Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm

doc 25 trang sangkien 9600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm

  1. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm” MỤC LỤC Nội dung Trang A. MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2.Đối tượng nghiên cứu 3 3.Mục đích nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 5 1. Cơ sở lí luận 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu 5 2. Cơ sở thực tiễn 7 2.1. Về phía học sinh 7 2.2. Về phía giáo viên 8 2.3. Do các yếu tố khác 8 PHẦN 2: C¸C BIỆN PHÁP DẠY ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH 1. Chuẩn bị cho việc dạy - đọc diễn cảm 9 1.1. Đối với Giáo viên 9 1.2. Đối với Học sinh 10 2. Luyện đọc đúng tiếng, từ, câu 10 2.1. Tìm hiểu nguyên nhân HS đọc sai tiếng, từ, câu 11 2.2. Biện pháp 11 3. Luyện đọc thầm (đọc hiểu bài) 13 4. Luyện đọc diễn cảm 15 4.1. Yêu cầu đọc diễn cảm 15 4.2.Biện pháp 16 PHẦN 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 20 PHÇN 4: C¸C §IÓM CßN Bá NGá 20 PHÇN 5: BµI HäC KINH NGHIÖM 21 PHÇN 6: ®IÒU KIÖN ¸P DôNG KINH NGHIÖM 21 C. KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 ĐỖ VĂN CHIÊN - Tr­êng TiÓu häc Lý Th­êng KiÖt - Yªn Mü - H­ng Yªn 1
  2. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm” A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHäN §Ò TµI. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, làm nền tảng cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X và những văn kiện khác của Nhà nước, của Bộ giáo dục và đào tạo ®Òu x¸c ®Þnh nâng cao chất lượng giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để tạo ra những con người “năng động, sáng tạo, có năng lực để giải quyết vấn đề”. Mặt khác, giáo dục Tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn : Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn . Mỗi một phân môn đều có một chức năng khi dạy ngữ văn ở nhà trường, đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn mà Tập đọc là một phân môn giữ vị trí rÊt quan träng. Tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh ( về phát âm, từ ngữ, câu văn, ) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ Tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và diễn cảm bài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thu trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể sau này cho các em. Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mĩ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương . Tập đọc còn rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy lôgíc. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt cho học sinh tìm nội dung để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích, các em còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ . Phân môn Tập đọc còn được kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn được học, học sinh vừa cảm thụ được cái ĐỖ VĂN CHIÊN - Tr­êng TiÓu häc Lý Th­êng KiÖt - Yªn Mü - H­ng Yªn 2
  3. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm” hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động , được luyện tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn. Ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng phân môn tập đọc có hai yêu cầu cơ bản là: • Rèn kĩ năng tập đọc. • Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn. Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau, cảm thụ tốt giúp việc đọc đúng, diễn cảm tốt. Ngược lại đọc đúng và diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Học sinh có đọc đúng, đọc thông thạo và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc, tức là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài . Điều đó khẳng định rằng trong tiết tập đọc lớp 5, việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết. Trong tiết học, học sinh có đọc đúng, biết đọc diễn cảm thì viết chính tả, dùng từ, đặt câu mới đúng; viết tập làm văn mới hay. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm” để nghiên cứu. II. ®èi t­îng nghiiªn cøu  Học sinh khối lớp 5 và đặc biệt là học sinh lớp 5B - Trường Tiểu học Lý Th­êng KiÖt  Một số biện pháp giúp HS lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm. III. PH¹M VI NGHI£N CøU  Phân môn Tập đọc lớp 5  Thời gian nghiên cứu: Năm học 209 - 2010 IV. MôC §ÝCH NGHI£N CøU + Tìm một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 + Khảo sát năng lực đọc của học sinh lớp 5 để tìm ra nguyên nhân và giải pháp rèn kĩ năng đọc qua mỗi tiết tập đọc. V. PH¦¥NG PH¸P NGHI£N CøU ĐỖ VĂN CHIÊN - Tr­êng TiÓu häc Lý Th­êng KiÖt - Yªn Mü - H­ng Yªn 3
  4. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm” a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu, giáo trình có nội dung rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. b) Phương pháp điều tra: Dự giờ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp,học sinh về những khó khăn cũng như những thuận lợi khi thực hiện dạy và học trong các giờ học Tập đọc trên lớp. c) Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu của giải pháp đề ra, kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi tiến hành . d) Phương pháp so sánh, đối chiếu : Tổ chức so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp để thấy được kết quả cũng như hạn chế nhằm tìm ra hướng điều chỉnh, khắc phục hợp lí. ĐỖ VĂN CHIÊN - Tr­êng TiÓu häc Lý Th­êng KiÖt - Yªn Mü - H­ng Yªn 4
  5. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm” B. NỘI DUNG PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu: Yêu cầu của môn tập đọc lớp 5 là: Củng cố kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm. (Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc, đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (thông qua đó hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc, đọc thành tiếng và đọc thầm, chúng được rèn luyện đồng thời hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện trong một kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Đọc đúng là tiêu đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được.) Phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách con người mới. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu: Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc được những văn bản, văn chương hoặc các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng, để biểu đạt ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài đọc đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại đọc có cảm xúc cao. Biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm gợi tả, phân biệt lời nhân vật. Để ĐỖ VĂN CHIÊN - Tr­êng TiÓu häc Lý Th­êng KiÖt - Yªn Mü - H­ng Yªn 5
  6. “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm” đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ chỗ ngắt giọng. ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ tốc độ. Khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kĩ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ, cường độ, cao độ trường độ với ý nghĩa cảm xúc của bài. Để đạt được mức lí tưởng hướng dẫn cách đọc toàn bài bằng những kí tự kèm văn bản đọc như các kí tự âm nhạc thì còn cần một quá trình nghiên cứu dài lâu. Ở đây chúng ta chủ đề vào xác định sự tương hợp giữa các thông số âm thanh với ý nghĩa cảm xúc để hướng đến làm chủ những thông số âm thanh phổ biến cho đúng ý tình cảm các tác phẩm - đọc diễn cảm. Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ được chổ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ, làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay hạ giọng) và làm chủ tốc độ. - Ngắt giọng biểu cảm: Là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không do lôgíc ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng lôgíc là chỗ dừng để các nhóm từ trong câu ngắt giọng lôgíc hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩa của quan hệ giữa cụm từ. Các dấu ngắt câu cũng là sự biểu hiện của ngắt giọng logíc cũng có khi sự ngừng giọng thể hiện một sự ngập ngừng này, người nghe đoán được có điều gì đó chưa được nói ra. Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng lôgíc thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm tập trung sự chú ý của người nghe và chỗ ngừng góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Ngắt giọng đúng và hay là đích của dạy học và cũng là một trong những phương tiện để dạy tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản được đọc. - Tốc độ: Tốc độ đọc chi phối sự diễm cảm có ảnh hưởng đến việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc. Trước khi nói đến việc làm như tốc độ để đọc diễn cảm thì cần nhắc lại rằng trong những kỹ năng cần luyện cho học sinh đọc nhanh là một phẩm chất của đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng. Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác nghe hiểu kịp được. Vì vậy đọc nhanh không phải là đọc liến thoáng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Khi nói, đọc trùng với tốc độ của lời nói thì ta chấp nhận tốc độ đọc phụ thuộc vào nội dung bài đọc. Tốc độ đọc truyện kể ĐỖ VĂN CHIÊN - Tr­êng TiÓu häc Lý Th­êng KiÖt - Yªn Mü - H­ng Yªn 6