Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở

doc 14 trang sangkien 12582
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_hoat_don.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở

  1. ĐỀ TÀI : KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lí luận chung: Học theo nhóm là một trong những phương pháp học tập có hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh phổ thông. Khi học theo nhóm học sinh sẽ được thảo luận theo từng vấn đề của bài học. Đó là cơ hội cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập. Học theo nhóm cũng là cơ hội cho học sinh học hỏi lẫn nhau, hổ trợ lẫn nhau về cách tìm kiếm những giải pháp để giải quyết những tình huống trong bài học. Khi học theo nhóm, học sinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không làm được một mình mà phải bằng cách là mọi người trong nhóm đóng góp một phần hiểu biết của mình rồi cả nhóm tập hợp thành một cách giải quyết tốt nhất nhiệm vụ nhận thức mà giáo viên giao cho. Qua đó tính tích cực, chủ động của học sinh được phát huy đến cao độ. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy hiện nay, phương pháp học theo nhóm vẫn còn một số giáo viên chưa nắm vững, ít khi thực hiện hoặc có thực hiện thì cũng mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tích cực của nó. Vì vậy nhiều năm qua bản thân chúng tôi rất quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng về phương pháp học nhóm để tìm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của phương pháp này, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường phổ thông. Với nhiệm vụ là giáo viên giảng dạy địa lý cấp trung học cơ sở, chúng tôi đã đúc kết những gì đã tích luỹ được thành đề tài “kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy địa lý trung học cơ sở”. II/ Thực trạng hoạt động nhóm thời gian qua: Từ năm học 2002 – 2003 khi bắt đầu thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy, mỗi giáo viên hàng năm đều được tập huấn về đổi mới phương pháp, trong đó mới nhất là phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm. Đến nay đã qua nhiều năm thực hiện, nhưng qua các tiết dự giờ, tham khảo giáo án và trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp gần đây, chúng tôi thấy vẫn còn một số giáo viên hiểu chưa đúng, lúng túng trong thực hiện và thực hiện chưa có hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm. Những hạn chế đó thể hiện như sau: - Phần lớn các tiết có tổ chức thảo luận nhóm đều vượt quá thời gian một tiết dạy (cháy giáo án), hoặc để đảm bảo thời gian thì giáo viên cắt xén thời 1
  2. gian của các phần, các khâu khác dẫn đến phân phối thời gian trong tiết dạy không hợp ly.ù - Thực hiện không đầy đủ các bước của quy trình thảo luận nhóm như chỉ nêu câu hỏi cho học sinh thảo luận rồi cho các nhóm báo cáo, sau đó giáo viên nhận xét đúng, sai, đầy đủ hay chưa đầy đủ nội dung của các nhóm và chuẩn xác kiến thức rồi ghi bảng cho học sinh ghi theo. Làm như vậy sẽ thiếu một bước quan trọng là cho học sinh trong nhóm hoặc các nhóm khác nhận xét, bổ sung làm rõ vấn đề. Vì thế mỗi nhóm chỉ quan tâm đến câu hỏi của nhóm mình mà không cần biết đến câu hỏi của nhóm khác dẫn đến kết quả là học sinh nhận thức không đầy đủ nội dung bài học. - Một số giáo viên lại có quan niệm là tổ chức bao nhiêu nhóm thì phải đưa ra bấy nhiêu câu hỏi nên khi tổ chức 6 nhóm thì đưa ra 6 câu hỏi thảo luận. Khi các nhóm thảo luận và lần lượt báo cáo xong 6 câu trả lời, tiếp đến học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung chéo lẫn nhau và cuối cùng giáo viên nhận xét, chuẩn sát xong 6 đơn vị kiến thức thì cũng sắp hết thời gian tiết học. Phần thảo luận nhóm kéo quá dài như vậy sẽ gây nên tâm lí nhàm chán trong học sinh, làm cho tiết học lẽ ra sinh động nhưng lại trở nên không sinh động. - Có giáo viên muốn rút ngắn thời gian thảo luận nhóm để đảm bảo thời gian tiết dạy bằng cách đưa ra những câu hỏi rất đơn giản ở dạng “câu hỏi đóng” (dạng đúng, sai, có, không) hoặc nhìn vào sách giáo khoa hay hình ảnh là đã biết được nội dung trả lời, làm cho cuộc thảo luận trở nên tẻ nhạt, mang tính hình thức. Học sinh trong nhóm không cần đóng góp ý kiến, chỉ cần một mình thư ký hoặc nhóm trưởng mở sách giáo khoa, ghi lại nội dung trả lời là xong, không cần phải xin ý kiến các bạn trong nhóm. Ví dụ : khi dự giờ một đồng nghiệp dạy địa 6 (bài Lớp vỏ khí ) thay vì cho học sinh quan sát hình 46 để thảo luận tìm ra vị trí, đặc điểm, vai trò của mỗi tầng của lớp vỏ khí (là phần kiến thức trọng tâm phải khai thác trong kênh hình) thì lại cho học sinh thảo luận tìm những điểm khác nhau của các khối khí (nội dung này đã được trình bày rất rỏ ràng trong kênh chữ nên học sinh không cần phải thảo luận mà vẫn trả lời được dễ dàng) . - Chưa có hình thức, biện pháp kích thích những học sinh lười biếng hoặc học sinh yếu tham gia thảo luận. Vì vậy trong nhóm chỉ có một số ít học sinh hoạt động. - Tổ chức qui mô nhóm không hợp lý: một lớp học có khoảng 30 học sinh mà chỉ tổ chức có 2 nhóm (đối với phòng học có 2 dãy bàn) hoặc 4 nhóm (đối với phòng học có 4 dãy bàn) thì rất khó thảo luận, nhiều học sinh không có chổ ngồi, phải đứng vây quanh gây mất trật tự và chỉ mang tính hình thức 2
  3. Tóm lại vì nhận thức còn hạn chế về phương pháp thảo luận nhóm như đã nêu trên nên nhiều giáo viên rất ít tổ chức thảo luận nhóm thường xuyên trong giảng dạy mà chỉ tổ chức khi có người dự giờ, khi tổ chức thì cũng mang tính hình thức để thể hiện là có đổi mới phương pháp chứ ít khi mang lại hiệu quả. Bản thân tôi cũng mắc phải một số hạn chế khi thực hiện phương pháp thảo luận nhóm trong năm đầu thực hiện đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy. Chúng tôi đã thống kê lại phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy trong giáo án địa lý lớp 6 và lớp 8 năm học 2011 - 2012 và chất lượng bộ môn địa 6, 8 ở hai lớp này như sau: Khối Số bài Số bài có tổ Số lần Số lần hoạt Chất lượng dạy chức hoạt hoạt động động nhóm bộ môn động nhóm nhóm có hiệu quả 6 27 10 (37 % ) 12 (44%) 4 (33 % ) 78.7 % 8 44 21 (48 % ) 25 (57%) 21 (84 % ) 79.2 % Từ những hạn chế trên chúng tôi đã dần tìm ra được những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế giảng dạy để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Phần B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Các giải pháp thực hiện: 1/ Chuẩn bị hoạt động nhóm: Trước khi đưa hoạt động nhóm vào một bài dạy giáo viên cần phải trả lời được các câu hỏi sau: - Mục tiêu của hoạt nhóm trong bài này là gì? Liệu nó có phù hợp với các mục tiêu tổng thể của bài giảng không? - Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian? Thời gian còn lại có đủ để hoàn thành bài dạy không? - Hoạt động này yêu cầu giáo viên và học sinh cần chuẩn bị những phương tiện, thiết bị gì? học sinh cần phải tham khảo trước các tài liệu nào? Liệu những yêu cầu đó thầy và trò có đáp ứng được không? 2/ Chọn câu hỏi (nêu vấn đề) cho học sinh thảo luận: - Việc chuẩn bị câu hỏi cho các nhóm thảo luận là một khâu quan trọng. Những câu hỏi quá đơn giản sẽ làm cho thời gian thảo luận buồn tẻ và rất dễ đi đến tình trạng thờ ơ của nhiều học sinh. Do đó nên chuẩn bị những “câu hỏi mở” tức là câu hỏi có nhiều hướng phát triển, nhiều cách lí giải, đòi hỏi học sinh phải tư duy và trình bày nhiều ý kiến, thậm chí có phần tranh luận để tìm ra kết quả đúng nhất thì mới lôi cuốn được nhiều học sinh tham gia. 3
  4. - Mặt khác khi chọn vấn đề thảo luận cần lưu ý là phải xem xét, nghiên cứu xem học sinh đã biết gì, cảm thấy gì, suy nghĩ gì về vấn đề giáo viên đưa ra để tránh trường hợp quá sức học sinh thì buổi thảo luận cũng sẽ mất đi ý nghĩa. - Nội dung thảo luận có thể lấy từ các câu hỏi khó trong sách giáo khoa hoặc khi khai thác tình huống mâu thuẩn trong lúc giảng bài để cho học sinh thảo luận tìm phương án giải quyết. Ví dụ : Khi giảng về sông ngòi khu vực Đông Á, giáo viên có thể khai thác tình huống có vấn đề cho học sinh thảo luận như: “ Tại sao thuỷ chế của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang hoàn toàn trái ngược nhau?” - Các câu hỏi thảo luận nên cân nhắc kỹ và chuẩn bị trước trong phiếu học tập (in vi tính ), hoặc tiện nhất là viết sẳn trong bảng phụ (loại bảng xếp, thảo luận đến câu nào thì mở ra đến câu đó). Những câu hỏi cần phải tham khảo nhiều tài liệu mới trả lời được thì giáo viên nên phổ biến ở cuối tiết trước (trong phần dặn dò) và giới thiệu cụ thể tên tài liệu tham khảo. Cần lưu ý là mức độ và dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi phải tương đối đồng đều nhau, tránh trường hợp giao cho nhóm này câu hỏi quá dễ còn nhóm kia thì quá khó. 3/ Cách xếp nhóm : Vấn đề đặt ra là xếp bao nhiêu học sinh vào một nhóm là vừa? - Cần phải suy nghĩ cẩn thận khi chia học sinh thành nhóm. Nếu chia nhóm không hợp lí thì hoạt động nhóm sẽ thất bại ngay từ đầu vì giáo viên bị mất khả năng kiểm soát lớp. - Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy xếp từ 4 đến 8 học sinh vào một nhóm là hoạt động có hiệu quả nhất và nhanh nhất vì khi giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm thì từng cặp bàn (loại 4 chổ ngồi = nhóm 8 HS ; loại 2 chổ ngồi = nhóm 4 HS) quay lại với nhau là xong, ít tốn thời gian di chuyển và không gây mất trật tự. Mặt khác nhóm có ít học sinh thì càng có ít học sinh “ăn theo” nên mỗi học sinh đều phải hoạt động, không có học sinh đứng xớ rớ bên ngoài và có ít học sinh thì sự thống nhất ý kiến càng nhanh, đỡ tốn thời gian. - Số lượng nhóm ít nhất phải gấp đôi số lượng câu hỏi thảo luận. Nghĩa là một câu hỏi thì ít nhất phải có hai nhóm cùng thảo luận câu hỏi đó thì mới thực hiện được khâu quan trọng tiếp theo là nhận xét đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm. Nhóm này có ý kiến thảo luận khác với nhóm bạn, hoặc đề xuất kết quả hợp lý hơn nhóm bạn thì cuộc thảo luận mới sôi nổi. 4/ Để hoạt động thảo luận nhóm đạt hiệu quả, giáo viên phải thực hiện đầy đủ các bước sau: 4