Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực của phương pháp Đan Mạch

doc 46 trang sangkien 05/09/2022 8400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực của phương pháp Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_mon_mi_thuat.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực của phương pháp Đan Mạch

  1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo, để hình thành nhân cách cho trẻ phát triển toàn diện. Do vậy, việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết. Thông qua môn Mĩ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng cơ bản về hội họa, tiếp thu những tinh hoa của nền Mĩ thuật dân tộc. Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu, phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ tương lai. Có thể nói ưu điểm của phương pháp dạy học mới theo dự án SAEPS là tích cực, mà ở đó học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các phương pháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích sự say mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh. Tuy nhiên vấn đề đồ dùng phục vụ môn học giải quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay hình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên chuyên trách khi giảng dạy. Chính từ những trăn trở này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực của phương pháp Đan Mạch”. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : - Chủ thể: “Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực theo phương pháp Đan Mạch”. - Khách thể: Học sinh Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Quận 5. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu là: - Tìm hiểu quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học. - Tìm hiểu những vấn đề cơ bản thường gặp, những tình huống, ưu điểm, hạn chế qua quá trình dạy và học bộ môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng Quận 5. Giáo viên: Võ Thị Thùy Trang Trang 1
  2. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm: 1. Sưu tầm tài liệu có liên quan: tài liệu tập huấn. 2. Phương pháp vấn đáp: thực hiện theo giáo trình. 3. Phương pháp quan sát: cho hs xem thêm về hình ảnh và video. 4. Phương pháp thực nghiệm: dạy thí điểm ở một số lớp bằng phương pháp mà mình đề ra. 5. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nghiên cứu qua các văn bản, chương trình, giáo trình, tài liệu sách báo về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật. 6. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh. - Dự dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn Mĩ thuật. - Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới. V. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Để vấn đề nghiên cứu được thực hiện có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra, trước khi đi sâu vào giải quyết và tìm ra giải pháp, chúng tôi đã đề ra một số giả thuyết và dự kiến tình huống như sau: 1. Nếu giáo viên thực hiện tốt việc áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới thì hiệu quả giáo dục chắc chắn sẽ cao. 2. Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS kích thích sự tư duy, sáng tạo của học sinh. Nếu giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tế thì sẽ không còn gặp khó khăn gì. 3. Mĩ thuật là một bộ môn thuộc về năng khiếu của mỗi cá nhân, do đó cho dù giáo viên có cố gắng thế nào cũng không thể nâng cao kết quả học tập của các em. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Những định hướng và mục tiêu giáo dục Mĩ thuật bậc Tiểu học. 2. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học. 3. Một số vấn đề về phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới (thuộc dự án do Đan Mạch hỗ trợ). Giáo viên: Võ Thị Thùy Trang Trang 2
  3. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 1.Khái quát tình hình chung về nhà trường. 2.Thực trạng việc dạy và học bộ môn Mĩ thuật trường Tiểu học Trần Bình Trọng. III. GIẢI PHÁP: Giải pháp 1: Lập kế hoạch dạy học chi tiết, khoa học và đảm bảo đúng tinh thần đổi mới theo phương pháp của SAEPS. Giải pháp 2: Xây dựng các chủ đề học tập có nội dung gần gũi, quen thuộc và phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Giải pháp 3: Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Giải pháp 4 : Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua các hoạt động thi đua, trò chơi. Giải pháp 5: Tăng cường nhận xét, đánh giá học sinh V. KẾT QUẢ SAU ÁP DỤNG GIẢI PHÁP: Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm giác lo sợ vì không biết vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn khác. Học sinh được bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Một điều không thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt. KẾT LUẬN Những vấn đề mà chúng tôi đã nêu chắc chắn không tránh khỏi hạn chế và thiếu xót. Song đó là những kinh nghiệm nhỏ mà chúng tôi đã rút ra được trong quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm. Chúng tôi rất mong được sự tham khảo, nhận xét, góp ý bổ sung của đồng nghiệp, của cấp trên để giải pháp này được hoàn thiện hơn. Giáo viên: Võ Thị Thùy Trang Trang 3
  4. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong công tác dạy và học, người thầy giáo có tâm huyết bao giờ cũng tập trung vào việc đổi mới cách dạy và học bởi mục tiêu của người thầy luôn chú trọng vào đối tượng người học, giúp người học hiểu và nhận thức ra vấn đề cần chuyển tải một cách hiệu quả. Khổng Tử đã có câu nói rất hay: Thầy dạy không biết mỏi, trò học không biết chán. Đạt được như vậy có nghĩa là người thầy đã đổi mới cách dạy - trò đã đổi mới cách học. Như chúng ta đã biết, trong mục tiêu giáo dục, chúng ta đã xác định giáo dục thẩm mĩ có vai trò rất quan trọng. Nếu con người được giáo dục về thẩm mĩ đến nơi đến chốn thì sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và tiến đến chân thiện mỹ. Môn học Mĩ thuật là một trong những môn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Đặc biệt là đối với trường tiểu học, môn Mĩ thuật giúp cho học sinh được giáo dục thẩm mĩ từ rất sớm, được trải nghiệm phát triển sự sáng tạo và khả năng biểu đạt. Có thể nói, dạy học Mĩ thuật trong nhà trường không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sỹ mà thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở học sinh, gây hứng thú cho học sinh trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Thông thường, việc dạy học Mĩ thuật trong trường tiểu học ở Việt Nam dạy theo phân phối chương trình với các phân môn độc lập như vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh, thường thức mĩ thuật và tập nặn tạo dáng. Với môn học này học sinh chỉ cần một quyển vở tập vẽ, bút chì, hộp màu hoặc đất nặn. Điều này cũng giới hạn phần nào sự hứng thú và sáng tạo của học sinh. Việc phân phối các phân môn xen kẽ nhau chủ yếu nhằm mục đích để học sinh không cảm thấy nhàm chán khi học nên sự liên kết giữa bài trước với bài sau thường lỏng lẻo, đôi khi không liên quan. Việc này hạn chế sự liên tưởng, vận dụng kiến thức cũ vào bài học mới và khó tích hợp kiến thức liên môn. So với phương pháp truyền thống, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch có nhiều ưu điểm trong việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, tiết học rất thoải mái, sinh động. Phương pháp này không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức, hướng dẫn thực hành, mà còn phát triển các năng lực toàn diện cho học sinh như: năng lực trải Giáo viên: Võ Thị Thùy Trang Trang 4
  5. nghiệm, biểu đạt, phân tích - giải thích, trình bày, giao tiếp - đánh giá, tạo cơ hội cho học sinh thực hành, ứng dụng trong học tập và cuộc sống. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm thì vấn đề để học sinh tiếp thu được kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo ra những sản phẩm mĩ thuật là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc. Vì theo phương pháp mới, mỗi chủ đề sẽ thực hiện bằng nhiều quy trình mĩ thuật khác nhau, giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn học sinh thực hành mà chủ yếu do học sinh tự tìm hiểu vấn đề, đề ra cách giải quyết nên câu hỏi đặt ra là: Học sinh lớp Một có khả năng tư duy và sáng tạo ra câu chuyện được kể bằng ngôn ngữ mĩ thuật? Hầu hết các giáo viên dạy Mĩ thuật Tiểu học đều cho rằng minh họa hướng dẫn từng bước để học sinh vẽ còn chưa hiệu quả huống gì là để tự các em vẽ theo cảm nhận và sự hiểu biết của bản thân. Có thể nói ưu điểm của phương pháp dạy học mới theo dự án SAEPS là tích cực, mà ở đó học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các phương pháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích sự say mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh. Tuy nhiên vấn đề đồ dùng phục vụ môn học giải quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay hình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên chuyên trách khi giảng dạy. Chính từ những trăn trở này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực của phương pháp Đan Mạch”. Giáo viên: Võ Thị Thùy Trang Trang 5