Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học sinh Tiểu học từ yếu lên trung bình

doc 6 trang sangkien 05/09/2022 6420
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học sinh Tiểu học từ yếu lên trung bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_tieu_hoc_tu_y.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học sinh Tiểu học từ yếu lên trung bình

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy học sinh tiểu học Từ yếu lên trung bình a- đặt vấn đề: I. lời mở đầu: Như chúng ta đã biết, trường tiểu học nhằm chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu, cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách người công dân, xứng dáng là người chủ tương lai của đất nước, biết sống, biết học tập và lao động trong xã hội đang đổi mới và muôn vàn mối quan hệ đa dạng. Vì vậy một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là giáo dục trí tuệ cho học sinh thông qua các môn học trong trường tiểu học. Quá trình này tồn tại vận động và phát triển như là một quá trình bộ phận hữu cơ của quan điểm sư phạm tổng thể. Nó có mối quan hệ biện chứng với các quá trình sư phạm bộ phậm khác nhau của quá trình sư phạm tổng thể (Giáo dục: Đức, trí, thể, mĩ và lao động). Trên thực tế, phần lớn học sinh tiểu học là ngoan tự giác, tích cực trong học tập, ham hiểu biết, có tính hồn nhiên, tính chân thực, biết vâng lời Song bên cạnh đó còn có một số chưa chăm học, hay nhấp nhổm cười nói, thiếu tập trung trong giờ học, đi học không chuyên cần dẫn đến kết quả học tếp yếu. Đối với những học sinh này, giáo viên cần phải nhiệt tình giáo dục và phải có biện pháp dạy học thích hợp để nhằm đạt kết quả tốt nhất. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1) Thực trạng: Học sinh học yếu thường có những biết hiện kém về trí tuệ, chữ viết xấu, sạch vở luộm thuộm, đồ dùng học tập hầu như không có, Đọc không thông, thậm chí không nhận được mặt chữ, kỹ năng tính toán kém, tiếp thu bài chậm, gia đình thì không quan tâm tới việc học tập của các em. Thường thì những học sinh này thường gây “khó chịu” cho giáo viên trong quá trình dạy học. Năm học 2004 - 2005 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2C, một lớp với 1/2 số học sinh là người dân tộc thiểu số, nằm rải rác ở các xóm 9, 10, 13 là các xóm xa (1)
  2. Sáng kiến kinh nghiệm nhất xã Thọ Sơn. Đường xa, đi lại khó khăn nên học sinh thường nghỉ học nhiều. Những hôm trời mưa to lớp tôi chỉ có khoảng 9 -1 0 em đi học. Nhìn những khoảng trống dưới lớp, tôi rất buồn và tự nghĩ, liệu mình có làm tròin trọng trách của nhà trường không? Trong lớp 2C do tôi phụ trách có 3 học sinh mà tôi phải bận tâm nhiều đó là em: Hà Văn Hùng, Lê Văn Hùng và em Bùi Văn Thế. Đó là những em có học lực yếu, thường xuyên nghỉ học, đồ dùng học tập và sách vở thiếu, chữ viết xấu, đọc còn yếu, em Lê Hùng đọc chưa được, cả 3 em đều học kém toán. Các em này thường ham chơ, nhác học. Trong lớp học các em thường là “thủ phạm” chính của những trò nghịch. Tôi cứ nhắc nhở được ít phút thì các cậu này lại có “một câu chuyện mới” “tâm sự” với bạn một cách tự nhiên, vì các cậu này học yếu nên chán học, khó tập trung vào bài giảng nên thường tìm các trò chơi để lấp khoảng trống trong giờ học. Tìm hiểu nguyên nhân của học sinh có lực học yếu, tôi thấy rằng yếu tố chức quan: Là nhu cầu học tập của các học sinh này rất thấp, nếu không muốn nói là không có, điều đó đương nhiệm là các em này sẽ học yếu, không hứng thú học tập, nên các em thường tìm niềm vui khác ngoài học tập. Do đó kết quả học tập của các em còn quá kém. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan: Nêu trên thì nguyên nhân khách quan cũng không kém phần quan trọng, đó là gia đình các em, gia đình em Hà Văn Hùng có hoàn cảnh khó khăn, nhà chỉ có hai mẹ con ở trong một túp lều tạm bợ, điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn. Người mẹ phải tần tảo đi làm thuê cho các gia đình khác để lấy tiền nuôi con. Công việc lo toan miếng cơm, mạnh áp chiếm mất quá nhiều thời gian của người mẹ không mấy may mắn này, do đó sự quan tâm dạt dỗ của người mẹ đối với Hùng không được chu đáo nhu những gia đình khác. Khác với Hùng, Thế sinh ta trong một gia đình đông con, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, chạy ăn hôm nay lại phải lo ngày mai. Người bố lại luôn rượu chè không lo gì đến gia đình. Tuy vậy với tư cách là “Cậu ấm” trong gia đình, nên cậu luôn được bố mẹ nuông chiều, vưói ý nghĩ sợ con ốm nên để cậu nghỉ học quá nhiều. ở học kỳ I có (2)
  3. Sáng kiến kinh nghiệm tuần cậu ta nghỉ tới 4 buổi và tuần nào cậu ta cũng nghỉ tới 1, 2 buổi. Đến lớp sách bút của cậu chẳng có. Với tình trạng như vậy thì làm sao Thế có thể học giỏi được. Còn em Lê Văn Hùng có hoàn cảnh cũng hết sức khó khăn. Bố của em chẳng đoái hoài gì tới mẹ con Hùng. Mẹ của em quanh năm đau yếu không tiền chữa chạy, gia tài trong nhà có gì Trong những lúc mẹ ốm Hùng thường nghỉ học ở nhà để chăm sóc mẹ, nên dẫn đến lực học của em bị yếu. Từ những nguyên nhân trên mà các em: Hà Văn Hùng, Lê Văn Hùng, Bùi Văn Thế của lớp tôi “mắc phải cái tội “học yếu”. 2) Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp dạy học sinh yếu len trung bình và đã có tác dụng rõ rệt. Qua đó tôi rút ra được những kinh nghiệm như sau: B- Giải quyết vấn đề: I. Các giải pháp thực hiện: 1) Kích thích nhu cầu nhận thức tạo niềm tin học tập chi các em: 2) Tác động đến tình cảm tích cực các em. II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện: 1) Kích thích nhu cầu nhận thức tạo niềm tin học tập cho các em: - Học sinh tiểu học, học yếu thì đồng thời các em cũng không có nhu cầu về nhận thức. Có những học sinh trí nhớ tốt, sáng dạ nhưng lại không muốn học, học yếu cũng chỉ vì thiếu nhu cầu nhận thức. Gặp những trường hợp này, dù có áp dụng các biện pháp bắt buộc, trường phạt, doạ nạt, trách móc, cũng không làm các em chăm chỉ được. Trong phạm nvi nhà tửờng, giáo viên cần giúp những em này đạt được kết quả cao trong học tập ngay từ đầu năm nhận lớp. Thành tích dù nhỏ nhưng sẽ tạo cho trẻ niềm tin vào sức lực và trí tuệ của mình. Giáo viên không nên tước đoạt, không nên vô tình dập tắt sự say mê, niềm cảm xúc (dù ít ỏi hay mới nhen nhón được) của học sinh khi chúng tự khám phá tự giải đáp, tự sáng tạo (lời giải hay của bài toán, câu văn hay ) mà cần phải khích lệ động viên cần phải nhen nhóm thêm và dần dần thổi bùng lên sự say mê, niềm vản xúc đó lên. Nhu cầu nhận thức (3)
  4. Sáng kiến kinh nghiệm sẽ được phát triển thuận lợi, nếu hoạt động của các em không quá căng thẳng thần kinh, không bị thất bại lặp đi lặp lại trong học tập. Vì vật giáo viên cần phải tổ chức hoạt động vừa sức sao cho các em đạt chuẩn cao, an ủi các em khi các em làm bài tập chưa tốt. Cần phải cho các em tin vào khả năng nhận thức của mình, Tất nhiên con người không có sự ngang bằng về năng lực. Song học sinh có sức khoẻ bình thường đều có khả năng lĩnh hội chương trình học tập. Trường hợp học sinh học yếu cần phải tạo cho nó niềm tin rằng: Nó có thể học tốt hơn nếu nó nỗ lực trong học tập. Chẳng hạn một lời khích lệ “Con sẽ chắc chắn đạt thành tích học tập cao, nếu con chăm chỉ học tập” hoặc “Cô nhận thấy con có ý trả lời hay cần cố gắng hơn nhé ! ” Lòng tự tin ấy khích thích bộ óch của học sinh làm việc nhờ nhu cầu nhận thức thúc đẩy bằng cách này mà rốt cục học sinh: Hà Hùng, Lê Hùng và Bùi Văn Thế của tôi đã chứng tỏ khả năng học tập của mình và phấn đấu đặc biệt. Có những hứng thú học tập nên các em đã chăm chỉ hơn, đi học chuyên cần hơn và cũng bớt nghịch hơn ngợm trong giờ học. Bên cạnh đó tôi đã đến nhà 3 em động viên phụ huynh tạo điều kiện cho các em có đủ sách giáo khoa, tài liệu và dụng cụ học tập, nên tôi đã thu được một kết quả đáng khả quan. Kết quả này sẽ có được nếu chúng ta biết truyền niềm tin vào các em và phụ hunh học sinh. 2) Tác động đến tình cảm tích cực của học sinh: Học sinh tiểu học có lực học yếu thì đồng thời các em thường chưa ngoan, một biện pháp khác là tác động đến tình cảm tích cực của học sinh. Đây là bí quyết thành công trong việc giáo dục học sinh yếu chưa ngoan của tôi. Nhưng tác động chỉ có hiệu qảu thì chỉ đang ở trạng thái tâm lí thuận lợi tức là phải đúng lúc, đúng chỗ, chẳng hạn các em đang vui, đang buồn, đang ân hận. Là những trạng thái tâm lí khác nhau. Tác động đến tâm lí các em phải tế nhị nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm chân thành của mình đối với học sinh. Tình cảm chân thành có sức mạnh ghê gớm, nó có thể cảm hoá được những con người lưu manh tha hoá, huống hỗ chi là một học sinh học yếu chưa ngoan. Nếu có định kiểm với những em này hoặc nghĩ rằng học sinh tiểu học chưa biết gì mà đói xử thế nào cũng được thì hết sức sai lầm. ánh mắt lạnh lùng, hành vi mang tính áp đặt sẽ gây nên các phản ứng tiêu cực không tốt về giáo viên và hậu quả sẽ ngày một xấu thêm, tất nhiên đối (4)
  5. Sáng kiến kinh nghiệm xử với các em vừa thương nhưng cũng phải vừa nghiện, chỉ thương mà không nghiêm tì chính những học sinh này sẽ coi thường giáo viên và ngược lại nghiêm mà không thương thì các em sẽ sợ sệt và xa lánh. C- Kết luận 1) Kết quả nghiên cứu: Như vậy với 2 biện pháp giáo dục chủ yếu và nêu trên: một là: Kích thích nhu cầu nhận thức tạo niềm tin học tập cho các em mà tôi đã thành công trong việc dạy học sinh từ yếu lên trung bình. các em đã có chuyển biến ở một số môn. Sự thật khó ngờ ở học kỳ 2 và cuối năm học 2004- 2005 các em: Hùng, Thể của tôi đã đi học chuyên cần và chăm chú vào bài giảng, các em đã chứng tỏ khả năng học tập của mình và học tiến bộ thực sự. Cả 3 em đều học tốt, làm toán nhanh. Riêng em Hà Hùng còn đạt loại A chữ viết và môn toán đã đạt được nhiều điểm cao. Các em ngày càng chăm chỉ, vâng lời cô, thương yêu bạn bè. Và một điều đáng mừng hơn là năm học: 2005 - 2006 tôi được nhà trường tiếp tục cho theo lớp. Đến bây giờ với số học sinh là 23 em, lớp tôi không còn học sinh yếu và tỷ lệ học sinh khá giỏi đã đạt được 70%. Riêng em Thế từ một học sinh từ yếu lên trung bình, năm lớp 2 đã vượt lên học khá. Lớp tôi từ một lớp yếu bây giờ đượcnhà trường chọn là lớp tiên tiến xuất sắc. Thành công không hẳn hoàn toàn do mình tôi đem lại, song chính lòng nhiệt tình, tình thương, trách nhiệm của một giáo viên biết kết hợp với việc tìm tòi, vận dụng đúng đắn các biện pháp dạy học, đã có tác dụng to lớn giúp tôi đi đến thành công này. 2. Kiến nghị, đề xuất Dạy học sinh tiểu học từ yếu lên trung bình là nhằm mục đích xây dựng tính tích cực học tập của học sinh, giúp các trở thành nhiều đứa con ngoan, trò giỏi, tương lai sẽ là những công dân có ích cho đất nước. Mục tiêu đó đòi hỏi một giáo viên, mỗi người làm công tác giáo dục phải thường xuyên nổ lực, phấn đấu, tìm tòi, sáng tạo ra những phương pháp giáo dục thích hợp nhất. (5)