Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 4

doc 22 trang sangkien 29/08/2022 11300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_doc_cho_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh Lớp 4

  1. Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 4 phần i: đặt vấn đề I. lời mở đầu Bậc Tiểu học là bậc đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Là bậc học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững tạo ra những con người có “tài’’có “đức”. Những gì thuộc về trí thức và kỹ năng về hành vi và tình người được định hình ở bậc Tiểu học và nó sẽ theo suốt cuộc đời mỗi em như: chữ viết, kỹ năng cuộc sống hằng ngày Những gì được hình thành và định hình ở trẻ rất khó thay đổi, cải tạo lại. Chính vì vậy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Tập đọc là phân môn quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Trong suốt thời gian học tập từ nhỏ đến lớn, học sinh sử dụng hoạt động đọc là nhiều nhất. Đọc giúp trẻ lĩnh hội được một ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là công cụ để học các môn khác, tạo điều kiện để cho học sinh tiến lên nắm lấy kho tàng tri thức, văn hóa của loài người lưu giữ trong sách vở. Phân môn Tập đọc giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc ( đọc đúng - đọc diễn cảm ) một bài văn, một bài thơ Đọc là một hình thức tiếp cận và chiếm lĩnh tác phẩm. Đọc để giải mã tín hiệu ngôn ngữ, để cảm thụ, để hiểu tác phẩm. Đọc để tiếp cận thế giới nghệ thuật mà nhà văn nhà thơ xây dựng. Đọc được xem là cơ sở tiền đề của việc nhận thức và phát triển tư duy nghệ thuật cho học sinh. Thông qua đọc, học sinh biết cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Thông qua việc dạy đọc, giáo dục học sinh lòng ham đọc sách, phát huy được tính tích cực, óc thông minh, năng lực chủ động sáng tạo. Từ đó làm giàu kiến thức về đời sống và kiến thức văn hóa. Việc dạy đọc sẽ giúp cho học sinh 1
  2. hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp. Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. - Các yêu cầu về kỹ năng đọc ở lớp 4 là: +Phát âm đúng và rõ các tiếng có vần khó, phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối, có thanh dễ lẫn lộn. +Đọc lưu loát từng đoạn và cả bài văn, bài thơ ( ngắt nhịp đúng các từ, câu văn theo thể thơ ). +Đọc thầm nhanh, hiểu nội dung bài đọc, trả lời được các câu hỏi về nội dung, ý nghĩa giá trị nghệ thuật của câu văn, câu thơ. +Bước đầu biết đọc diễn cảm được bài văn, bài thơ nói chung, có cảm xúc, biết nhấn giọng ở những từ biểu cảm, gợi tả, biết đọc rõ lời tác giả và lời nhân vật. II.thực trạng của việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4: 1)Giáo viên:Thông qua việc tìm hiểu, dự giờ, phân tích tôi nhận thấy: - Hầu hết giáo viên đã tiếp cận, vận dụng đổi mới phương pháp khi dạy phân môn tập đọc. Nhưng việc tiếp cận phương pháp đổi mới của giáo viên còn nhiều hạn chế như: - Do mỗi địa phương có một cách phát âm riêng nên cũng gây không ít khó khăn trong việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh. - Trong giờ tập đọc một số giáo viên đề cao quá mức yêu cầu cảm thụ văn học, đã biến giờ Tập đọc thành giờ giảng văn. Cô giảng là chính trò chỉ nghe, ít có thời gian luyện đọc. - Mặt khác một số giáo viên biến việc đọc diễn cảm thành cách đọc uốn có giọng, không gắn với nội dung và không thể hiện được cảm xúc. - Trong quá trình tìm hiểu bài một số giáo viên phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố, sự kiện, chi tiết chưa sâu, chưa chu đáo, dẫn đến việc hiểu nội dung văn bản của học sinh còn lơ mơ. - Việc tự học tự rèn luyện của một số giáo viên còn chưa cao ( đa phần việc nghiên cứu tài liệu tham khảo chủ yếu là sách giáo khoa ). 2
  3. - Việc nắm vững nguyên tắc ngữ pháp còn chưa chắc, việc dạy đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm còn mang tính chủ quan cảm tính. *Tóm lại: Những vấn đề thực trạng của giáo viên nên đã gây khó khăn đến việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh. 2) Học sinh Học sinh dần làm quen với phương pháp học tập mới. Nhiều em đã đọc hiểu được nội dung bài và tiết học trở nên hứng thú, xong vẫn còn không ít tồn tại cần khắc phục: - Khả năng phối hợp đồng bộ của các cơ quan: Cơ quan phát âm, cơ quan thị giác, cơ quan thính giác, còn hạn chế, dẫn đến khả năng tổng hợp hạn chế nên kỹ năng đọc của học sinh còn ngập ngừng, chưa liền mạch. Vì thế việc hiểu nội dung bài không rõ ràng. - Một số học sinh phát âm chưa chuẩn theo tiếng phổ thông ( l – n ; tr – ch ; d – gi ; r – d. Vần át - ác, an – ang, iu – iêu, ưu – ươu, ắt - ắc, ất – ấc, iên – iêng, ). -Do học đa số là dân tộc mường nên việc phát âm chưa chuẩn tiếng phổ thông như : ong, oc, - Một số học sinh ngắt nghỉ hơi tùy tiện không theo ý nghĩa và logic của câu, của đoạn. - Một số học sinh đọc quá chậm, ấp úng, ê a, khi đọc hầu như toàn bộ sự chú ý, tập trung vào việc nhận ra mặt chữ để đọc, hoặc ngược lại một số học sinh đọc liến thoắng, đọc quá nhanh đều dẫn đến việc hiểu không đúng và không đầy đủ nội dung bài học. - Một số học sinh đọc quá nhỏ ( đọc lí nhí, âm thanh không thoát ra miệng ) không gây được sự hứng thú cho học sinh khác. - Ngược lại một số học sinh đọc quá to ( như gào lên ) sẽ làm cho học sinh khác nghe, theo dõi một cách mệt mỏi 3
  4. *Xuất phát từ những thực trạng trên. Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và biện pháp, về rèn kĩ năng đọc cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng môn tập đọc cho học sinh lớp 4 như sau: phần ii : giải quyết vấn đề I.Các giải pháp thực hiện 1. Điều tra nắm bắt tình hình và phân loại chất lượng HS trong lớp Khi nhận lớp tôi phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, nghiên cứu kĩ trình độ học tập cá tính của từng học sinh thông qua giáo viên năm trước, nắm được ba đối tượng học sinh: Giỏi khá, trung bình, yếu kém. Để thực hiện tốt kế hoạch của nhà trường đồng thời nắm được chất lượng của học sinh đầu năm để tiện cho việc phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có giọng đọc hay và phù đạo những học sinh đọc còn yếu, đọc ê a, ấp úng. Tôi tiến hành kiểm tra chất lượng môn Tập đọc đầu năm học, kết quả lớp tôi như sau: Tổng số là 18 học sinh Giỏi : 3 em đạt tỷ lệ 16,5 % Khá : 4 em đạt tỷ lệ 22 % TB : 7 em đạt tỷ lệ 38,5 % Yếu : 4 em đạt tỷ lệ 22 % 2.Tổ chức dạy học môn Tập đọc Sau khi đã điều tra nắm bắt tình hình phân loại được chất lượng học sinh theo các đối tượng, giáo viên phân nhóm học sinh hình thành đôi bạn cùng tiến ( mỗi nhóm có hai em, trong đó một học sinh khá hoặc giỏi, một học sinh trung bình hoặc yếu ) giúp đỡ nhau học tập trong suốt năm học. - Đầu năm học, tôi chú ý nhiều hơn đến đến HS cá biệt, yếu kém về phân môn Tập đọc. 4
  5. - Khi lên lớp, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp học, tôi đầu tư thời gian thích hợp để hướng dẫn, giúp đỡ học sinh nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đă được phát triển từ lớp dưới, đồng thời rèn luyện thêm kĩ năng đọc diễn cảm (thể hiện tình cảm thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách của nhân vật trong bài).Tôi chủ động, linh hoạt sáng tạo, vận dụng SGK và đồ dùng dạy học trong dạy học cho các đối tượng HS khác nhau nhằm phát triển tối đa năng lực cá nhân của từng học sinh, góp phần thực hiện dạy học ở cấp Tiểu học. Khi chuẩn bị bài dạy môn Tập đọc: soạn kế hoạch dạy học cùng với SGK và đồ dùng dạy học, tôi căn cứ vào yêu cầu cần đạt để xây dựng các hoạt động dạy học, chuẩn bị các câu hỏi gợi ý, dự kiến các tình huống sư phạm để nâng cao kĩ năng đọc- hiểu văn bản. 3.Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Tập đọc - Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để rèn đọc hoặc trả lời câu hỏi. - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau. - Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh giải đáp thắc mắc cho nhau, góp ý cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ rèn đọc và tìm hiểu bài. - Sơ kết, tổng kết ý kiến của học sinh. II.các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho hs lớp 4 Biện pháp 1: Rèn đọc đúng 1)Rèn kỹ năng đọc qua hình thức đọc thành tiếng: a) Rèn đọc đúng tiếng rõ lời, đúng phụ âm đầu, vần và thanh ( lỗi phát âm địa phương) Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng không phải là đọc thừa, không sót từng âm. Đọc đúng phải thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn tức là đọc đúng chính âm. Đọc để đạt được yêu cầu rèn đọc đúng trong quá trình dạy Tập đọc cho học sinh cần tập trung khắc phục một số hạn 5
  6. chế như phát âm địa phương ( phát âm sai phụ âm đầu, âm chính, sai âm cuối, sai dấu thanh ). Ví dụ: Khi dạy bài: “Truyện cổ tích về loài người“( trang 9, TV4 tập 2) học sinh thường đọc sai phụ âm đầu và dấu thanh. “Truyện cổ" các em hay đọc“chuyện cỗ“ hoặc“ chuyện cổ" - Khi sửa cho học sinh phát âm phụ âm đầu: “ch" hoặc“tr“tôi đã hướng dẫn học sinh như sau: +Khi đọc phụ âm đầu“tr“: Lưỡi cong và chạm nhẹ vào hàm trên, độ mở của miệng hơi rộng. +Khi đọc phụ âm đầu“ ch“: Lưỡi không cong hàm trên chạm vào lưỡi nhiều, độ mở của miệng hẹp. Ví dụ : Khi đọc từ “bát ngát” học sinh thường hay đọc sai âm cuối và đọc thành “ bát ngác” +Giáo viên đọc mẫu sau đó hướng dẫn các em phát âm và so sánh: khi đọc từ “ bát ngát” đầu lưỡi trạm lên hàm trên, độ mở của miệng hơi hẹp còn nếu các em đọc độ mở của miệng rộng không cong đầu lưỡi sẽ đọc thành “ bác ngác “ nên dẫn đến đọc sai. b)Khắc phục cách đọc tùy tiện trong học sinh: Khi đọc một bài tập đọc học sinh thường ngắt giọng để lắp hơi một cách tùy tiện. Để học sinh ngắt giọng đúng vị trí tôi đã hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa và quan hệ ngữ pháp để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không tách từ làm hai. Ngắt hơi cho phù hợp với dấu câu ; nghỉ ít ở dấu phẩy. Vì ở vị trí dấu phẩy, ý nghĩa của câu chưa được hoàn chỉnh, lời văn còn tiếp tục. Nghỉ lâu ở dấu chấm. Vì ở vị trí dấu chấm, lời nói đã chọn vẹn, nghĩa của câu đã đầy đủ. b1) Cách ngắt giọng của bài văn Ví dụ: Bài “trống đồng Đông Sơn“ ( trang 17 – TV4- tập 2). "Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú." 6
  7. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh. Khi dạy bài trên tôi chép bài văn lên bảng. Hỏi: Em ngắt giọng ở vị trí nào? nghỉ hơi ở vị trí nào trong câu? Tại sao ? Học sinh: Em ngắt giọng ngắn ở vị trí dấu phẩy và nghỉ lâu ở vị trí dấu chấm. Hỏi: Ngoài cách ngắt câu thì ta còn ngắt câu ở vị trí nào trong câu? Sau khi học sinh đọc và trả lời giáo viên khắc sâu về ý nghĩa của dấu chấm và dấu phẩy, cách ngắt câu trong đoạn văn. Giáo viên nói: Đoạn văn trên ta ngắt giọng như sau: Giáo viên vừa nói vừa thực hành ở vị trí dấu phẩy ta kí hiệu ngắt giọng bằng 1 gạch ( / ), ở vị trí dấu chấm ta ngắt giọng bằng 2 gạch chéo ( // ) . "Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn // chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú." Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương // và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh. - Giáo viên đọc mẫu, gọi học sinh đọc lại và so sánh hai cách đọc . Giáo viên tóm lại: Với cách ngắt nhịp đúng của đoạn văn trên, khi đọc lên ta cảm nhận được con người là tinh hoa của đất ngay từ ngày xưa qua những hoa văn trang trí, ông cha ta khẳng định con người lao động làm chủ thế giới, con người nhân hậu hiền hoà luôn khát khao cuộc sống ấm no hạnh phúc. *Như vậy: Những bài văn khi đọc lên ta căn cứ vào dấu phẩy, dấu chấm để ngắt giọng, nhưng có bài văn có những câu dài thì ngắt giọng như thế nào cho đúng. Tóm lại: Mỗi bài tập đọc có cách đọc khác nhau, cách ngắt giọng khác nhau. Trong giờ luyện đọc giáo viên đưa ra câu hỏi và học sinh đưa ra cách đọc đúng của mình, từ đó giáo viên giúp học sinhtìm ra cách đọc đúng nhất. Đối với học sinh yếu, giáo viên cho luyện đọc theo cụm từ, câu, đoạn. Học sinh khá, giỏi giáo viên cho học sinh luyện đọc cả bài. Trong khi đọc giáo viên chú ý lắng nghe khen ngợi học sinh đọc đúng và sử ngay cho học sinh đọc sai. Tôi đã làm thường xuyên trong 7