Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy” để giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy” để giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_van_dung_nam_dieu_bac.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy” để giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc. Một danh nhân văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh là người chuẩn bị và là người khai sinh ra nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Người không chỉ là một nhà giáo cách mạng trong sáng mà còn là người tổ chức nhà lý luận nhà thiên tài của dân tộc. Tư tưởng giáo dục của người luôn luôn là định hướng phất triển giáo dục trong mọi hoàn cảnh. Hồ Chí Minh là thầy giáo của các thế hệ thẩy giáo cách mạng Việt Nam, là biểu tượng trong sáng cho truyền thống của dân tộc và truyền thống giáo dục của dân tộc. Trong quá trình học tập và hoạt động cách mạng, người đã để lại cho nhân loại một kho tàn văn hóa khổng lồ. Những bài viết của người hết sức ngắn gọn, cô động, súc tích lời văn giản dị gần gũi với tất cả các tầng lớp nhân dân. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và là tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta, đồng thời là tấm gương để mọi người dân Việt Nam học tập và noi theo. Người đã để lại nhiều câu nói, lời khuyên quý báu cho thế hệ sau. Trong đó có "Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng”. Đây là một tập hợp các phẩm chất tốt đẹp mà mỗi một học sinh cần học tập và noi theo. Tuy vậy, từ khi tôi cắp sách đến trường cho đến nay, tôi thấy chúng ta học tập và vận dụng năm điều Bác dạy chưa sâu sắc, chưa triệt để. Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để tìm ra biện pháp giúp học sinh học tập và vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy” một cách tốt nhất. Vậy, học sinh chúng ta ngày nay phải hiểu và vận dụng lời dạy trên như thế nào cho đúng ? Đó là lý do mà tôi luôn quan tâm suy nghĩ để thực hiện đề tài này. Một số biện pháp vận dụng “Năm điều Bác Hồ dạy” để giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh. GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 1
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU a) Mục tiêu nghiên cứu: - Giúp học sinh vận dụng tốt “ Năm điều Bác Hồ dạy” vào trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống thực tiễn. - Giáo dục cho học sinh ý thức đạo đức. - Giáo dục cho học sinh thái độ, tình cảm đạo đức. - Giáo dục cho học sinh hành vi thói quen đạo đức. - Làm cho học sinh thấy được “ Năm điều Bác Hồ dạy” là kim chỉ nam của quá trình học tập, lao động và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. b) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay. - Nghiên cứu để rút ra biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. - Đề xuất một số biện pháp giáo dục nhằm nâng cao đạo đức cho học sinh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU a) Đối tượng nghiên cứu: - Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Các biện pháp nhằm giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh. b) Khách thể nghiên cứu: - Học sinh lớp 5A1 trường Tiểu học An Linh. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU a) Cơ sở lý luận: - Nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu các biện pháp ( phương pháp). - Đề tài dựa trên nội dung “ Năm điều Bác Hồ dạy” - Dựa vào các nguyên tắc nhằm giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh. b) Các phương pháp nghiên cứu: * Nhóm các phương pháp chính: - Phương pháp quan sát: nhằm quan sát việc giáo dục đọa đức học sinh. GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 2
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm - Phương pháp điều tra: để tìm hiểu tình hình nắm bắt nội dung “ Năm điều Bác Hồ dạy” của học sinh. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: để nghiên cứu kết quả xếp loại rèn luyện của học sinh. - Phương pháp chuyên gia: nhờ sự tư vấn của một số cán bộ giáo viên có kinh nghiệm. * Nhóm các phương pháp hỗ trợ: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Thưc trạng của vấn đề: Hiện nay, thực tế chất lượng đạo đức ở trường học củng như ngoài xã hội đang xuống cấp một cách “trầm trọng”. Trong thời gian vừa qua, đài báo đã đưa rất nhiều tin, bài phản ảnh về sự suy thoái đạo đức ở môt bộ phận thanh thiếu niên. Do tác động tiêu cực từ phim ảnh, từ mặt trái của cơ chế thị trường. Nên vấn đề giáo dục đạo đức trong trường học phải được đặt lên hàng dầu, và được coi là vấn đề cấp thiết nhất. Là một giáo viên đang trược tiếp giảng dạy cho học sinh từng ngày. Tôi thấy, Nếu chúng ta biết vận dụng tốt “ Năm điều Bác Hồ dạy” để giáo dục nâng cao đạo đức cho học sinh là một biện pháp hữu hiệu. a) Thuận lợi: - Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng đã được đưa vào trường học từ lâu, học sinh Tiểu học được học từ lớp 1 đến lớp 5. Hình như tất cả các em sau khi vào lớp 1 khoảng 2 tháng là các em đã thuộc. - Dễ dàng phối hợp với Tổng phụ trách, cũng như các giáo viên khác. - Mỗi tuần điều được sinh hoạt dưới cờ một lần, trước khi vào học đều đọc “ Năm điều Bác Hồ dạy” b) Khó khăn: - Giáo viên chủ nhiệm đảm trách nhiều môn nên có hạn chế về thời gian. - Các em chỉ đọc thuộc lòng mà không nắm được nội dung của từng điều. GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 3
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm 2. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN a) Muốn nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức người giáo viên phải biết áp dụng các nguyên tắc sau: Một là: phải phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc ta, điều kiện kinh tế xã hội và đặt biệt là của địa phương và thực tế ở nhà trường. Hai là: phải biết kết hợp giữa giáo dục chính kháo và giáo dục ngoại khóa. Ba là: phải đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cho học sinh. b) Để vận dụng “ Năm điều Bác Hồ dạy” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tôi thực hiện các bước như sau: * Số liệu điều tra trước khi thực hiện: STT NỘI DUNG MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN ( n = 20) NỘI DUNG THUỘC HƠI THUỘC KHÔNG THUỘC 1 Thuộc 25 4 3 “ Năm điều Bác Hồ dạy” 2 NỘI DUNG HIỂU HƠI HIỂU KHÔNG HIỂU Hiểu 5 10 17 “ Năm điều Bác Hồ dạy” 3 NỘI DUNG TỐT HƠI TỐT KHÔNG TỐT Vận dụng 3 6 22 “ Năm điều Bác Hồ dạy” Với kết quả điều tra trên ta dễ dàng nhận thấy học sinh chúng ta chỉ học thuộc “ Năm điều Bác Hồ dạy” một cách máy móc chứ không nắm được nội dung, không biết vận dụng. * Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. * Bước 1: Giúp học sinh học thuộc “ Năm điều Bác Hồ dạy”. * Bước 2: Giúp học sinh hiểu nội dung “ Năm điều Bác Hồ dạy”. * Bước 3: Cho học sinh thực hành nội dung “ Năm điều Bác Hồ dạy”. GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 4
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm * Bước 4: Hướng dẫn học sinh vận dụng “ Năm điều Bác Hồ dạy” vào thực tiễn trong học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống hàng ngày. - Ngay từ đầu năm học, tôi lên kế hoạch cho học sinh “ Học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy” như sau: Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần Tuần 1 và 2 3 và 4 5 và 6 7 và 8 9 và 10 11 và 12 13 và 14 15 đến 35 Ôn Giúp Giúp Giúp Giúp Giúp Thực Vận tập học học học học học hành “ dụng học sinh sinh sinh sinh sinh Năm “ Năm thuộc“ phân phân phân phân phân điều điều Năm tích tích tích tích tích Bác Bác điều nội nội nội nội nội Hồ Hồ Bác dung dung dung dung dung dạy” dạy” Hồ điều 1 điều 2 điều 3 điều 4 điều 5 vào dạy” thực tiễn * Tháng 9: Để vận dụng “ Năm điều Bác Hồ dạy” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Tháng 9, tôi kết hợp với Đội cho các em ôn lại “ Năm điều Bác Hồ dạy” trong giờ sinh hoạt dưới cờ. Bằng cách gọi một số em lên đọc trước tập thể học sinh. Kết hợp với ban Giám hiệu nhà trường cùng với các giáo viên bộ môn nhắc nhở các em thực hiện tốt hơn. Khi vào sinh hoạt lớp, tôi sử dụng phiếu bài tập điền khuyết để các em hoàn thành “ Năm điều Bác Hồ dạy”. - Em hãy hoàn thành phiếu bài tập sau: GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 5
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm PHIẾU BÀI TẬP Điếu 1: Yêu Tổ quốc, Điều 2: . ., lao động tốt Điều 3: Đoàn kết tốt, Điều 4: , thật tốt Điều 5: Khiêm , thật , dũng Với phương pháp và hình thức tổ chức như trên, tôi thấy học sinh của tôi rất hứng khởi và các em nắm chắc “ Năm điều Bác Hồ dạy”. * Tháng 10: Nếu chúng ta chỉ dừng ở mức độ giúp các em thuộc lòng “ Năm điều Bác Hồ dạy” thì chỉ mang tính hình thức, khẩu hiệu chứ chưa có tác dụng giáo dục. Do vậy, tháng 10 thông qua tiết sinh hoạt lớp. Tôi giúp học sinh phân tích để nắm được nội dung điều 1.“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” bằng hệ thống câu hỏi sau: H : Em hiểu như thế nào là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”? H : Em hãy nêu một vài việc làm thể hiện tình yêu đó? H: Bản thân em đã làm gì để thể hiện tình yêu đó. Học sinh suy nghĩ trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ sung. * Tôi nhận xét chốt lại: Điều thứ nhất: Bác dạy chúng ta phải biết "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" tức là yêu tất cả những gì thuộc về Tổ quốc mình, yêu phong cảnh đất nước, yêu bản sắc dân tộc, yêu các phong tục tập quán, yêu nền vǎn hiến lâu đời của dân tộc, yêu những con người Việt Nam cùng với phẩm chất, nhân cách cao đẹp đã lưu truyền từ bao đời nay. Yêu những người cùng chung dòng giống Việt Nam, cội nguồn Việt Nam từ miền đồng bằng tới vùng núi xa xôi. Để làm được điều đó trước hết chúng ta phải ý thức được mình là người con của đất nước, phải trang bị cho mình một lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của con người Việt Nam, về những gì con người Việt Nam đã và đang làm được trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải biết tìm hiểu về những tinh hoa, bản sắc, phong tục tập quán của dân tộc và cố gắng tự rèn luyện để sau này có thể cống hiến được nhiều cho xã hội, góp phần GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 6
- Sáng Kiến Kinh Nghiệm đưa đất nước ta ngày một tươi đẹp, hùng mạnh. Xung quanh ta còn rất nhiều người gặp khó khǎn, khổ cực, là một người con của đất nước chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ họ trong khả nǎng có thể như câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" và "lá lành đùm lá rách" chỉ có lòng "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" của dân tộc ta mới giúp chúng ta tồn tại được sau hàng nghìn nǎm bị Trung Quốc đô hộ, trải qua cả hai cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và Pháp. Qua việc giúp học sinh phân tích điều 1, tôi lồng ghép giáo dục các em biết tự hào về truyền thống của dân tộc và các phẩm chất cao đẹp. * Tháng 11: thông qua tiết sinh hoạt lớp. Tôi giúp học sinh phân tích để nắm được nội dung điều 2.“Học tập tốt, lao động tốt” bằng hệ thống câu hỏi và quan sát ảnh minh họa. GV : Nguyễn Thanh Liêm Trang 7