Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh trường THPT Triệu Sơn 5

doc 28 trang sangkien 8460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh trường THPT Triệu Sơn 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_tap.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh trường THPT Triệu Sơn 5

  1. Một số biện pháp chỉ đạoxây dựng TTHS trường THPTBCTriệuSơn Mục lục A. phần mở đầu .2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu .5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .5 4. Đối tượng nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 6 B. Phần nội dung 7 Chương I .7 1. Cơ sở lý luận 7 2. Cơ sở pháp lý 8 3. Cơ sở thực tiễn .9 Chương II .10 1. Đặc điểm tình hình 10 2. Một số kết quả .11 3. Một số tồn tại 12 4. Nguyên nhân 12 Chương III .13 1. Nâng cao nhận thức .13 2. Lập kế hoạch 13 3. Chỉ đạo hệ thống 15 4. Phối hợp với Đoàn 18 5. Phối hợp với Phụ huynh 19 6. Thi đua khen thưởng 19 7. Kiểm tra đánh giá 25 C. PHần kết luận 1 Người thự hiện: Ngô Quang Trung – THPT BC Triệu Sơn
  2. Một số biện pháp chỉ đạoxây dựng TTHS trường THPTBCTriệuSơn 1. Kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu 27,28 Phần 1 Phần mở đầu 1.1 Lý do chọn đề tài: Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại của kinh tế tri thức thì giáo dục chính là chìa khoá đưa đất nước phát triển đến trình độ văn minh, phồn thịnh. Trên thế giới hiện nay, sở dĩ có sự phân cách giàu nghèo giữa quốc gia này với quốc gia khác, sự tiến bộ về khoa học công nghệ giữa nước này với nước khác chính là nhờ chính sách phát triển giáo dục. Một cường quốc giàu có và phát triển kinh tế như nước Mĩ nhưng họ vẫn quan tâm đến việc hiện đại hoá giáo dục, quốc tế hoá giáo dục. Đúng như tổng thống Bin Clin tơn đã từng nói: “ Phải biến nước Mĩ thành điểm đến của học sinh trên toàn thế giới. Biến nước Mĩ thành nơi lưu học sinh lớn nhất”. Chúng ta đang sống trong thời kỳ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và kinh tế tri thức. Tri thức chính là nhân tố cơ bản quyết định sự phát triển của quốc gia. Tri thức là thứ của cải vô giá. Để phát triển tri thức thì phải phát triển GD ĐT. Trước sự phát triển với tốc độ thần kì của các quốc gia trên thế giới thì giáo dục Việt Nam phải theo kịp sự tiến bộ của KHCN thế giới. Dưới thời phong kiến, các vương triều cũng đã chú trọng đến sự phát triển giáo dục và coi đó là nền tảng của sự phát triển xã hội. Thời nhà Lý vào năm 1076 vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để dạy các thái tử và con em quan lại quý tộc. Đến thời Lê Sơ, để phát triển giáo dục, khuyến khích nhân tài, từ năm 1439 trở đi nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra lễ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao. Như Thân Nhân Trung trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba 1442 viết: “ Hiền tài là nguyên 2 Người thự hiện: Ngô Quang Trung – THPT BC Triệu Sơn
  3. Một số biện pháp chỉ đạoxây dựng TTHS trường THPTBCTriệuSơn khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Phát huy truyền thống trọng dụng nhân tài, biệt đãi người hiền để phụng sự cho đất nước mà ngày nay trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước, Đảng nhà nước đã chỉ rõ vai trò và tầm quan trọng phải ưu tiên cho sự phát triển GD. Sự nghiệp GD - ĐT đã được dặc biệt coi trọng. Điều 35 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “ GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển GD nhằm nâng cao dân trí, dào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. GD thực sự là của dân, do dân và vì nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Điều 2 luật GD đã ghi: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước, nghĩa là giáo dục đào tạo ra những con người có tri thức có nhân cách, những người có đủ “ đức, trí, thể, mĩ”. Muốn thực hiện được mục tiêu đó thì các nhà trường ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thì phải xây dựng được những tập thể học sinh đoàn kết vững mạnh phát triển toàn diện. Nước ta là một nước XHCN, do đó nền giáo dục cũng là GD XHCN và nhà trường THPT từ trung ương xuống địa phương cũng mang đặc trưng của ngôi trường XHCN. ở đó tập thể được coi trọng. Mỗi cá nhân HS đến trường được sống và học tập trong tập thể lớp và từ đó thông qua tập thể mà lĩnh hội được tri thức khoa học và hình thành nên phẩm chất, đạo đức và nhân cách con người. Vì GD nhân cách trong tập thể và bằng tập thể là nguyên tắc cơ bản của GD XHCN. Muốn thực hiện được nguyên tắc đó nhà trường cần phải xây dựng được những tập thể có khả năng GD nhân cách phát triển toàn diện cho từng cá nhân một. Như vậy tập thể học sinh vừa là đối tượng của tác động sư phạm, vừa là chủ thể của tác động sư phạm. Vì lẽ đó mà tất cả các nguyên tắc và phương pháp GD trong 3 Người thự hiện: Ngô Quang Trung – THPT BC Triệu Sơn
  4. Một số biện pháp chỉ đạoxây dựng TTHS trường THPTBCTriệuSơn nhà trường XHCN đều đòi hỏi phải lấy việc xây dựng và GD tập thể làm tiền đề đồng thời lấy việc xây dựng tập thể chung phát triển hoàn thiện làm mục đích. TTHS tốt sẽ đem đến cho mỗi cá nhân HS những tình cảm tốt đẹp về tình bạn về những chuẩn mực đạo đức, về đời sống tâm lý phong phú, lành mạnh. Trong quá trình hoạt động cùng nhau giữa các thành viên sẽ nảy sinh các mối quan hệ liên nhân cách. Trong hoạt động và giao lưu tập thể nững cá nhân tiểu biểu, xuất sắc trong học tập và rèn luyện sẽ trở thành tấm gương để các em noi theo. Trường THPT Triệu Sơn 5 là một trường THPT nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường mới thành lập đến nay vừa tròn 10 năm. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn một số những hạn chế nhất định. Nhà trường đóng trên địa bàn xa trung tâm huyện Triệu Sơn ( khoảng 15 km về phía Nam ) Đây là vùng trũng của huyện. Dân trong vùng chủ yếu phát triển nông nghiệp. Điều kiện kinh tế còn nghèo. Trình độ dân trí thấp. Nhận thức của người dân về giáo dục còn hạn chế. Là một trường mới chuyển sang công lập nhưng lại đóng trên địa bàn kinh tế chậm phát triển Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa được nhà nước đầu tư thỏa đáng. Đội ngũ CBGV chưa đủ so với quy định. Nhận thức của CBGV ( đa số là GV trẻ ) về GD tri thức, GD nhân cách cho học sinh còn hạn chế. Có những CBGV chưa rthực sự say mê với nghề nghiệp, tận tình với học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp ( XD TTHS ) Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng một số học sinh thiếu niềm tin, chán nản, tự ti không muốn đến lớp và đã bỏ học. Còn một bộ phận nhỏ GV còn chưa coi trọng GD HS bằng phương pháp động viên thuyết phục biểu dương mà sử dụng cách quát nạt, mắng mỏ. Đặc biệt là những em học sinh có cá tính, hay quậy phá, nghịch ngợm trong lớp. Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như đã nêu trên. Với mục đích và phương châm là: Xây dựng được những tập thể học sinh thành một khối đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong học tập cũng như 4 Người thự hiện: Ngô Quang Trung – THPT BC Triệu Sơn
  5. Một số biện pháp chỉ đạoxây dựng TTHS trường THPTBCTriệuSơn trong cuộc sống, vì mục tiêu chung là tất cả đều được phát triển toàn diện cả về tri thức lẫn nhân cách, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh trường THPT Triệu Sơn 5” 1.2 Mục đích nghiên cứu: - Nhằm xây dựng được TTHS thành một khối đoàn kết vững mạnh. Kính thầy yêu ban, yêu quê hương đất nước, có lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, được phát triển cả về trí tuệ lẫn nhân cách con người XHCN. - Đề xuất một số biện pháp nhằm chỉ đạo tốt công tác xây dựng TTHS ở Trường THPT Triệu Sơn 5 - Phân tích những kinh nghiệm trong việc tổ chức chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng TTHS ở Trường THPT Triệu Sơn 5 1.4 Đối tượng nghiên cứu: - Là những phương pháp chỉ đạo nâng cao công tác xây dưng TTHS ở Trường THPT Triệu Sơn 5 - Là những kinh nghiệm về xây dựng TTHS ở Trường THPT Triệu Sơn 5 5 Người thự hiện: Ngô Quang Trung – THPT BC Triệu Sơn
  6. Một số biện pháp chỉ đạoxây dựng TTHS trường THPTBCTriệuSơn Phần 2 Phần Nội dung Chương I Cơ sở khoa học của biện pháp chỉ đạo xây dựng tập thể học sinh trường THPT 2.1 Cơ sở lý luận: 2.1.1 Khái niệm về tập thể: Theo từ điển tiếng việt: Tập thể chỉ nhiều người cùng sinh hoạt, cùng hoạt động với nhau. 2.1.2 Khái niệm tập thể học sinh: TTHS là tổ chức đời sống và hoạt động của thanh thiếu niên trong nhà trường, là sản phẩm tất yếu của XH XHCN. TTHS có mục đích chung là thực hiện những mục tiêu có ý nghĩa xã hội thông qua quá trình giáo dục. Cụ thể là lĩnh hội nền văn hóa nhân loại, trau dồi đạo đức, rèn luyện thể lực, chuẩn bị nghề nghiệp để góp phần xây dựng một xã hội giàu mạnh công bằng văn minh. 6 Người thự hiện: Ngô Quang Trung – THPT BC Triệu Sơn
  7. Một số biện pháp chỉ đạoxây dựng TTHS trường THPTBCTriệuSơn TTHS có hệ thống tự quản của tập thể do tập thể bầu ra và bãi miễn theo từng năm học, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động tập thể nhằm thực hiện những mục đích chung. 2.1.3 Xây dựng và phát triển TTHS trong trường THPT: Là biện pháp của người quản lý nhằm xây dựng TTHS đoàn kết vững mạnh có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Mục tiêu đó được biểu hiện cụ thể: + Đảm bảo lợi ích và nguyện vọng chung của HS + Được tổ chức đúng theo quy định của điều lệ trường phổ thông + Mọi cá nhân HS trong tập thể đều có quyền bình đẳng, được tôn trọng và được phát triển cả về tâm hồn, trí tuệ và nhân cách. 2.2 Cơ sở pháp lý: - Chỉ thị 40/CT – TW của Ban bí thư ra ngày 15 tháng 06 năm 2004: “ Phát triển GD và ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người” - Điều 2 luật GD của nước CHXHCN Việt Nam đã ghi “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức, sức khoẻ thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. - - Điều lệ trường THPT cũng đã quy định rõ về quyền hạn của Hiệu trưởng đó là: “ Quản lý giáo viên, nhân viên, học sinh, quản lý chuyên môn, phân công công tác, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của giáo viên, nhân viên và học sinh. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong mọi hoạt động của nhà trường”. - Đặc điểm cơ bản của TTHS THPT được chia theo cơ chế hành chính và cơ chế đoàn thể. + Theo cơ chế hành chính: TTHS được tổ chức theo lớp học mỗi lớp không quá 45 em ( Điều 13 mục 1a Điều lệ Trường PT ) Đây là loại hình cơ sở của 7 Người thự hiện: Ngô Quang Trung – THPT BC Triệu Sơn