Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy bài đọc hiểu Lớp 12
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy bài đọc hiểu Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giang_day_bai_doc_hieu_lop.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giảng dạy bài đọc hiểu Lớp 12
- SKKN E – PP GIẢNG DẠY READING ĐẠT HIỆU QUẢ A- đặt vấn đề Tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới. Nó không chỉ cần thiết cho một số người làm kinh doanh , du lịch Mà đòi hỏi mỗi một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải có một trình độ tiếng Anh nhất định. Chính vì vậy tiếng Anh là một trong những môn học trong trường phổ thông và cũng là một trong những môn thi bắt buộc trong các kỳ thi cuối cấp của học sinh. ở các trường PTTH miền núi dạy tiếng Anh đã và đang là một vẫn đề được quan tâm trong những năm gần đây. Trong quá trình dạy và học ngoại ngữ đọc là một trong những kỹ năng cơ bản rất được chú trọng. Đọc vừa là mục đích vừa là phương tiện hữu hiệu và cần thiết cho học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử ngôn ngữ mình đang học. ở trường PTTH hiện nay tài liệu chính để dạy một bài đọc hiểu là các bài đọc trong sách giáo khoa. Các bài đọc đó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đọc hiểu của học sinh. Thật đáng tiếc khi dạy một bài đọc hiểu một số giáo viên chỉ dừng lại ở việc giải thích từ mới, dịch sang tiếng Việt. Vì vậy nó không giúp cho học sinh phát triển được kỹ năng để đọc một bài đọc hiểu. Qua thực tế giảng dạy ở trường PTTH, tôi thấy các em tiếp cận một bài đọc rất khó khăn. Vì thế tôi đã áp dụng một số ký năng để giúp các em hiểu được và quan tâm đến việc học một bài đọc nhiều hơn. Để dạy một bài đọc như thế nào là tốt nhất và sử dụng những kỹ năng nào là hiệu quả nhất. Đó chính là mối quan tâm lớn nhất của tôi. Qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm về phần đọc hiểu và phiếu điều tra của học sinh lớp 12C,12D,12E tôi đã phân loại chất lượng của học sinh và tìm hiểu nguyên nhân, từ đó áp dụng kỹ năng thích hợp trong quá trình giảng dạy một bài đọc hiểu ở lớp 12. Nội dung bài viết này gồm các phần sau: * Thực trạng về việc dạy một bài đọc hiểu thường gặp của học sinh trong trường PTTH. * Nguyên nhân. 1
- SKKN E – PP GIẢNG DẠY READING ĐẠT HIỆU QUẢ * Biện pháp tiến hành rèn luyện ký năng dạy bài đọc. * Kết quả cụ thể. Suy nghĩ về vẫn đề này tôi đã sử dụng một số sách tham khảo sau đây: + Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 12. + Tài hướng dấn giảng dạy tiếng Anh lớp 12. + Tài liệu Tcaching English của tác giả A.Drian Doff. + Sách tham khảo về phương pháp giảng dạy tiếng Anh. B- Nội Dung 1) Thực trạng về việc dạy bài đọc trong trường PTTH : Qua các bài kiểm tra về kỹ năng đọc hiểu chúng tôi thấy học sinh còn biểu hiện non yếu về kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng. Đặc biệt những yếu kém về kỹ năng đọc và làm các bài tập sau khi đọc. Biểu hiện qua bảng thống kê sau: Mức độ Hiểu được bài đọc Biết cách đặt câu Không biết đọc Lớp hỏi và trả lời Không hiểu 12 C 12/ 48 = 25% 10/ 48 =20% 28/ 48 = 58,3% 12 D 14/ 49 = 38,5% 8/ 49 = 16,3% 26/ 49 = 53% 12 E 10/ 49 = 20% 10/ 49 = 20% 30/ 49 = 62,5% Một số lối phổ biến: 1) Phát âm sai : +Giữa: / S / và / /. 2
- SKKN E – PP GIẢNG DẠY READING ĐẠT HIỆU QUẢ VD: See / She. Học sinh thường phát âm she / / thành /s / + Giữa : / I / và / ổ / ; / a / và / ổ /. VD: Meet / mit /. thì học sinh lại đọc thành / met /. Hat / hổt /. Đa số học sinh lại đọc thành / hat / 2) Thường phát âm gió một cách bừa bãi. VD: I go to the macket. Một số học sinh thường đệm âm gió vào sau động từ go. 3) Vốn từ của học sinh quá ít ỏi hoặc quên nhiều. ở lớp 10 và lớp 11 học sinh đã được học những từ cơ bản để có thể viết thành một đoạn văn ngắn về các chủ đề như bản thân, gia đình, nhà trường, lớp học. Nhưng thật khó khăn cho các em học sinh miền núi nhất là những em ở vùng sâu vùng xa. Thậm chí vốn tiếng Việt các em vẫn còn rất hạn chế. Đúng là theo như một số phụ huynh đã phàn nàn " học tiếng Việt còn chưa song huống hồ học tiếng nước ngoài " . Thế nên việc tiếp nhận một ngoại ngữ mới là điều rất khó khăn đối với học sinh. 4) Chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, không nhớ được thông tin trong bài đọc. 5) Không nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản: VD: I watched Television lat night. Một số học sinh đã không biết tại sao động từ watch lại thêm ed. Hoặc không nắm được cách biến đổi của từ. VD : Một số học sinh thắc mắc hỏi nghĩa của từ Counties mà không biết đó chính là hình thức số nhiều của từ Country. 6) Đa số học sinh không biết cách đặt câu hỏi cho đoạn văn và trả lời. VD : SGK lớp 12 có giới thiệu hình thức danh động từ thường đi sau các động từ : Like, enjoy, be fond of 3
- SKKN E – PP GIẢNG DẠY READING ĐẠT HIỆU QUẢ Khi đặt câu hỏi cho động từ Like với WH - question . Thì học sinh đặt: What are you like ?. Với be fond of thì học sinh đặt: What are you fond of.? Từ những vẫn đề đã được nêu trên, đa số học sinh lớp 12 không thể đọc được một bài đọc. Một số em nhìn vào bài đọc đã sợ hoặc đọc mà không hiểu nội dung, không làm được bài tập dẫn đến học sinh sợ phải học môn Anh văn. II) Nguyên nhân: Đầu năm chúng tôi đã tiến hành điều tra với câu hỏi trong các môn học ở bậc PTTH: Em thích nhất môn nào ? Vì sao ?. Tôi nhận thấy 80% ý kiến các em đều chỉ thích học môn Thể dục, Kỹ thuật và một số môn khác như Lịch sử, Sinh học. Số còn lại các em thích giờ Anh văn nhưng ít quan tâm và ít khi hỏi thầy cô những kiến thức ngữ liệu mới . Như vậy số học sinh thích môn Anh văn rất ít. Vì thế các em không dành thời gian thích đáng cho việc học môn học này, đọc sách tham khảo tiếng anh và tích luỹ kỹ năng, kỹ xảo để học tốt môn ngoại ngữ. Giờ Anh văn các em chỉ trông chờ thầy giáo đọc giải thích từ, dịch nghĩa và giải thích các bài tập hoặc chỉ trông chờ vào các bạn học khá làm song bài tập và chép. Là trường PTTH miền núi đời sống vật chất, tinh thần còn yếu kém, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu, giao lưu tiếp xúc ít. Vì thế đa số phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc học hành của con cái chủ yếu phó mặc chỉ cho nhà trường giáo dục và một số còn có quan điểm là học tiếng Việt còn chưa hết làm sao học được tiếng Anh. Một số muốn quan tâm nhưng trình độ còn bất cập, phương pháp không hợp lý. Vì thế có rất nhiều học sinh lười học và chỉ học lên lớp 12 thì hầu như rống kiến thức ở lớp 10 và lớp 11. +) 85% số học số học sinh của nhà trường khi nghỉ hè không ôn lại các kiến thức đã học ở trong sách vở. Vì thế " Chứ thầy lại trả cho thầy ". +) Kiến thức từ vựng còn yếu kém dẫn đến dùng từ và đặt câu sai. 28% học sinh không nhớ nổi 50 từ vựng tiếng Anh. 4
- SKKN E – PP GIẢNG DẠY READING ĐẠT HIỆU QUẢ +) 50% học sinh không biết viết một đoạn văn ngắn bằng tiếng anh sử dụng những từ đã học. +) Hầu hết các em không nhớ được các cấu trúc ngữ pháp đã học ỏ lớp 10 và lớp 11. +) Học sinh trường PTTH đa số là học sinh dân tộc ít người ỏ vùng sâu vùng xa. Nên việc sử dụng một ngôn ngữ mới của các em vẫn còn ảnh hưởng hệ thống ngôn ngữ dân tộc nhất là cách phát âm. Hơn nữa học sinh chay lười, bỏ học, bỏ tiết vẫn còn phổ biến. III) Biện pháp tiến hành rèn luyện các ký năng dạy một bài đọc: Trước hết người giáo viên phải làm sao cho học sinh có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nói chung và cụ thể là học tiếng Anh nói riêng, nhất là làm cho học sinh yêu thích, quan tâm đến việc học một bài đọc một cách hiệu quả hơn. Các bài giảng của thày ở trên lớp phải phù hợp với mọi đối tượng học sinh, phải có phương pháp thích hợp, gây hứng thú học tập cho học sinh. đối với các em bị rỗng kiến thức người thầy phải tổ chức phụ đạo cho các em. Trong các kỳ nghỉ hè nhà trường nên tổ chức các lớp học thêm và phân loại cá học sinh yếu, trung bình, khá thành từng lớp riêng. Một số kỹ năng để dạy bài đọc hiểu: Các hoạt động để luyện tập phát triển kỹ năng đọc hiểu thường được tiến hành theo 3 giai đoạn như sau: - Các hoạt động trước khi đọc (pre - reading activities). - Các hoạt động trong khi đọc ( While - reading activities ). - Các hoạt động sau khi đọc ( post - reading activities ). 1) Các hoạt động trước khi đọc: a) Giới thiệu bài đọc : Là một hoạt động rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh thông tin về bài đọc. Một lời giới thiệu tốt đó là: +) Thường rất ngắn 5
- SKKN E – PP GIẢNG DẠY READING ĐẠT HIỆU QUẢ +) Gây hứng thú và làm cho học sinh muốn đọc bài đọc hơn. +) Giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với những kiến thức đã học. Những kỹ năng giúp giới thiệu một bài đọc: Giáo viên bắt đầu bài đọc với một lời giơí thiệu giúp cho học sinh nhận ra mình sẽ đọc cái gì sau đó giáo viên cho học sinh đoán từ. a) Sử dụng giáo dục trực quan: Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc và tạo không khí hào hứng cho lớp học. VD: Giáo viên có thể hỏi câu hỏi về bức tranh trong bài đọc như: - What are the people in the picture doing ?. - Where are they ?. Sau đó ta có thể đưa ra lời giơí thiệu ngắn như: " The text we are going to read today about ". b) Giải thích từ mới: Giải thích từ mới cho học sinh trước khi đọc bài đọc hiểu là cần thiết. Điều đó sẽ làm cho học sinh thấy dễ dàng tiếp cận bài đọc hiểu hơn. Không cần thiết phải giảng tất cả các từ mới ở trong bài đọc. Học sinh có thể đoán tiếp những từ mới bằng cách đọc tiếp bài đọc. Một số cách để giải thích từ mới. + Bằng cách sử dụng giáo dục trực quan: Có thể vẽ tranh ở trên bảng hoặc cắt các bức tranh từ hoạ báo. + Bằng cách sử dụng nội dung bài đọc. + Bằng cách dịch sang tiếng Việt. c) Đưa các cáu trúc ngữ pháp: 6
- SKKN E – PP GIẢNG DẠY READING ĐẠT HIỆU QUẢ Trước khi yêu cầu học sinh đọc bài đọc GV nên ôn lại các cấu trúc ngữ pháp xuất hiện trong bài đọc. d) Cho các câu hỏi hưỡng dẫn: Có thể tổ chức các hoạt động trước khi đọc nhằm hướng sự quan tâm của học sinh vào bài đọc , đưa ra một lí do nhằm khuyến khích học sinh suy nghĩ về bài đọc và đoán họ sẽ đọc cái gì. Tốt nhất là nên đưa ra 2 hoặc 3 câu hỏi và viết lên bảng trước khi đọc . 2) Các hoạt động trong khi đọc: Các hoạt động luyện tập trong khi đọc là những bài tập được thực hiện ngay trong khi học sinh đang đọc bài đọc, học sinh có thể đọc đi đọc lại ( đọc thầm ) để làm các bài tập. Hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài khoá và tuỳ theo nội dung của từng bài sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau. Các bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng như sau: a) Đọc thầm. Giúp học sinh tự diễn đạt khả năng phát âm ,tự mình diễn đạt và nếu không hiểu một câu nào đó trong bài thì có thể tự đọc đi đọc lại . b) Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh bằng cách yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi đã cho sẵn trên bảng. Học sinh có thể làm việc theo cặp , theo nhóm (Hỏi- Đáp) c) Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh bằng cách sử dụng câu hỏi: Các câu hỏi được sử dụng như là một kỹ năng trong lớp học trong việc dạy tiếng Anh. - Có 3 loại câu hỏi thường được sử dụng; + Yes/ no questions. Loại câu hỏi này rất có ích cho việc kiểm tra đọc hiểu. Học sinh thường rất dễ trả lời. VD: T : Was Newton more of mechanic than a scholar when he was young? 7