Sáng kiến kinh nghiệm Luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh Lớp 8
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_luyen_ky_nang_viet_bai_van_thuyet_minh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh Lớp 8
- luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 I. đặt vấn đề: Môn tập làm văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là một trong những môn học rất khó, gây nhiều lúng túng cho học sinh, các em rất ngại học bộ môn này. Đặc biệt đối với học sinh lớp 8 môn tập làm văn lại càng khó hơn bởi các em phải làm quen với một kiểu văn bản hoàn toàn mới đó là: Văn thuyết minh. Đây là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình ngữ văn trung học cơ sở. So với các loại văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận thì đây là một khái niệm khá mới mẻ. Tuy nhiên trong thực tế, văn bản thuyết minh ngày càng trở nên thông dụng, phổ biến có phạm vi sử dụng rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kỹ năng trình bầy các tri thức có tính chất khách quan, khoa học, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh. Loại văn bản này vốn không có gì xa lạ đối với học sinh. Bài giảng của các thầy cô giáo thuộc tất cả các bộ môn đều là bài thị phạm tốt cho văn thuyết minh chỉ cần có ý thức hướng dẫn là học sinh có thể làm được. Loại văn bản này giúp học sinh làm quen với lối làm văn có tư duy, mang tính khách quan, khoa học, chính xác. Muốn làm được văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi để có kiến thức thì mới làm được. II. Biện pháp thực hiện: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản sử dụng phương thức trình bầy, giới thiệu giải thích để làm rõ tính chất, đặc điểm, cấu tạo, cách dùng, diễn biến của đối tượng, sự việc. Ví dụ: thuyết minh về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng bảo quản một cái máy, thuyết minh về một thí nghiệm, một danh lam thắng cảnh, một thể loại, một tác phẩm, tác giả hoặc đơn giản như giới thiệu một đồ dùng, cách cắm hoa, làm một món ăn như vậy dù đơn giản hay phức tạp, văn bản thuyết minh đều đóng vai trò cung cấp thông tin để giúp mọi người hiểu rõ về đối tượng. Văn bản thuyết minh có các đặc 1
- điểm như: Cung cấp tri thức khách quan: Văn bản thuyết minh không sử dụng kỹ năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú để tạo dựng hình ảnh, diễn biến cốt truyện như văn miêu tả và văn tự sự. Đồng thời cũng không phụ thuộc vào cảm xúc như văn biểu cảm, không bầy tỏ ý định nguyện vọng hay thông báo tin tức như trong văn bản hành chính. Với mục đích cung cấp tri thức để nâng cao hiểu biết cho con người, văn bản thuyết minh sử dụng lối tư duy khoa học, đòi hỏi sự chính xác rạch ròi. Muốn làm văn bản thuyết minh thì phải tiến hành tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, tích luỹ kiến thức Không có sự hiểu biết và lượng tri thức phong phú thì khó có thể trình bầy, giải thích được một cách sâu sắc, chặt chẽ, chính xác đặc trưng tính chất của đối tượng. Mặt khác văn bản thuyết minh không phụ thuộc vào cảm xúc cá nhân của con người. Dù có sử dụng thao tác giải thích nhưng nó không thuộc phương thức nghị luận bởi vì hình thức giải thích ở đây không dùng lý lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề hay bầy tỏ một quan điểm nào đó. Khi làm văn thuyết minh không cần bộc lộ cảm xúc chủ quan của mình trong quá trình cung cấp tri thức, cũng không được hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng. Tất cả những gì được giới thiệu, trình bầy, giải thích đều phải phù hợp với quy luật khách quan, đều phải đúng như đặc trưng và bản chất của nó, tức là đúng như hiện trạng vốn có, đúng như trình tự đã hoặc đang diễn ra Làm văn thuyết minh phải tôn trọng sự thật. Ngoài việc cung cấp tri thức khách quan văn bản thuyết minh còn cần phải đảm bảo tính thực dụng, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh rất rộng. Với mục đích cung cấp tri thức và hướng dẫn cho con người tiếp cận, nắm bắt sự vật hiện tượng, văn bản thuyết minh ngày càng trở nên phổ biến được nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực ngành nghề sử dụng. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh học sinh phải biết hình thành tích luỹ tri thức. Bởi kiến thức trong văn thuyết minh rất rộng, đủ các lĩnh vực khoa học, tự nhiên và xã hội tuỳ thuộc vào đối tượng phải thuyết minh mà vận dụng. Do đó học sinh phải có một vốn tri thức tổng hợp, phong phú và sâu sắc. Đó là những kiến thức về khái niệm, đặc điểm tính chất, về cấu tạo, về quá trình sinh thành và phát triển, về giá trị ý nghĩa đối với con người của đối tượng thuyết minh. Nếu học sinh không nắm được bản chất và đặc trưng của đối tượng thì rõ ràng bài thuyết minh không đủ sức thuyết phục. 2
- Để có tri thức về đối tượng thuyết minh giáo viên cần luyện cho học sinh kỹ năng quan sát. Quan sát không phải giản đơn là nhìn, xem mà phải vừa xem vừa xét. Tức là trong quá trình quan sát phải dùng trí tuệ để phát hiện bản chất của đối tượng. Phải phân biết được trong số những đặc điểm của đối tượng thì đặc điểm nào là chính, đặc điểm nào là phụ, những đặc điểm nào có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác. Hoặc mỗi đặc điểm về hình dáng có ý nghĩa gì Ngoài ra học sinh cần phải biết tra cứu tài liệu (từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí ) để tích luỹ tri thức. Việc tra cứu từ điển giúp các em xác định được khái niệm. Còn việc nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, báo chí nhằm tích luỹ tri thức về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, nguồn gốc, giá trị cuả các đối tượng. Điều quan trọng khi tra cứu tài liệu phải biết định hướng, lựa chọn những tri thức cần thiết và phải ghi chép lại. Việc học hỏi, tích luỹ tri thức các em phải thực hiện hàng ngày để khi cần có thể huy động, vận dụng vào quá trình làm bài văn thuyết minh một cách có hiệu quả nhất. Bên cạnh việc quan sát, tra cứu tài liệu để tích luỹ tri thức học sinh cần phải biết phân tích. Đây chính là thao tác chia tách đối tượng theo cấu tạo của nó (đối tượng có bao nhiêu bộ phận ? Đặc điểm, quan hệ giữa các bộ phận) đây là thao tác quan trọng đóng vai trò quyết định để xây dựng dàn ý hợp lý và hình thành toàn bộ văn bản thuyết minh. Nhờ thao tác này ta sẽ đi vào trọng tâm vấn đề, không rơi vào tình trạng thuyết minh lan man, dàn trải. Để làm tốt bài thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, học sinh cần phải sử dụng tốt các phương pháp thuyết minh. Đây là vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp là các em làm được bài văn thuyết minh. - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Là phương pháp vận dụng tri thức để nêu khái niệm của đối tượng. Tức là thông qua định nghĩa để xác định đối tượng thuộc loại sự vật, hiện tượng gì, có những đặc điểm riêng nổi bật nào. Giải thích trong văn thuyết minh là phương pháp dùng tri thức khoa học giảng giải các đặc điểm, tính năng, công dụng của sự vật hiện tượng. 3
- - Phương pháp liệt kê: Là phương pháp trình bầy tri thức theo một trình tự nhất định. Các đơn vị tri thức được sắp xếp nối tiếp nhau theo đặc điểm, tính chất, theo thời gian, không gian, cấu tạo. Tác dụng của phương pháp này là tạo sự phong phú trong nội dung thuyết minh, làm tăng sức thuyết phục. - Phương pháp nêu ví dụ: Là phương pháp nêu ra những ví dụ cụ thể, xác thực, đáng tin cậy để minh hoạ cho vấn đề đang được thuyết minh. - Phương pháp dùng số liệu: Là phương pháp sử dụng các số liệu trong quá trình thuyết minh. Các số liệu này thường là kết quả của một quá trình tìm hiểu, thống kê, đảm bảo tính chính xác cao cho văn bản thuyết minh. - Phương pháp so sánh đối chiếu: Là phương pháp dùng hình thức so sánh đối chiếu giữa sự vật, sự việc đang được thuyết minh với đối tượng khác nhằm làm nổi bật bản chất của vấn đề. - Phương pháp phân loại phân tích: Là phương pháp chia vấn đề, đối tượng đang được thuyết minh thành nhiều loại, nhiều mặt, nhiều khía cạnh để làm rõ từng ý. Hai thao tác này phải kết hợp chặt chẽ hài hoà. Trên cơ sở phân loại để phân tích, phân tích theo hướng phân loại. Phương pháp này làm cho nội dung thuyết minh được trình bầy một cách rõ ràng mạch lạc. Trên đây là một số nội dung khái quát về khái niệm văn thuyết minh, đặc điểm của văn thuyết minh, cách hình thành tích luỹ tri thức và các phương pháp thuyết minh để học sinh tiếp cận với kiểu văn bản mới này. Sau đây tôi sẽ trình bầy cụ thể các thao tác để luyện kỹ năng làm bài văn thuyết minh cho các em. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh cũng phải tiến hành qua 5 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết văn bản, kiểm tra. 1. Tìm hiểu đề: Trong thực tế đề văn thuyết minh rất đa dạng phong phú với nhiều kiểu cấu trúc diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung nhất và cũng chính là đặc điểm dùng để phân biệt giữa đề văn thuyết minh với các loại đề văn khác là các đề văn thuyết minh thường được diễn đạt bằng một câu văn, thậm chí nhiều khi chỉ là một câu đặc biệt. Ví dụ: Giới thiệu về thể thơ lục bát. Chiếc nón lá Việt Nam 4
- Tìm hiểu đề là thao tác đầu tiên khi tiếp cận với một đề văn thuyết minh. Tìm hiểu đề có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho việc xây dựng bố cục và triển khai nội dung văn bản. Phải xác định được những yêu cầu về thể loại về nội dung cần thuyết minh để xác định được đối tượng thuyết minh, sau đó tiến hành điều tra nghiên cứu học hỏi tri thức về đối tượng để làm bài. Đối với những dạng đề mà yêu cầu về đối tượng cần thuyết minh chỉ được đề cập ở dạng chung chung thì cần phải biết xác định, lựa chọn một đối tượng cụ thể, vừa phù hợp với yêu cầu của đề, vừa phù hợp với vốn tri thức của mình. Ví dụ: Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam. Đây là dạng đề có tính chất giới thiệu một người cụ thể. Đối tượng được giới thiệu phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: - Phải là vận động viên thể thao. - Đạt nhiều thành tích. - Tuổi đời còn ít. 2. Tìm ý: Việc lựa chọn tìm ý trong bài văn thuyết minh có nhiều cách: Nếu giới thiệu về một người (Lãnh tụ, nhà văn ) thì tìm ý theo trình tự. + Thân thế (tuổi, quê quán ) + Sự nghiệp (những đóng góp, những công hiến ). Hoặc theo trình tự ngoại hình, tính cách, sở thích. Nếu giới thiệu về một đồ vật thì tìm ý theo cấu tạo (các bộ phận) tính năng, công dụng. Nếu giới thiệu về một phương pháp, cách làm thì tìm ý theo trình tự. Nguyên liệu, cách làm yêu cầu thành phẩm. Nếu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh tìm ý theo trình tự không gian, thời gian hoặc các đặc điểm nổi bật Tìm ý cũng là một thao tác quan trọng khi làm bài văn thuyết minh, giúp các em xác định được các ý chính cơ bản phục vụ cho đề bài. 3. Lập dàn ý: Đây là một công việc cần thiết trong quá trình làm một bài văn thuyết minh. Dàn ý là một hệ thống các ý được xắp xếp mạch lạc, hợp lý nhằm giải quyết những yêu cầu mà đề bài đặt ra. 5