Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 4

doc 21 trang sangkien 29/08/2022 8102
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_phu_dao_hoc_sinh_yeu_mon_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu môn Toán Lớp 4

  1. A.Đặt Vấn đề: I.Cơ sở lí luận: Chúng ta đang bước ở chặng đường đầu tiên của thế kỉ 21 ,thế kỉ của công nghiệp hoá ,hiện đại hoá và hội nhập toàn cầu .Thế kỉ của những con người năng động ,sáng tạo ,thông minh ,giàu nghị lực và phải luôn biết tiếp thu cái mới.Để đất nước thành công trên con đường hội nhập cần phải có những con người mới phát triển toàn diện.Đó cũng chính là mục tiêu lớn nhất,là cái đích cuối cùng, là trọng trách lớn lao của ngành giáo dục trong đó có giáo dục Tiểu học mà Đảng, nhà nước đã giao phó. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ I, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh : “Dân có giàu thì nước mới mạnh.Một đất nước cường thịnh không thể tồn tại một trong ba loại giặc :“giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, trong đó sự dốt nát luôn đi kèm với đói nghèo, đói nghèo chính là hệ quả của sự dốt nát, kém hiểu biết . Xuất phát từ nhận định trên, đối chiếu với hoàn cảnh đất nước, song song với việc đào tạo những con người mới phát triển toàn diện, việc hình thành và phát triển cho học sinh những tri thức, những kĩ năng cần thiết, tối thiểu, làm cơ sở, tiền đề giúp các em hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, biết tự phục vụ bản thân, gia đình và đóng góp cống hiến sức mình cho đất nước là mục tiêu vô cùng quan trọng .Song để làm được điều đó, nhiệm vụ đặt ra với ngành giáo dục là hết sức lớn lao.Trong đó, bậc Tiểu học ,bậc học đặt nền móng, quyết định sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu chung ấy . Trong nhà trường phổ thông nói chung, trường tiểu học nói riêng, môn Toán học với tư cách là một môn độc lập, nó cùng với các môn học khác góp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện. Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí và tầm quan trọng rất lớn vì: Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, cần thiết cho người lao động, chúng hỗ trợ học tốt các môn học khác ở tiểu học và là cơ sở để học tiếp môn Toán ở trung học cơ sở. Môn Toán giúp học sinh nhận biết các mối quan hệ và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. 1
  2. Môn Toán còn góp phần hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, nó giúp học sinh phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới như: cần cù, cẩn thận, tinh thần vượt khó , làm việc có kế hoạch, nề nếp và khoa học. II.Cơ sở thực tiễn: Trên thực tế, việc giáo dục toàn diện cho học sinh ở các cấp học nói chung, cấp Tiểu học nói riêng được cụ thể hoá qua việc xây dung chương trình các môn học mang tính đồng tâm theo quan điểm tích hợp các môn học .Tuy nhiên,nhiều năm nay, đặc biệt từ khi có sự ra đời của sách giáo khoa mới, chúng ta vẫn còn thấy rất nhiều bất cập, nội dung chương trình vẫn thường xuyên phải thay đổi, điều chỉnh, chất lượng, hiệu quả giáo dục chưa cao.Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là: 1.Trình độ nhận thức của học sinh ở mỗi vùng miền là không đều nhau do điều kiện khách quan. 2.Trình độ dân trí ở mỗi tỉnh thành là khác nhau.Giáo viên ,học sinh chưa thật sự nhận được sự hợp tác tích cực từ phía phụ huynh học sinh. 3.Trình độ đào tạo, phương pháp giảng dạy, năng lực của mỗi giáo viện còn chênh lệch.Nhiều giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề do điều kiện cuộc sống còn quá nhiều khó khăn. 4.Nội dung chương trình ở một số môn, lớp, khối còn nặng so với trình độ nhận thức và khả năng tư duy của học sinh . 5.Điều kiện, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc dạy học ở nhiều nơi, nhiều trường còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy và học. Xuất phát từ những lí do trên mà ở nhiều trường, tình trạng học sinh yếu, kém vẫn còn tồn tại với một con số không nhỏ.Cùng với căn bệnh thành tích từ lâu đã trở thành bệnh nan y khó chữa trong một bộ phận giáo viên, ở không ít các nhà trường ,và cũng chính vì thế mà chất lượng giáo dục được công bố hàng năm, trong đó có giáo dục Tiểu học phải chăng vẫn còn là một con số ảo? 2
  3. Tình trạng học sinh học hết Tiểu học đọc viết chưa thông, tính toán chưa thạo, học sinh ngồi nhầm lớp vẫn còn là vấn đề báo động .Đặc biệt, căn cứ kết quả khảo sát hàng kì, hàng năm, nhất là đối với 2 môn Toán và Tiếng Việt cho thấy rất rõ: môn Toán thường kém hơn so với các môn khác, số học sinh yếu ở hầu hết các lớp đều rơi vào tình trạng yếu ở môn Toán, số đông học sinh trung bình có môn Toán còn ở mức thấp “trung bình non. Làm thế nào để những em học sinh này khi học hết Tiểu học có thể theo kịp chương trình của Trung học cơ sở?.Và rồi, hết bậc Trung học cơ sở, mỗi chủ nhân tương lai âý sẽ bước vào cuộc sống trong cơ chế hội nhập như thế nào ? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi nhà giáo dục, là nỗi trăn trở cho mỗi giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy, giáo dục. Đã nhiều năm được phân công chủ nhiệm, giảng dạy ở khối lớp 4- khối lớp đón đầu chuyển giao của hai giai đoạn phát triển tư duy từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, khối lớp mà lượng kiến thức được coi là khó, là nặng đối với khả năng nhận thức của học sinh (theo nhận xét từ kinh nghiệm giảng dạy của nhiều giáo viên).Đứng trước những con số báo động về số lượng học sinh yếu đặc biệt với môn toán, tôi quyết định nghiên cứu, đúc rút “Kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu môn Toán lớp 4” với mong muốn vực dậy số học sinh yếu kộm ,giỳp cỏc em theo kịp với chương trỡnh, góp phần nhỏ bé vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học nói riêng, mục tiêu giáo dục nói chung. B.GiảI quyết vấn đề : I.Điều tra thực trạng trước lúc nghiên cứu: a.Về chương trình môn Toán học : b.Thực trạng dạy toán: Qua nghiên cứu nội dung chương trình môn Toán 4, tôi nhận thấy :trong các mảng kiến thức số học-hình hoc-đại lượng và giải toán thì 4 phép tính về số tự nhiên, phân số, và giải toán có lẽ là các mảng kiến thức trọng tâm, bao trùm và chiếm thời lượng lớn nhất trong toàn bộ chương trình học.Trong đó, những khó khăn mà HS gặp phải trong mỗi phần đó là: 3
  4. *Về 4 phép tính với số tự nhiên khó nhất là phép chia cho số có nhiều chữ số.Tuy nhiên ở phần này số tiết luyện tập lại quá ít .Vì vậy HS yếu gặp rất nhiều khó khăn. *Về phần phân số,các khái niệm được cung cấp là hoàn toàn mới, HS học trong bài thì không khó song khi luyện tập để củng cố và hệ thống kiến thức thì các em bị lẫn lộn khi thực hiện 4 phép tính, kĩ năng trình bày không tốt và kết quả không như ý muốn, nhất là với HS yếu kém. *Mảng kiến thức về giải toán cũng vậy, phần lớn các em biết giải toán khi học ở mỗi dạng, nhưng khi kết thúc các dạng toán thì số HS nắm chắc được kiến thức không nhiều .Tổng kết sau mỗi kì kiểm tra định kì, số HS giải được những bài toán cơ bản chỉ 50%- 60%(Chất lượng thống kê trên toàn khối). Kết quả điều tra cụ thể về số học sinh yếu (điểm dưới 5 )môn Toán của các năm với 3 lớp như sau: Định kì Đầu năm Giữa kì 1 Cuối kì 1 Giữa kì 2 Cuối năm Lớp 4A 4B 4C 4A 4B 4C 4A 4B 4C 4A 4B 4C 4A 4B 4C Năm 2008-2009 5 6 4 4 5 3 6 4 3 4 4 2 3 2 4 2009-2010 4 5 7 3 6 3 2 5 5 4 6 4 3 3 6 2010-2011 5 5 9 4 4 8 3 5 7 3 2 7 4 2 6 Trong số bài điểm yếu của mỗi lớp, qua kiểm tra xem xét tôi thấy: 25% số học sinh nhân sai,hầu hết học sinh mắc sai lầm khi thực hiện chia số tự nhiên, 40%-50% không giải được toán có lời văn, 30% số học sinh sai ở 4 phép tính về phân số . b.Về phía học sinh: Qua theo dõi tôi nhận thấy: Phần lớn các em HS yếu là những em có hoàn cảnh còn khú khăn, bố mẹ làm nghề nụng. Một số phụ huynh của cỏc em chưa học hết lớp 9, nhiều phụ huynh thiếu quan tõm đến việc học hành của con em mỡnh, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học đối với cỏc em .Cú em ở lứa tuổi này phải chứng kiến cảnh chia tay của bố mẹ dẫn đến mất niềm tin trong cuộc sống, nhiều em bố mẹ 4
  5. mải làm kinh tế, phải ở với ông bà hoặc anh em tự chăm sóc lẫn nhau. Các em thường khụng hứng thỳ với tiết học Toỏn do hổng, thiếu kiến thức cơ bản về mụn Toỏn từ các lớp dưới. Trong giờ học, cỏc em thường khụng tự phỏt hiện ra kiến thức, mà chỉ dừng lại ở mức nhắc lại, rập khuụn một quy tắc cú sẵn. Nhỡn chung cỏc em lười tư duy, nhiều em ỉ lại vào bạn bè, thường xuyên quay cóp bài của bạn. Khi thảo luận nhúm ,cỏc em thường ỷ lại cỏc bạn cựng nhúm, khụng dũng cảm đưa ra ý kiến của cỏ nhõn. Khi nhận xột bài của bạn làm thỡ thường trả lời đỳng hoặc sai mà khụng cú lý giải vỡ sao đỳng? Vỡ sao sai ?, thậm chí nhiều em, không trả lời, buộc giáo viên phải cho ngồi xuống. Bài tập chưa hoàn thiện ở lớp cô giao về nhà thường bỏ trống hoặc làm qua loa cho cú bài để đối phú.Ở nhà, thường khụng cú gúc học tập dành riờng cho mỡnh, thường xuyên quên sách vở, đồ dùng, sỏch vở khụng bao bọc cẩn thận, nhàu nát. Cỏc em thường cú tõm lý tự ti, mặc cảm với bạn bố cùng trang lứa, kộm chuyờn cần trong học tập, ớt tham gia cỏc hoạt động tập thể cú ý nghĩa như lao động, văn nghệ Một số em cú cảm giỏc sợ cụ giỏo hỏi bài hoặc chỳ ý đến mỡnh, thường cú tư tưởng chỏn học. Nếu khụng đựợc quan tâm, coi trọng đầu tư phụ đạo, rất cú thể cỏc em học đó yếu lại càng yếu hơn. Nguy cơ bỏ học sẽ là điều sớm muộn. c.Về phía giáo viên: - Nhiều giáo viên mới ra trường, do kinh nghiệm giảng dạy còn non lại được phân công giảng dạy ở lớp 4, nhiều đồng chí trong quá trình giảng dạy còn hời hợt, chưa xác định rõ được kiến thức trọng tâm của từng bài, chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh, đôi khi còn chưa làm chủ được kiến thức, chưa bao quát được toàn bộ học sinh, không nắm bắt được khả năng nhận thức, điểm yếu của từng em, nhất là HS yếu.Vì vậy, khi dạy thường chỉ chú ý đến thời gian, không bám sát vào mục tiêu trọng tâm bài, nên cố “ lướt” hết bài, dạy theo kiểu “mạnh ai, nấy thắng”, vì vậy,em nào yếu, cứ yếu và yếu mãi Bên cạnh đó, nhiều giáo viên có tay nghề, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy thì lại chưa thực sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, chưa hết lòng vì học sinh ,vừa dạy vừa “giữ sức”, chạy theo bệnh thành tích. II.Các phương pháp nghiên cứu và thực hiện : - Khảo sát, phân loại đối tượng . 5