Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng và diễn cảm

docx 6 trang sangkien 26/08/2022 12580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng và diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_d.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng và diễn cảm

  1. Sáng kiến kinh nghiệm - Tên đề tài sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng và diễn cảm”. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tập đọc là một phân môn quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Đọc để giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ dùng trong giao tiếp của học tập. Nó là công cụ của các em học tập tốt các môn học khác. Môn tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc ngày càng thành thạo, trau đồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, mở rộng sự hiểu biết trong cuộc sống, giáo dục mỹ cảm, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, tâm hồn cho học sinh, làm cho học sinh yêu Tiếng Việt, yêu cái đẹp. Mục tiêu của tiết tập đọc là học sinh hiểu nội dung và đọc diễn cảm bài tập đọc. Muốn đọc được diễn cảm trước tiên phải đọc đúng. Đọc đúng là phải đọc đúng chính âm, không đọc theo ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra đọc đúng còn có ý nghĩa là đúng ngữ điệu, bao gồm lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng chỗ, đúng giọng đọc Đọc đúng còn là đúng về ý nghĩa, nội dung từ, câu, đoạn, bài, giúp cho cách đọc đúng, không khô khan. Giọng đọc của mỗi câu, mỗi bài, mỗi đoạn mang một sắc thái riêng. Định ra giọng đọc là kết quả của quá trình tìm hiểu và cảm thụ bài. Do đó giáo viên không chỉ rèn cho các em đọc đúng, mà còn phải giúp các em tìm hiểu nội dung của bài văn, thấy được giá trị, cái hồn của tác phẩm. Một khi hiểu được nội dung của bài thì các em sẽ có giọng đọc, ngữ điệu sẽ bộc lộ được cảm xúc của các em đối với bài học. Ở phân môn tập đọc lớp 5, kĩ năng đọc của học sinh phải đạt được những yêu cầu sau: - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt, nghỉ hơi hợp lý, cường độ đọc vừa phải, không ê a, ngắt nghỉ hay liếng thoắng, đạt yêu cầu tối thiểu 80 tiếng/1 phút. - Đọc thầm và hiểu nội dung bài, nắm được nội dung đoạn, câu, ý nghĩa của bài. Như vậy học sinh lớp 5 phải có kĩ năng đọc đúng, lưu loát và tương đối diễn cảm. Nhưng thực tế trong lớp tôi, học sinh có sức học cao thấp khác nhau. Đối với học sinh khá, giỏi, thì các em đọc tương đối lưu loát, nhanh. Còn đối với các em học sinh trung bình và yếu khi tốc độ đọc còn chậm, đọc còn ê a, ngắc ngứ, chưa trôi chảy, thậm chí có nhiều em đọc ngắt rời từng tiếng do phải đánh vần thầm từng tiếng. Nhìn chung các em còn phát âm sai nhịp, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, giọng đọc lúc nào cũng đều đều như nhau, không có ngữ điệu. Với cách đọc như thế sẽ làm giảm ý nghĩa giá trị của tác phẩm văn học, không gây được sự thu hút đối với người nghe. Vậy làm thế nào để giờ Tập đọc có hiệu quả, nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh? Đây là một vấn đề mà bản thân tôi luôn trăn trở, hơn nữa thực tế đọc ở lớp vẫn chưa đảm bảo yêu cầu đề ra.Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng và diễn cảm”. Nhằm giúp các em đọc đúng, đọc lưu loát, rõ ràng, mà còn diễn cảm. 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng: a. Thuận lợi: Năm học 2014 - 2015, tôi được phân công giảng dạy lớp 5/2 với tổng số học sinh 36 em. -Đa số học sinh có phẩm chất, đạo đức tốt, biết thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt. - Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, điều kiện kinh tế của một số phụ huynh cơ bản đầy đủ. - Kĩ năng đọc của các em khá tốt, nhiều em biết ngắt nghỉ đúng, cao giọng ở câu cảm, câu hỏi b. Khó khăn: Lớp có trình độ nhận thức không đồng đều có nhiều học sinh tiếp thu tốt, đọc trôi chảy nhưng vẫn còn rất nhiều em đọc chưa trôi chảy, còn sai những âm, vần theo phương ngữ. Số lượng học sinh đông, ý thức học của một số HS còn chưa tốt. Sau khi được phân công nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học sinh: Đọc diễn cảm Đọcđúng Đọc còn ngắc ngứ TSHS SL TL SL TL SL TL 34 6 30% 17 40% 11 15% 2. Các biện pháp: a. Giáo viên đọc mẫu: Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật: do đó khi đọc giáo viên phải thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngưng giọng, cường điệu giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài đọc. Đồng thời biểu hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực ở trình độ cao và chỉ được thể hiện trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Quá trình đọc mẫu của giáo viên vô cùng quan trọng đối với học sinh nên giáo viên cần phải nghiên cứu văn bản trước khi đọc mẫu cho học sinh nghe. Có nhiều hình thức đọc mẫu như có thể đọc mẫu từ, cụm từ, câu, đoạn hoặc cả bài. Mỗi lần đọc mẫu có một mục đích nhất định. Đọc mẫu toàn bài nhằm để giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú gây cho học sinh chú ý vào bài học. Vì vậy giáo viên cần đọc mẫu thì bài sau khi gợi dẫn vào bài mới. Ngoài ra trước khi cho học sinh luyện đọc củng cố đoạn, bài, giáo viên cần đọc mẫu để học sinh nắm lại cách đọc toàn bài. Đọc mẫu câu – đoạn, 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm thường nhằm để minh họa, hướng dẫn, gợi ý, tạo tình huống giúp học sinh nhận xét, tự tìm ra cách đọc, tạo tình huống giúp học sinh nhận xét, tự tìm ra cách đọc, phát hiện cô đã ngừng, nghỉ, ngắt nhịp chỗ nào, lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, kéo dài những từ nào, đoạn nào Đọc mẫu cụm từ thường nhằm sửa phát âm sai cho học sinh. Do vậy, giáo viên thường đọc mẫu từ - cụm từ để đưa ra cách phát âm chuẩn để hướng dẫn học sinh đọc đúng. b. Rèn đọc từ - cụm từ: Ở mỗi địa phương, do đặc điểm phương ngữ nên có nhiều em phát âm theo tiếng địa phương, phát âm sai dẫn đến viết sai chính tả hoặc khiến người nghe hiểu sai ý nghĩa của từ, hay nội dung văn bản khi đọc. Mục đích của rèn đọc từ, cụm từ là nhằm luyện sửa phát âm sai. Rèn cho học sinh đọc đúng chính âm, phân biệt với cách đọc dễ lẫn (do đặc điểm phương ngữ). Vì thế ở mỗi tiết tập đọc, giáo viên phải chọn ra những từ ngữ mà nhiều em trong lớp mình hay phát âm sai để rèn đọc, không nhất thiết phải chọn những từ ngữ theo như hướng dẫn sách giáo khoa. Trước tiên giáo viên cần đọc mẫu những từ đó để đưa ra cách phát âm đúng rồi cho học sinh luyện đọc. Chẳng hạnở lớp tôi học sinh nói giọngđịa phương nên các em phátâm tương đốiđúng phụâm đầu nhưng lại phátâm vần sai rất nhiều. Do đó tùy theo bài tập đọc mà tôi chọn ra những từ có vần học sinh hay phát âm sai để luyện đọc cho các em, đặc biệt là các vần uyên, oai, uy, ươu, oac c. Rèn đọc câu: Mục đích của rèn đọc câu là hướng dẫn học sinh ngừng nghỉ, ngắt hơi, ngắt nhịp đúng chỗ, biết lên giọng, nhấn giọng, hạ thấp giọng, ở những từ ngữ thích hợp trong tiết tập đọc, giáo viên cần chọn ra những câu văn dài, những câu thơ khó ngắt nhịp ghi ra bảng phụ, sau đó giáo viên đọc mẫu cho học sinh phát hiện ra những chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp trong câu đó; Sau đó dùng bút lông (phấn màu) sổ (đánh dấu) chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp, nhấn giọng học sinh có thể dùng chì để làm kí hiệu vào SGK. Sau đó cho các em luyện đọc cá nhân, hoặc đồng thanh tổ có nhiều học sinh đọc yếu. d. Rèn đọc đoạn: Phương pháp mới ở phân môn Tập đọc hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc xong rồi mới tìm hiểu bài, sau đó tiếp theo phần luyện đọc lại. Thực tế học sinh lớp lúc đầu chưa hiểu hết nội dung bài nên đọc bài lúc đầu chưa thể đọc đúng, đọc diễn cảm được. Giáo viên lúc đó phải đọc mẫu cho học sinh tiếp xúc với tác phẩm, sau khi luyện đọc từ, câu khó có trong đoạn xong giáo viên mới hướng dẫn luyện đọc đoạn, giáo viên cần nêu cách cụ thể về đọc như: Nhấn giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào, đọc cao hạ thấp từ nào , nhanh, chậm, vui, buồn. Tóm lại giáo viên cần phải rèn cho học sinh đọc có ngữ điệu, giọng điệu phải phù hợp với từng loại câu ( câu kể,câu hỏi, câu cảm,câu cầu khiến). Giáo viên hướng dẫn đọc một cách cụ thể, rõ ràng, tránh hướng dẫn chung chung như phần hướng dẫn đọc ở SGK. Đối với các bài thơ để rèn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên phải biết khai thác những nét đặc trưng của thơ: Dòng thơ, nhịp thơ, 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm vần thơ, thể thơ. Cần hướng dẫn kỹ về cách ngắt nhịp, cách ngắt nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, cách đọc những tiếng cùng vần với nhau sao cho phù hợp với thể thơ, nội dung của từng khổ thơ, đoạn thơ. 6. Luyện đọc diễn cảm: Kĩ năng đọc diễn cảm được luyện tập sau khi học sinh đã được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch ), sau khi học sinh đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng đọc, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Khi dạy HS đọc diễn cảm, giáo viên hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt được những yêu cầu trên theo mức độ từ thấp đến cao như sau: - Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu. Ví dụ : Khi dạy bài : “Tiếng rao đêm” Tiếng Việt 5- Tập 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc các câu thể hiện đúng ngữ điệu : + Bánh giò ò ò! ( kéo dài và hạ giọng ở phần cuối câu) + Cháy! Cháy nhà! ( gấp gáp, hoảng hốt) + Ô này! ( thản thốt, ngạc nhiên) - Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với nhân vật. - Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật. Ví dụ : Khi dạy bài: “Người công dân số Một” – Tiếng Việt 5- Tập 2 Giọng anh Thành : chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng, thể hiện sự trăn trở, suy nghĩ về việc nước. Giọng anh Lê : hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người có tinh thần yêu nước, nhiệt tình với bạn bè, nhưng suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp. - Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, cảm xúc của tác giả (vui, buồn, trang nghiêm, giận dữ ) Do đó giáo viên nên hướng dẫn học sinh thể hiện cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn thân mật, vui vẻ, ngạc nhiên, căm giận. - Khi đọc câu thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ nét mặt để thể hiện sắc thái đó. - Đối với những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt ( câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên cần chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phấy. Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý. Ví dụ : Khi dạy bài “ Lập làng giữ biển” –Tiếng việt 5- tập 2. Đoạn “ Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ,vỗ vào vai Nhụ: - Thế nào con, đi với bố chứ? - Vâng!- Nhụ đáp nhẹ. Vậy là việc đã quyết định rồi.Nhụ đi/ và sau đó/ cả nhà sẽ đi.Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu.Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở bãi phía chân trời ” Cần đọc giọng kể chuyện, chú ý giọng đọc của từng nhân vật.Lời của bố Nhụ: vui vẻ thân mật.Lời của Nhụ: nhẹ nhàng.Có như vậy mới biểu đạt được trạng thái, cảm xúc của tác giả. 4