Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dich muối

doc 46 trang sangkien 31/08/2022 10925
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dich muối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giang_day_dang_bai_tap_kim.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dich muối

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 PHÒNG GD&ĐT THANH OAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS THANH CAO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên : Lê Thị Minh Nguyệt - Ngày, tháng, năm sinh : 16/5/1982 - Năm vào ngành : 2006 - Chức vụ : Giáo viên - Đơn vị công tác : Trường THCS Thanh Cao - Thanh Oai - Hà Nội - Trình độ chuyên môn : Đại học SP Hóa - Hệ đào tạo : Từ xa - Bộ môn giảng dạy : Hoá - Ngoại ngữ : Tiếng Anh B - Trình độ chính trị : - Khen thưởng (ghi hình thức cao nhất): Giải ba trong hội thi giáo viên giỏi Thành phố Hà Nội năm học 2010 – 2011. Tác giả: Lê Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Thanh Cao 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Công tác giáo dục là một việc làm hết sức cần thiết, cấp bách để nâng cao dân trí ngang tầm với thời đại và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đất nước ta đang trên đà phát triển, do đó nhu cầu nhận thức của con người không ngừng được mở rộng và ngày càng nâng cao. Đây là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Xuất phát từ mục tiêu của Trường THCS Thanh Cao là giảng dạy theo hướng ngày càng nâng chất cho học sinh, giúp học sinh nắm thật vững kiến thức để có thể tự ôn tập và làm được thật tốt các dạng bài tập môn Hóa học cấp THCS. Trong đó dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối là một dạng bài tập quan trọng của chương trình hóa học THCS, là cơ sở, nền tảng kiến thức để giúp các em tiếp tục tìm hiểu kiến thức ở các cấp học cao hơn. Hơn nữa thông qua việc nghiên cứu đề tài sẽ là một quá trình tích lũy những kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được trong quá trình tìm hiểu nó. Đó là những lý do để tôi đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và viết ra sáng kiến kinh nghiệm của mình: “Kinh nghiệm giảng dạy dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dich muối”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Xuất phát từ thực tế của học tập bộ môn Hoá học của học sinh còn chưa đạt được hiệu quả cao; từ yêu cầu của việc cải tiến thường xuyên phương pháp giảng dạy để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tự giác, hứng thú say mê. Mục đích mà đề tài hướng tới là nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học, trong đó học sinh có kĩ năng thành thạo trong việc giải bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể: Tổ chức các quá trình dạy học cho học sinh ở trường THCS, cụ thể trong đề tài nghiên cứu là đối tượng học sinh lớp 9. 3.2. Đối tượng: Hình thành kĩ năng giải dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối cho học sinh lớp 9 ở trường THCS. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Khi học sinh nhận dạng đúng, nắm vững lí thuyết các dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối sẽ có kĩ năng thành thạo trong việc vận dụng, giải các dạng bài tập này. Học sinh sẽ được tìm hiểu các trường hợp khác của dạng bài tập này ở các cấp học cao hơn. Tác giả: Lê Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Thanh Cao 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI. Dạng bài tập kim loại tác dụng với muối là một dạng bài tập mà học sinh bắt đầu tìm hiểu ở bậc THCS, sau đó học sinh sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề này trong chương trình hóa học THPT. Dó đó tôi đưa ra những dạng bài tập khác nhau, trong mỗi dạng có các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, để phù hợp với mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh. Căn cứ vào chương trình giáo dục môn hóa học trung học cơ sở, tôi đưa ra phương pháp giảng dạy các dạng bài tập khác nhau: - Dạng 1: “Kim loại không tan trong nước tác dụng với dung dịch muối” bao gồm xét các trường hợp: “Một kim loại tác dụng với dung dịch một muối”,“Một kim loại tác dụng với dung dịch chứa hai muối”, “Hai kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối” - Dạng 2: Kim loại tan trong nước tác dụng với dung dịch muối - Các bài tập vận dụng ở mức độ tổng hợp, nâng cao, bao gồm: bài tập xác định tên km loại, bài tập tổng hợp. Mỗi dạng đều đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu nắm vững lí thuyết, sau đó đưa ra các bài tập áp dụng, phương pháp giải cụ thể các bài tập từ dễ đến khó, và những bài tập tự luyện. 6. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Tôi đã nghiên cứu trên đối tượng học sinh là học sinh lớp 9ª3 trường THCS Thanh Cao - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9 đến tháng 4 năm học 2013 - 2014. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tôi đã phối hợp sử dụng các phương pháp qua đó phân tích tổng hợp, đánh giá một cách tương đối đúng đắn và chính xác hiệu quả mức độ nắm vững kiến thức và kĩ năng giải dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối. Các phương pháp mà tôi sử dụng: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh: Thông qua bài kiểm tra, vở bài tập, vở ghi. Tác giả: Lê Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Thanh Cao 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 PHẦN NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong quá trình tiến hành làm sáng kiến kinh nghiêm: “Kinh nghiệm giảng dạy dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dich muối” Tôi đã sử dụng một số luận điểm làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu như sau: a, Các công thức tính toán m V n n (mol) n (l) C (M) M 22,4 M V m m C %dd ct .100% D = (g/ml) mdd V b, Về dãy hoạt động hóa học của kim loại: K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au. * Ý nghĩa: - Mức độ hoạt động hóa học của kim loại giảm dần từ trái qua phải. - Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường, tạo thành kiềm và giải phóng khí H2. - Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit (HCl, H 2SO4 loãng ) giải phóng khí H2. - Kim loại đứng trước (trừ Na, K ) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối. * Một số TH đặc biệt cần lưu ý: - Khi cho Fe tác dụng với AgNO3 thì: + Nếu AgNO3 (thiếu hoặc đủ) thì: Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag + Nếu AgNO3 (dư) thì: Fe(NO3)2 + AgNO3 dư Fe(NO3)3 + Ag . - Khi cho kim loại Fe, Cu tác dụng với dung dịch muối sắt (III) Fe + FeCl3 FeCl2 Cu + 2FeCl3 2FeCl2 + CuCl2 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - Khi làm bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối học sinh thường dễ mắc các sai lầm như: - Không viết đúng phương trình hóa học do không nhớ rõ điều kiện của phản giữa kim loại với muối. Tác giả: Lê Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Thanh Cao 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 - Không biết thứ tự phản ứng xảy ra khi cho một kim loại vào dung dịch chứa nhiều muối, hoặc cho nhiều kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối - Không biết một số trường hợp đặc biệt như cho kim loại mạnh như Na, K tác dụng với dd muối - Một số sai lầm khác do không nhớ rõ công thức tính, tính toán sai Tất cả những sai lầm trên dẫn tới không làm đúng bài tập, cho kết quả sai. Tôi đã cho học sinh lớp 9ª3 làm bài kiểm tra và thu được kết quả như sau: Điểm 0 - 2,4 2,5 - dưới 5 5 - 7 8 9,10 Số lượng học sinh 2 5 23 3 2 Tỉ lệ % 5,7 14,3 65,7 8,6 5,7 Thông qua kết quả học tập trên nhận thấy tỉ lệ học sinh dưới điểm 5 còn cao, chất lượng học tập chưa cao. 3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG - Học sinh còn chưa chuyên cần, chưa hứng thú trong học tập. - Học sinh chưa nắm vững những kiến thức lí thuyết, chưa biết phân dạng bài tập. - Học sinh thường mắc sai lầm trong quá trình giải dạng bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối, như đã trình bày ở phần thực trạng trên. 4. PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI 4.1. DẠNG 1: KIM LOẠI KHÔNG TAN TRONG NƯỚC TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI 4.1.1. MỘT KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH CHỨA MỘT MUỐI (dạng cơ bản: bài tập tăng giảm khối lượng) 4.1.1.1. Dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au Điều kiện phản ứng xảy ra: - Kim loại tham gia phản ứng hoạt động mạnh hơn kim loại trong muối Muối tham gia phản ứng và tạo thành phải tan. VD: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu  Có phản ứng này do Fe hoạt động hoá học mạnh hơn Cu (Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học của kim loại). Cu + ZnSO4: không phản ứng vì Cu đứng sau Zn trong dãy hoạt động hoá học của kim loại. Tác giả: Lê Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Thanh Cao 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 ZnSO4 + PbSO4: không phản ứng do PbSO4 không tan trong nước. 4.1.1.2. Độ tăng hoặc giảm khối lượng của thanh kim loại Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối của kim loại B, nếu B bị đẩy hết và bám vào thanh kim loại A, khối lượng thanh kim loại có thể tăng hoặc giảm. - Nếu mB kết tủa a = 0,125 (mol) a, Khối lượng Fe tham gia phản ứng mFe = 0,125 . 56 = 5 (g) Khối lượng Cu tạo thành (bám lên đinh Fe) mCu = 0,125 . 64 = 8(g) b, Số gam Fe có trong chiếc đinh là: Tác giả: Lê Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Thanh Cao 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2014 - 2015 mFe = 100 – 8 = 92 (g) BÀI 2: Cho lá Zn có khối lượng 25 gam vào dung dịch CuSO 4. sau một thời gian phản ứng, lấy lá Zn ra rửa nhẹ, làm khô cân được 24,96 g. Tính: a. Khối lượng Zn đã tham gia phản ứng. b. Khối lượng CuSO4 có trong dung dịch. LỜI GIẢI Gọi a là số mol Zn tham gia phản ứng. PTHH: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu PTHH(mol) 1 1 Vậy(mol) a a Ta có phương trình về độ giảm khối lượng lá Zn: 65a – 64a = 24,96 => a = 0,04 (mol) a, mZn phản ứng = 0,04 . 65 = 2,6 (g) b. mCuSO4 = 0,04 . 160 = 6,4(g) BÀI 3: Ngâm một lá Fe có khối lượng 5g trong 50ml dung dịch CuSO 4 15% (d = 1,12g/ml). Sau một thời gian lấy lá sắt ra, rửa nhẹ, làm khô cân được 5,16 g. Tính nồng độ phần trăm của các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. LỜI GIẢI Ta có: mdd CuSO4 = 50.1.12 = 56 (g) 56.15 nCuSO4 = = 0,0525 (mol) 100.160 Khối lượng lá sắt tăng thêm: 5,16 – 5 = 0,16 = 0,16 (g) Gọi a là số mol Fe tham gia phản ứng: PTHH: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Theo PTHH(mol): 1 1 Vậy (mol) : a a Ta có phương trình độ tăng khối lượng lá sắt: 64a – 56a = 0,16 => a = 0,02 (mol). Theo PTHH nCuSO4 phản ứng = nFe phản ứng = 0,02 (mol) => nCuSO4 dư = 0,0525 – 0,02 = 0,0325 (mol) m dung dịch sau phản ứng = mddCuSO4 trước phản ứng - mlá sắt tăng= 56 – 0,16 = 55,84 (g) Tác giả: Lê Thị Minh Nguyệt - Trường THCS Thanh Cao 7