thị Miên Đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trực Huyện Thanh Oai – Hà Nội Năm học: 2009- 2010 1
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM A.SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên: Hà Thị Miên Ngày sinh: 28 -02 - 1974 Năm vào ngành: 1995 Ngày vào Đảng: 28 -8 - 2002 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên tổ KHXH trường THCS Nguyễn Trực – Huyện Thanh Oai- Thành phố Hà Nội. Trình độ chuyên môn: Đại học Môn giảng dạy: Ngữ văn 9 Khen thưởng : - Giáo viên giỏi cấp huyện năm 2008-2009 - Giải nhất cấp huyện thi dạy chuyên đề “Giáo dục đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” Năm học 2009-2010” - Giải ba trong hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS Thành phố Hà Nội chuyên đề “ Giáo dục đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” Năm học 2009-2010 2
  3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH HỌC VĂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Trong thời điểm hiện nay, khi mà khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhanh, khi mà những lợi ích của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại vô cùng to lớn thì xu hướng chọn học những ngành thuộc khoa học tự nhiên của học sinh là điều dễ hiểu. Một thực tế hiển nhiên là phụ huynh nào cũng muốn cho con em mình học tốt các môn: Toán, Lí, Hóa còn các môn: Văn, Sử, Địa có yếu cũng không sao. Thậm chí, có những học sinh có năng khiếu văn từ nhỏ, có thể ngay lập tức “ cái mầm” ấy bị thui chột theo yêu cầu của bố mẹ. Tư tưởng học lệch, không coi trọng môn văn phần nào đã ngấm vào học sinh từ tiểu học và các lớp đầu của trung học cơ sở. 2. Văn học là một môn học rất cần thiết. Nó không chỉ cung cấp tri thức sống, nó còn rèn nhân cách sống, cách cảm nhận cái đẹp Nhưng đây lại là một môn học khó, rất khó. Vì nó trừu tượng và chẳng theo một công thức nào. Khó còn vì không thích học nên chỉ học qua loa, học đại khái. Càng như vậy lại càng học không vào. Bệnh đối phó trong học văn sinh ra từ đó. 3. Ngày nay, sách tham khảo cho học sinh quá nhiều, nhất là các loại sách: “ Để học tốt ”. Bên cạnh yếu tố tích cực, loại sách này cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển “ bệnh lười”, “ bệnh đối phó” của học sinh. Chỉ cần hơn mười ngàn đồng là có một quyển, đủ để đối phó cả năm mà không sợ sai, vì về căn bản nó giống nội dung sách giáo viên của các thầy cô giáo. Học sinh có thể không cần đọc tác phẩm mà vẫn trả lời được câu hỏi trong SGK. 4. Cuộc cải cách giáo dục của ngành ta đặt ra những vấn đề mới mẻ, tích cực, trong đó vấn đề coi học sinh là chủ thể của quá trình nhận thức, giáo viên chỉ là người gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hiểu. Về mặt lí thuyết điều đó đúng và rất tốt. Nhưng xét trên thực tế, học sinh có là chủ thể được không khi các em không đọc tác phẩm, không tự mình tìm hiểu và trả lời câu hỏi phần hướng dẫn đọc- hiểu của SGK (sách giáo khoa). Với những khó khăn và thực tế trên, tôi thấy việc thực hiện một giờ dạy văn sao cho hiệu quả: vừa tạo hứng thú cho học sinh, vừa đáp ứng những đổi mới về phương pháp là một điều rất khó. Vì vậy, cần phải đi tìm những giải pháp cho vấn đề học văn của học sinh trong tình hình hiện nay. Đó chính là lí do để tôi thực hiện đề tài này. 3
  4. * Phạm vi- thời gian thực hiện Phạm vi: Lớp 9A2, 8A2 ( 2008- 2009), lớp 9A2 ( 2009- 2010) chủ yếu trong phần tìm hiểu văn bản. Thời gian: Năm học 2008- 2009; 2009- 2010 và những năm tiếp theo. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Khảo sát thực trạng khi chưa thực hiện đề tài. a. Điều tra sở thích: Khi điều tra lí lịch đầu năm học, tôi có thêm câu hỏi: Môn học mà em yêu thích ? Kết quả là: - Năm học 2008- 2009: 9A2: 7/ 50 học sinh yêu thích môn văn 8A2: 14/ 55 học sinh yêu thích môn văn - Năm học 2009- 2010: 9A2: 8/ 55 học sinh yêu thích môn văn Như vậy ta có thể thấy tỉ lệ học sinh yêu thích môn văn quả là rất thấp. Hơn nữa đặc thù của trường THCS Nguyễn Trực lại thiên về các môn tự nhiên và ưu tiên cho môn học đó cũng lớn hơn môn xã hội. b. Điều tra qua vở soạn của học sinh: - Thực tế, những câu hỏi trong SGK của những bài văn bản thường rất sâu, rộng, có sức khái quát cao; nhưng học sinh thường trả lời qua quýt, hoặc không bám vào câu hỏi hoặc chép trong sách “ Để học tốt ” một cách vắn tắt. Ví dụ: Bài thơ: “ Mùa xuân nho nhỏ”- SGK ngữ văn 9 có câu hỏi là: Mùa xuân của thiên nhiên đất nước được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh ? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào ? Khảo sát lớp 9A2 ( 2008- 2009) thì có 43/50 học sinh trả lời kiểu: - Hình ảnh: Một bông hoa, chim chiền chiện, giọt sương - Màu sắc: Xanh, tím, biếc - Âm thanh: Tiếng chim hót vang trời - Mùa xuân đất nước: Người cầm súng, lộc giắt trên lưng, người ra đồng, lộc trải dài nương mạ - Cảm xúc của tác giả: Xao xuyến, rung động * Học sinh không đọc văn bản, không đọc kĩ câu hỏi, trả lời chệch và quá sơ sài so với yêu cầu của câu hỏi. Ví dụ: Trong bài thơ: “ Con cò”, SGK đưa câu hỏi: Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả ? - Điều tra nhóm 1: 8/50 học sinh lớp 9A2 ( 2008- 2009) có 5 em trả lời giống nhau: “ Gợi nhịp nhàng, thong thả, bình yên trong không gian cao rộng”, “ Gợi cuộc sống vất vả, tần tảo, tấm lòng ngay thẳng, trong sạch” Câu trả lời trên lệch so với câu hỏi do học sinh không hứng thú với văn học. 4
  5. - Điều tra nhóm 2: 10/45 học sinh lớp 9A3 ( 2008- 2009 ) có 2 cách trả lời: Cách 1: Sáng tạo, đúng chỗ Cách 2: Vận dụng ca dao, có những câu thơ đúc kết những suy ngẫm sâu sắc. Những câu trả lời trên chép hoặc dựa vào cuốn “ Để học tốt ” nhưng không hiểu. Khi giáo viên hỏi “ sáng tạo ở chỗ nào” học sinh không trả lời được. c. Điều tra qua thực tế giờ dạy: * Kiểm tra phần đọc- tóm tắt văn bản. - Với phần đọc thơ: Đa phần học sinh đọc đúng từ ngữ nhưng còn một lượng không nhỏ đọc sai từ, sai nhịp điệu nhất là những bài thơ như: Con cò, Bếp lửa, Nói với con - Với tác phẩm truyện: Kiểm tra việc đọc của học sinh và tóm tắt tác phẩm thì: Có rất nhiều học sinh không trả lời được. Khi được hỏi lí do, 100 % trả lời “đọc một lần”, “đọc qua”. Thực chất có khi không đọc. * Kiểm tra bằng cách trả lời câu hỏi hoặc thảo luận. Học sinh trả lời sơ sài hoặc vụn vặt, diễn đạt không tốt vì thực chất không được chuẩn bị kĩ. Vì vậy giáo viên dạy rất hay bị thiếu thời gian bởi phải dừng lại rất lâu để giảng giải cặn kẽ cho học sinh hiểu. d. Điều tra qua kết quả kiểm tra: - Kiểm tra miệng: Nếu giáo viên không kiểm tra miệng thường xuyên thì tỉ lệ không học bài là 60%. Nếu thường xuyên kiểm tra thì tỉ lệ không học bài là 20-25%. - Kiểm tra 15 phút: Số học sinh hiểu đúng bài không cao. - Kiểm tra viết 1 tiết: Điểm kiểm tra không đạt kết quả cao, có ít bài viết được theo cách hiểu sáng tạo, thực tế phụ thuộc văn mẫu hoặc thuộc văn mẫu để làm bài hợp pháp. Do yêu cầu cho học sinh thi vào 10 và cũng là lương tâm nghề nghiệp, tôi thấy việc dạy văn quả là vất vả. Với tất cả thực tế trên, nếu dạy để đạt mục đích yêu cầu: “Phát huy trí sáng tạo, khả năng độc lập, tư duy ” của học sinh là điều rất khó thực hiện. III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Yêu cầu để tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ dạy Văn đối với người dạy học: a. Giáo viên dạy văn phải là người luôn tâm huyết với nghề: Luôn trau dồi, học hỏi đồng nghiệp. Đặc biệt người giáo viên phải có một tâm hồn thực sự 5
  6. rung động trước một tác phẩm văn học, truyền được sự rung động văn chương đó tới học sinh, tạo hứng thú yêu thích và niềm say mê môn học cho các em. b. Trong quá trình giảng dạy phải có sự chuẩn bị bài kĩ lưỡng: Kết hợp tốt các phương pháp trong giờ dạy. Phải thực sự có kĩ năng chuyên môn, có bản lĩnh vững vàng để là người dẫn dắt, tổ chức học sinh khám phá cái hay, cái đẹp của mỗi tác phẩm văn học. c. Phải coi trọng tính chủ động tích cực của học sinh trong việc nhận thức và cảm thụ tác phẩm văn học: Giáo dục các em lòng hứng thú say mê, yêu thích học văn, giúp các em tìm tòi cảm nhận tác phẩm một cách chủ động sáng tạo. Từ đó bồi dưỡng cho các em vốn sống, vốn hiểu biết về con người, về xã hội, nâng cao đời sống tâm hồn tình cảm cho các em. 2. Các hình thức tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Ngữ văn a. Hệ thống câu hỏi- một yếu tố then chốt tạo nên hứng thú cho học sinh. - Trước hết cần đánh giá đúng vai trò của câu hỏi trong giờ dạy học nói chung và giờ ngữ văn nói riêng: Rõ ràng tư duy con người chỉ bắt đầu từ một vấn đề hay từ một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên, thắc mắc hay mâu thuẫn. Vì thế, hệ thống câu hỏi có nhiều thuận lợi để đánh thức, rèn luyện năng lực nhận thức tư duy của học sinh. Một hệ thống câu hỏi tốt sẽ giúp cho năng lực chủ quan của học sinh được phát huy. Khi đó việc chiếm lĩnh tri thức, thưởng thức tác phẩm, hứng thú học tập mới thực sự có được và hiệu quả giảng dạy, học tập mới thực sự bền lâu. - Từ cơ sở lí luận đó, tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi trong bài dạy không chỉ để nhằm mục đích chính: Đánh thức, rèn luyện tư duy nhận thức của học sinh mà còn dùng nó như một phương tiện để gây hứng thú cho người học. Vậy để làm được những điều đó, hệ thống câu hỏi ấy phải đạt được những yêu cầu gì + Trước hết câu hỏi phải mang “chất văn” để gợi những rung cảm văn chương góp phần tạo hứng thú cho học sinh: Văn học là bộ môn vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính khoa học. Vì vậy, tôi nghĩ rằng hệ thống câu hỏi trong giờ văn phải mang “ chất văn”, “ chất nghệ thuật”. Với người giáo viên dạy văn, câu hỏi không chỉ đơn thuần là câu hỏi mà phải là “ nghệ thuật hỏi”- hỏi để đánh thức tư duy, hỏi để học sinh tự nguyện trả lời, mong muốn được trả lời. Vậy câu hỏi như thế nào là câu hỏi mang “chất văn” và mang “tính nghệ thuật”?. Nếu như ở các môn khoa học khác câu hỏi chỉ cần độ chính xác, sáng rõ, ngắn gọn kiểu như: Vì sao, tại sao, hãy giải thích, hãy chứng minh Đó là những kiểu câu hỏi mang tính chất mệnh lệnh thì đối với môn ngữ 6