Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán Lớp 4

doc 17 trang sangkien 26/08/2022 17785
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_m.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Toán Lớp 4

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình sách giáo khoa mới Toán 4 mở đầu cho giai đoạn học tập sâu hơn nghĩa là vẫn hướng dẫn học sinh về các kiến thức kỹ năng cơ bản của môn Toán nhưng ở mức độ sâu sắc hơn, khái quát hơn, tường minh hơn giai đoạn của các lớp 1 ; 2; 3. Cùng với các môn học khác, môn Toán có vị trí rất quan trọng, bởi Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực,có một hệ thống kiến thức, nhận thức và phương pháp cơ bản cần thiết để học các môn học khác và tiếp tục nhận thức về thế giới xung quanh. Môn Toán có khả năng phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích và tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh và bác bỏ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, có căn cứ khoa học toàn diện, chính xác. Nó có nhiều tác dụng trong việc hình thành và phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành và phát triển nề nếp, phong cách tác phong làm việc khoa học cần thiết trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt đẹp như: cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt mọi khó khăn trong cuộc sống. Với vị trí quan trọng đó nên chương trình môn Toán ở lớp 4 chiếm một số lượng giờ rất lớn ( 175 tiết/năm học). Do đó chúng ta thấy rõ việc nâng cao hiệu quả dạy và học môn Toán là một điều thiết yếu và có thời gian để làm được. Chương trình toán ở tiểu học được đề cập, xoay quanh nhiều nhất là phần số học ( Số học ở lớp 4 có tới 110 tiết, chiếm 63 % tổng thời lượng dạy học toán). Các kiến thức số học được sắp xếp theo nguyên tắc đồng tâm, kế thừa và phát triển, lớp học trên bao hàm lớp học dưới và được mở rộng, nâng cao hơn. Các kiến thức số học được phát triển liên tục, không gián đoạn. Chính vì thế mà toán số học rất đa dạng và phức tạp. Để học tốt toán số học đòi hỏi học sinh phải có khả năng trừu tượng hóa, khái quát hóa. Nhưng với học sinh lớp 4 còn có những hạn chế trong nhận thức, tri giác còn gắn liền với hành động trên đồ vật, khó nhận biết được tính chất chung của các tập hợp khi thay đổi một vài đặc điểm bên ngoài của các phần tử như hình “hình dạng”, “sắc màu”. Ví dụ: Cũng là thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức hay là vận dụng một số tính chất: một số nhân một tổng, một số nhân với một hiệu nhưng ở phần phân số đối với học sinh quả là khó khăn. Với HS lớp 4 thường chú ý đến cái mới lạ, hấp dẫn, cái đập vào mắt hơn là cái cần quan sát, trí nhớ trực quan, hình tượng phát triển mạnh mẽ hơn là trí nhớ câu chữ, trừu tượng, tư tưởng phụ thuộc hình mẫu có thực, tư duy cụ thể là chủ yếu. Do vậy mà trong quá trình giải toán số học ở một số dạng các em còn mắc phải sai lầm. 1
  2. Qua quá trình giảng dạy ở lớp 4 đã nhiều năm, qua các kỳ kiểm tra định kỳ, khảo sát chất lượng và kể cả khảo sát đối tượng học sinh giỏi, tôi nhận thấy rằng kỹ năng thực hiện bốn phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) về số tự nhiên và phân số , kỹ năng lập số, phân tích số, kỹ năng thực hiện một biểu thức và kỹ năng tìm thành phần chưa biết của phép tính đối với phần lớn học sinh là rất khó khăn. Một số học sinh còn thực hiện máy móc, chưa nắm rõ được bản chất của vấn đề cần giải quyết. Nói cách khác, các em làm nhưng không hiểu rõ kỹ năng thực hiện, không chắc chắn là đúng hay sai, từ đó các em ngại làm những bài toán số học có tính phức tạp hay một số bài có nội dung tiềm ẩn. Bởi vậy có nhiều em (có khi là học sinh giỏi) biết cách giải một số bài toán phức tạp, hóc búa nhưng kết quả tính lại không đúng. Đó chính là do kĩ năng tính toán về số học của học sinh còn non kém. Thực tế cho thấy những năm qua chất lượng về môn Toán của học sinh lớp 4 thấp hơn những môn học khác, tỷ lệ học sinh khá giỏi chưa cao. Theo tôi nguyên nhân chính cũng do phần toán số học của học sinh nắm chưa chắc chắn. Thực tế qua khảo sát thường xuyên và định kỳ của những năm qua thôi thấy kết quả như sau: Số HS sai lầm khi Số HS sai lầm khi Số HS sai lầm khi Sô lượng HS lập các số tự tìm thành phần chưa thực hiện 4 phép tính nhiên biết phép tính 35 em 25% - 30% 20% - 25% 30% - 35% ( 2005- 2006) 35 em ( 2006- 2007) 20% - 25% 15% - 20% 20% - 25% (Tất nhiên cũng có những em mắc tất cả những sai lầm trên.) Từ những thực trạng trên trong hai năm học này, tôi đã đưa ra một số biện pháp để khắc phục những sai lầm mà học sinh thường gặp phải khi giải một số dạng toán về số học nhằm nâng cao chất lượng môn Toán cho HS lớp 4 của tôi. Hy vọng rằng một số kinh nghiệm nhỏ của tôi sẽ được đồng chí, đồng nghiệp áp dụng cho học sinh của mình và cũng rất mọng được sự góp ý bổ sung của đồng chí, đồng nghiệp. II : GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Trong những năm học trước, tôi thấy học sinh của tôi cũng như HS khối 4 thường hay sai ở các phép tính nhân, chia với số có nhiều chữ số, sai trong tìm số dư của phép chia, sai sót trong lập số tự nhiên với các số cho trước, sai ở dạng toán tìm một số khi biết kết quả sau một dãy phép tính liên tiếp và đặc biệt sai nhiều ở 2
  3. thứ tự thực hiện phép tính khi vận dụng vào tìm thành phần chưa biết hoặc thực hiện tính với phần phân số. Tôi đã đưa ra một số giải pháp cho hai năm học qua như sau: 1. Giúp học sinh thực hiện đúng các phép nhân dạng abcde xoy Với lớp tôi cũng như các lớp của đồng nghiệp trong trường thì dạng abcde mnx học sinh đều thực hiện được thành thạo, song dạng nhân với số có chữ số 0 ở giữa học sinh hay thực hiện sai. Với dạng này tôi làm như sau: - Khi dạy nhân với số có 3 chữ số với ví dụ: 234 207 = ? Các em thương fthực hiện như sau: 234 x 207 1638 468 6318 - Ta thấy rõ ràng học sinh đã thực hiện sai phép tính - Các em thực hiện sai bởi vì các em đã “bỏ sót” chữ số 0 ở hàng chục của thừa số thứ hai. Nên chỉ tìm được hai tích riêng như nhân với số có hai chữ số. Như vậy chứng tỏ rằng các em chưa hiểu rõ bản chất của cách ghi số theo hệ thập phân và vị trí của từng chữ số. Từ đó các em đặt tính một cách máy móc, không hiểu vì sao làm như vây. Trước hết, khi dạy đến dạng toán này tôi đã giải thích cho học sinh hiểu bản chất của cách ghi số, nắm vững các quy tắc thực hiện các phép tính. Chẳng hạn đối với bài toán trên, giáo viên cần giúp các em rõ: + Khi ta nhân 7 với 234 được 1638 đơn vị - là tích riêng thứ nhất ( vì chữ số 7 của thừa số thứ hai ở hàng đơn vị) + Khi ta nhân 0 với 234 được 0 chục - là tích riêng thứ hai (vì chữ số 0 của thừa số thứ hai ở hàng chục) + Khi ta nhân 2 với 234 được 468 trăm - là tích riêng thứ ba (vì chữ số 2 của thừa số thứ hai ở hàng trăm) Vì vậy khi nhân cột các tích riêng ta phải đặt thẳng hàng vớ nhau (Cụ thể hàng trăm thẳng với hàng trăm). Như vậy ta có: 234 X 207 1638 468 48438 3
  4. Để học sinh khỏi nhầm lẫn giáo viên có thể giải thích các em như sau: Viết đầy đủ: Viết gọn: 234 234 X 207 X 207 1638 1638 000 468 468 48438 48438 - Ngoài ra, để giúp các em khẳng định lại kết quả phép tính của mình giáo viên cần hướng dẫn học sinh thử lại kết quả. Chẳng hạn: 234 x 207 = 6318. Học sinh dùng phép chia để thử lại => 6318 : 207 = 30 ( dư 108). - Từ đó học sinh xác định phép tính trên là sai hay đúng để các em có thể suy nghĩ thực hiện lại (nếu kết quả của các em sai) Với phương pháp trên tôi đã áp dụng để hướng dẫn học sinh lớp tôi, các em đã tiếp thu rất nhanh. Từ cơ sở học sinh đã hiểu và làm đúng những bài toán như trên tôi đưa thêm một số bài toán khác để giúp học sinh nhớ lâu hơn dạng tính trên. Ví dụ: Bạn Sơ nhân một số với 405. Vì sơ ý nên bạn đã viết các tích riêng thẳng hàng với nhau. Vì vậy tích tìm được là 11277. Em hãy tìm tích đúng của phép nhân này? Qua thực hành làm bài, phần lớn các em hiểu được rằng: bạn Sơ đặt các tích riêng thẳng hàng với nhau tức là bạn đã lấy số đó lần lượt nhân với 5, với 4 rồi cộng các kết quả lại. Như vậy 5 lần thừa số thứ nhất cộng với 4 lần thừa số thứ nhất chính bằng 11 277. Vậy thừa số thứ nhất là: 11277 : ( 5 + 4) = 1253. Vậy tích đúng là: 1253 X 405 6265 5012 507465 - Qua những bài tập như dạng trên sau khi thực hiện xong, giáo viên khắc sâu thêm cho học sinh về việc đặt các tích riêng cho đúng để có kết quả phép nhân đúng. 4
  5. Qua một số năm thực hiện tôi thấy học sinh đã giảm hẳn được tình trạng làm sai dạng toán abcde xoy. Với cách làm đó , tôi đã đưa ra cho đồng nghiệp trong khối cùng thực hiện và thấy kết quả cũng rất khả quan. 2. Giúp học sinh thực hiện đúng các phép chia dạng: abc : d ( với a chia hết cho d, b không chia hết cho d, bc chia hết cho d). Tôi đã khảo sát ở lớp tôi cũng như học sinh trong khối thấy các em thực hiện phép chia cho số có 1; 2 ; 3 chữ số rất thành thạo song trong đó dạng chia mà thương có chữ số 0 ở giữa thì nhiều em thực hiện sai. Tôi đã yêu cầu học sinh thực hiện 2 phép chia sau: 2030 : 5 và 3018 : 6 Sau khi làm xong, tôi thu bài làm của học sinh kiểm tra và phát hiện một số em thực hiện hai phép chia trên sai như sau: 3018 6 52030 5 30 53 46 20 00 18 030 18 30 0 0 Rõ ràng là các em biết cách chia nhưng chưa hiểu bản chất của phép chia nên đã thực hiện sai các phép tính trên. Nguyên nhân sai lầm trên là do các em không lấy chữ số hàng chục ở số bị chia để thực hiện chia. Nên kết quả tìm được còn thiếu chữ số chỉ hàng chục, chỉ có giá trị hàng trăm và hàng đơn vị. Như vậy các em lại càng mắc sai lầm ở dạng phép nhân như tôi đã nói trên. Những bài toán dạng này tôi đã hướng dẫn cho học sinh như sau: Ví dụ ở bài toán trên: 20305 5 03 406 30 0 - 2 nghìn không chia hết cho 5, ta lấy 20 trăm chia cho 5 được 4 trăm, ta viết 4 ở thương, 5 nhân với 4 được 20, 20 trừ 20 bằng 0. - Hạ 3 chục xuống lấy 3 chục chia cho 5 được 0 viết 0 ở thương , 0 nhân với 5 được 0, lấy 3 trừ 0 bằng 3. - Hạ 0 đơn vị xuống, được 30, lấy 30 đơn vị chia cho 5 được 6 đơn vị, 6 nhân 5 bằng 30, 30 trừ 30 bằng 0. Vậy kết quả tìm được là: 406 Với phép tính 3018 : 6 tôi cũng hướng dẫn các em kiểu như vậy. Sau khi các em thực hiện xong tôi cho các em thử lại bằng phép nhân để kiểm tra kết quả. 5