Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nắm chắc các dạng toán về đại lượng ở Lớp 5

doc 19 trang sangkien 29/08/2022 10560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nắm chắc các dạng toán về đại lượng ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_nam_cha.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh nắm chắc các dạng toán về đại lượng ở Lớp 5

  1. Một số biện pháp giúp học sinh nắm chắc các dạng toán về đại lượng ở lớp 5. A- Đặt vấn đề. - Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình toán Tiểu học. Nếu coi Toán 4 là sự mở đầu thì Toán 5 là sự phát triển tiếp theo và ở mức cao hơn, hoàn thiện hơn cả giai đoạn dạy học các nội dung cơ bản nhưng ở mức sâu hơn, trừu tượng và khái quát hơn, tường minh hơn so với giai đoạn các lớp 1, 2, 3. Do đó, cơ hội hình thành và phát triển các năng lực tư duy, trí tưởng tượng không gian, khả năng diễn đạt ( bằng ngôn ngữ nói và viết ở dạng khái quát và trừu tượng) cho HS sẽ nhiều hơn, phong phú hơn và vững chắc hơn so với các lớp trước. Như vậy, Toán 5 sẽ giúp HS đạt được những mục tiêu dạy học toán không chỉ ở Toán 5 mà toàn cấp Tiểu học. Trong các tuyến kiến thức của môn Toán thì “ Đại lượng và đo đại lượng” là tuyến kiến thức khó dạy vì tri thức khoa học về đại lượng và đo đại lượng và tri thức môn học được trình bày có khoảng cách. Việc dạy học giải các dạng toán về đại lượng trong thực tế nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa nắm vững kiến thức khoa học của tuyến kiến thức này và chưa khai thác được quan hệ giữa tri thức khoa học và tri thức môn học, học sinh còn hay nhầm lẫn trong quá trình luyên tập nên hiệu quả học tập chưa cao. Qua mấy năm trực tiếp dạy lớp 5, trước thực tế đó tôi mạnh dạn nghiên cứu, tìm giải pháp giúp học sinh học tốt , nắm chắc các dạng toán về đại lượng và đo đại lượng đồng thời khắc phục những sai lầm khi giải dạng toán này bởi đây là việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng dạy học. B. Giải quyết vấn đề. I. Tìm hiểu một số vấn đề về đại lượng và đo đại lượng trong chương trình toán Tiểu học nói chung và của lớp 5 nói riêng. 1. Một số vấn đề về dạy học đại lượng và đo đại lượng trong toán Tiểu học: - Đại lượng là một khái niệm trừu tượng. Để nhận thức được khái niệm đại lượng đòi hỏi học sinh phải có khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá cao nhưng học sinh Tiểu học còn hạn chế về khả năng này. Vì thế việc lĩnh hội khái niệm đại lượng phải qua một quá trình với các mức độ khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau. - Dạy học đo đại lượng nhằm làm cho HS nắm được bản chất của phép đo đại lượng, đó là biểu diễn giá trị của đại lượng bằng số. Từ đó HS nhận biết được độ đo và số đo.Giá trị của đại lượng là duy nhất và số đo không duy nhất mà phụ thuộc vào việc chọn đơn vị đo trong từng phép đo. - Dạy học đại lượng và đo đại lượng nhằm củng cố các kiến thức có liên quan trong môn toán,phát triển năng lực thực hành, năng lực tư duy. 2. Vai trò của việc dạy học Đại lượng và đo đại lượng trong chương trình Toán 5: Trong chương trình toán học ở Tiểu học, các kiến thức về phép đo đai lượng gắn bó chặt chẽ với các kiến thức số học và hình học. Khi dạy học hệ thống đơn vị đo của mỗi đại lượng đều phải nhằm củng cố các kiến thức về hệ ghi số( hệ thập
  2. phân). Việc củng cố này có tác dụng trở lại giúp học sinh nhận thức rõ hơn mối quan hệ giữa các đơn vị đo của đại lượng đó có kiến thức về phép tính số học làm cơ sở cho việc dạy học các phép tính trên số đo đại lượng. Việc chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng được tiến hành trên cơ sở hệ ghi số; đồng thời việc đó cũng góp phần củng cố nhận thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân theo chương trình toán Tiểu học. Việc so sánh và tính toán trên các số đo đại lượng góp phần củng cố nhận thức về khái niệm đại lượng, tính cộng được đo được của đại lượng. Như vậy dạy học đại lượng và đo đại lượng trong chương trình toán Tiểu học nói chung và toán 5 nói riêng rất quan trọng bởi: - Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng được triển khai theo định hướng tăng cường thực hành vận dụng, gắn liền với thực tiễn đời sống. Đó chính là cầu nối giữa các kiến thức toán học với thực tế đời sống. Thông qua việc giải các bài toán HS không chỉ rèn luyện các kỹ năng môn toán mà còn được cung cấp thêm nhiều tri thức bổ ích. Qua đó thấy được ứng dụng thực tiễn của toán học. - Nhận thức về đại lượng, thực hành đo đại lượng kết hợp với số học, hình học sẽ góp phần phát triển trí tượng tượng không gian, khả năng phân tích - tổng hợp, khái quát hoá - trừu tượng hoá, tác phong làm việc khoa học, 3. Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong Toán 5. a. Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo khối lượng. b. Diện tích: - Bổ sung các đơn vị đo diện tích: dam2, hm2, mm2 và ha.Bảng đơn vị đo diện tích. - Thực hành chuyển đổi giữa các đơn vị đo thông dụng. c. Thể tích: - Giới thiệu khái niệm thể tích. Một số đơn vị đo thể tích: mét khối, đề xi mét khối, xen ti mét khối - Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thông dụng d. Thời gian; - Bảng đơn vị đo thời gian. Thực hành chuyển đổi giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. - Thực hành các phép tính với số đo thời gian. - Củng cố nhận biết về thời điểm và khoảng thời gian. g. Vận tốc: - Giới thiệu khái niệm vận tốc và đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. e. Ôn tập tổng kết, hệ thống hoá kiến thức về Đại lượng và đo đại lượng toàn cấp học. 4- Mức độ cần đạt: a. Bảng đơn vị đo dộ dài , đo khối lượng. - Biết tên gọi, ký hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo trong bảng. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo. - Biết thực hiện các phép tính với các số đo độ dài, đo khối lượng.
  3. b. Bảng đơn vị đo diện tích: - Biết dam2, hm2, mm2, ha. - Biết đọc,viết các số đo diện tích theo đơn vị đo đã học. - Biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. - Biết thực hiện các phép tính với các số đo diện tích. c. Thể tích; - Biết cm3, dm3, m3. - Biết đọc, viết, mối quan hệ giữa các đơn vị thể tích thông dụng. - Biết chuyển đơn vị đo thể tích trong trường hợp đơn giản. d. Thời gian: - Biết mối quan hệ, đổi đơn vị đo thời gian. - Biết cách thực hiện các phép tính số đo thời gian g. Vận tốc: - Nhận biết vận tốc của một chuyển động. - Biết tên gọi, kí hiệu của một số đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. II. Thực tế về dạy học Đại lượng và đo đại lượng trong Toán 5 . * Thuận lợi: - Giáo viên được tập huấn chương trình thay sách giáo khoa đầy đủ. - Nội dung, PPDH có tính khả thi- phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh( Giáo viên cũng đẵ nắm bắt được). - Kiến thức, kỹ năng cơ bản thiết thực, phù hợp với trình độ và điều kiện học tập của học sinh, quán triệt được quan điểm PCGD. Thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên, học sinh dễ tiếp thu bài. - Thiết bị dạy học khá đầy đủ. * Khó khăn: - Hầu hết giáo viên không có hứng thú dạy tuyến kiến thức này. - Giáo viên chưa đầu tư thực sự vào việc nghiên cứu bài, lập kế hoạch bài dạy. - PPDH của một số giáo viên còn hạn chế, chưa phù hợp, chưa rèn được kỹ năng giải toán hiệu quả chưa cao. Thể hiện: các đề kiểm tra thường có một đến hai câu thuộc tuyến kiến thức này phần lớn học sinh đều làm sai do các em không hiểu bản chất của bài tập nên trong quá trình làm bài thường hay nhầm lẫn. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh thường mắc những sai lầm trong giải toán phép đo đại lượng là: Sử dụng thuật ngữ, suy luận, thực hành đo, so sánh, chuyển đổi đơn vị đo, thực hiện phép tính trên số đo đại lượng, III- Một số nguyên nhân và biện pháp giúp học sinh học tốt các dạng toán về phép đo đại lượng trong Toán 5 . Cách khắc phục những sai lầm thường gặp. 1. Nguyên nhân: * Về giáo viên: - Là tuyến kiến thức khó dạy nên không được một số giáo viên chú trọng và quan tâm.
  4. - Một số giáo viên chưa nắm bắt được nội dung, PPDH mới - chưa đổi mới PPDH. - Khi lập kế hoạch dạy học chưa dự kiến những sai lầm học sinh thường gặp * Về học sinh: - Tiếp thu bài thụ động lười suy nghĩ - Nắm bắt kiến thức hình thành kỹ năng chậm. - Học sinh còn có những hạn chế trong việc nhận thức: tri giác còn gắn với hành động trên đồ vật, khó nhận biết được các hình khi chúng thay đổi vị trí, kích thước, khó phân biệt những đối tượng gần giống nhau. Chú ý của học sinh chủ yếu là chú ý không có chủ định nên hay để ý đến cái mới lạ, cái đập vào trước mắt hơn cái cần quan sát. Tư duy chủ yếu là tư duy cụ thể còn tư duy trừu tượng dần dần hình thành nên học sinh rất khó hiểu được bản chất của phép đo đại lượng. - Một số đại lượng khó mô tả bằng trực quan nên học sinh khó nhận thức được. - Phần lớn học sinh không thích học tuyến kiến thức này. - Trong thực hành còn hay nhầm lẫn do không nắm vững kiến thức mới. 2. Một số biện pháp giúp học sinh học tốt các dạng toán về Đại lượng và đo đại lượng trong Toán 5: - Phải giúp học sinh hiểu được bản chất của phép đo đại lượng.Giáo viên cần thực hiện theo quy trình sau: + Lựa chọn phép đo thích hợp: đo trực tiếp hoặc đo gián tiếp. + Giới thiệu đơn vị đo và hình thành khái niệm đơn vị đo. + Thực hành đo, đọc và biểu diễn kết quả đo bằng số kèm theo đơn vị. + Dạy hệ thống đơn vị đo, cách chuyển đổi đơn vị đo: Giáo viên cần làm cho học sinh thấy được sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đơn vị đo, mối quan hệ giữa các đơn vị đo, quan hệ của đơn vị mới với đơn vị cũ, giải các bài toán về chuyển đổi đơn vị đo. + Dạy tính toán trên số đo và rèn luyện khả năng ước lượng số đo: Giáo viên cần cho học sinh thấy mỗi cách chọn đơn vị đo nhận được một số đo khác nhau trên cùng một giá trị đại lượng. Do đó, trước khi thực hiện các phép tính học sinh phải kiểm tra các số đo có đơn vị đo phù hợp hay không. + Cần dành thời gian để nghiên cứu bài dạy, lập kế hoạch và dự kiến những sai lầm học sinh thường mắc trong từng bài dạy. Phân tích, tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Cụ thể: a. Dạng toán chuyển đổi đơn vị đo: * Biện pháp: - Giáo viên yêu cầu học sinh phải nắm chắc(thuộc) bảng hệ thống đơn vị đo, hiểu được mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Quan tâm rèn kỹ năng thực hiện phép tính trên số tự nhiên và số đo đại lượng. - Phải nắm được các giải pháp và thao tác thường dùng trong chuyển đổi số đo. . Giải pháp: Thực hiện các phép tính, sử dụng các hệ thống đơn vị đo. . Thao tác: + Viết thêm hoặc xoá bớt chữ số 0. + Chuyển dịch dấu phẩy sang trái hoặc sang phải 1,2,3, chữ số. Có 2 dạng bài tập thường gặp về chuyể đổi các đơn vị đo đai lượng: