Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác hiệu quả sách giáo khoa Tiếng Anh 12 để dạy kỹ năng đọc hiểu

doc 23 trang sangkien 8840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác hiệu quả sách giáo khoa Tiếng Anh 12 để dạy kỹ năng đọc hiểu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_hieu_qua_sach_giao_khoa_tien.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác hiệu quả sách giáo khoa Tiếng Anh 12 để dạy kỹ năng đọc hiểu

  1. Khai thác hiệu quả sách giáo khoa Tiếng Anh 12 để dạy kỹ năng đọc hiểu A – phần mở đầu I – lý do chọn đề tài 1. Cơ sở lý luận Môn ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chưng trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Cùng với toán học và tiếng mẹ đẻ, môn tiếng Anh (cũng như các môn ngoại ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Nga hay tiếng Trung Quốc) tạo thành 3 môn trụ cột trong chương trình giáo dục phổ thông vì một mặt chúng có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những tri thức và cơ sở khoa học để nhận thức thế giới khách quan, mặt khác chúng là công cụ giúp học sinh nắm chắc và nghiên cứu sâu hơn tri thức cơ sở của các chuyên ngành khác. Tiếng Anh còn là một công cụ giao tiếp giúp HS tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới và giúp HS dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế. Môn tiếng Anh ở trường phổ thông góp phần phát triển tư duy trong đó có tư duy ngôn ngữ và hỗ trợ cho việc dạy và học tiếng Việt. Với đặc trưng riêng, môn tiếng Anh còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép và truyền tải nội dung của nhiều môn học khác . Môn tiếng Anh còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông. Chương trình môn Tiếng Anh ở trường phổ thông được xây dựng theo quan điểm giao tiếp chủ điểm với những định hướng cơ bản: ❖ Hình thành kỹ năng giao tiếp là mục tiêu cuối cùng của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện cần thiết để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp. ❖ HS là chủ thể của quá trình dạy học. HS tích cực, chủ động, sáng tạo, trong rèn luyện và vận dụng kỹ năng giao tiếp bằng Tiếng Anh. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình dạy học. Nội dung dạy học môn Tiếng Anh được lựa chọn và trình bày theo hệ thống chủ điểm, vừa đảm bảo tính giao tiếp cao vừa đảm bảo tính cơ bản, hiện đại của ngôn ngữ . Hệ thống chủ điểm và chủ đề là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ. Kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp được giới thiệu thông qua các chủ đề của các bài đọc hiểu. Vậy làm thế nào để khai thác bài đọc hiểu một cách hiệu quả nhằm phục vụ cho việc hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ của HS? Written by Nguyễn Xuân Tuấn – the English teacher of Lê Viết Tạo High School – 2008 - 2009 1
  2. Khai thác hiệu quả sách giáo khoa Tiếng Anh 12 để dạy kỹ năng đọc hiểu 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1. Về phía giáo viên. Nhìn một cách tổng thể chương trình SGK Tiếng Anh (CTC) THPT chúng ta thấy rằng khối lượng kiến thức ngôn ngữ rất “nặng”, đặc biệt là ở kỹ năng Đọc hiểu. Có thể nói rằng SGK Tiếng Anh THPT rất phong phú và đa dạng về đề tài và các lĩnh vực khác nhau (xã hội, văn hoá, lịch sử, địa lý, thể thao, âm nhạc, ), cung cấp một số lượng kiến thức không nhỏ nhằm hỗ trợ, phát triển và mở rộng thêm sự hiểu của HS trong quá trình hình thành nền tảng kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, sự phong phú và đa dạng của các chủ đề này lại là nguyên nhân gây ra không ít khó khăn cho một số thầy, cô giáo trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy – học: Có nhiều thầy, cô giáo còn chưa thông thạo nhiều về một số chủ đề, gặp khó khăn trong việc tìm nguồn tư liệu cho chủ đề đó dẫn đến bị hạn chế trong quá trình dẫn dắt vào bài (warm-up), hoặc sử dụng những câu hỏi gợi mở (open-ended questions) để khai thác bài một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy-học giáo viên còn gặp phải một số khó khăn nhất định: ➢ Có quá nhiều HS trong lớp, vì thế GV rất khó quản lý những HS nào làm việc và những HS nào không. ➢ Sự không đồng đều về năng lực, trình độ giữa các HS trong một lớp hoặc giữa lớp này với lớp khác. ➢ Có nhiều bài đọc dài nên GV thường phải dạy lướt ở một số phần, không giúp đỡ được hết HS trong quá trình thực hiện kỹ năng đọc. ➢ Việc cung cấp cấu trúc và từ mới cho các em bị hạn chế, đặc biệt là những HS yếu kém. ➢ Không có nhiều thời gian để sử dụng những câu hỏi gợi mở không khai thác được năng lực và khả năng tư duy của HS. ➢ Một số câu hỏi hoặc tranh ảnh trong SGK Tiếng Anh 12 dùng để dẫn dắt vào bài, hoặc một số Task chưa hợp lý hoặc không có sự liên quan logic với chủ đề của bài học. 2.2. Về phía học sinh. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học thì HS đóng vai trò trung tâm của các hoạt động dạy-học trên lớp, chất lượng giờ học phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, tính chủ động, tích cực của các em. Tuy nhiên, một khó khăn lớn nhất lại đến từ phía HS. Trong 3 năm dạy chương trình đổi mới, đối tượng HS của trường tôi là HS trường bán công, đa số các em đều có học lực yếu kém, chỉ một phần nhỏ ở mức độ trung bình, các em bị hạn chế về sự hiểu biết cũng như khả năng tư duy. Vì vậy trong quá trình dạy-học kỹ năng Đọc hiểu tôi nhận thấy được một số hạn chế cơ bản của các em: Written by Nguyễn Xuân Tuấn – the English teacher of Lê Viết Tạo High School – 2008 - 2009 2
  3. Khai thác hiệu quả sách giáo khoa Tiếng Anh 12 để dạy kỹ năng đọc hiểu ➢ Đọc từng từ một, phụ thuộc quá nhiều vào những thông tin trực quan; những thông tin này thường hạn chế tốc độ đọc và gây khó khăn cho sự hiểu biết của các em. ➢ Tập trung quá nhiều vào hình thức ngôn ngữ, bỏ qua tầm quan trọng của ý nghĩa. ➢ Chú ý quá nhiều đến những chi tiết nhỏ dẫn đến các em thường bị mất các ý chính. ➢ Có khuynh hướng vừa đọc vừa dịch sang tiếng Việt, mà khối lượng từ vựng của các em rất ít ỏi nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu ý chính của bài. ➢ Kiến thức nền và sự hiểu biết của các em còn hạn chế. ➢ Đại đa số các em còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập, do đó các em không chủ động tích cực trong học tập. ý thức tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện còn thấp.  học sinh thường chán nản với giờ học kỹ năng đọc hiểu.  giờ học trầm, không có hiệu quả. 2.3. Về cơ sở vật chất. Trường THPT BC Lê Viết Tạo là một ngôi trường mới thành lập từ tháng 9 năm 2003, xây dựng trường mới từ năm 2004. Chính vì vậy cơ sở vật chất (nhà trường chưa có phòng đa năng), các phương tiện nghe nhìn để phục vụ cho việc dạy-học ngoại ngữ còn thiếu và yếu (chất lượng băng đĩa thấp) chưa đáp ứng được đặc thù của bộ môn. Chính vì những khó khăn thực tế mà tôi đã gặp trong 2 năm học 2006 – 2007 và 2007-2008 đã thôi thúc tôi tìm tòi và đi tìm những giải pháp khác nhau để khắc phục tình trạng này. Trong năm học 2008 – 2009 tôi mạnh dạn thay đổi một số thủ thuật điều chỉnh một số phần còn hạn chế của một số bài đọc hiểu trong SGK Tiếng Anh 12 cho phù hợp với năng lực và trình độ của HS nhằm khai thác hiệu quả những điểm mạnh của sách. Tôi xin được trình bày với quý thầy, cô giáo đề tài: “Khai thác hiệu quả sách giáo khoa Tiếng Anh 12 để dạy kỹ năng đọc hiểu”. II – mục đích nghiên cứu của đề tài. Vận dụng cơ sở lý luận và thực tế của việc dạy-học Tiếng Anh ở trường THPT Lê Viết Tạo để làm sáng tỏ các tiềm năng, thực trạng của HS. Từ đó đề xuất một số phương pháp nhằm cải thiện và phát triển kỹ năng đọc hiểu có hiệu quả hơn. Written by Nguyễn Xuân Tuấn – the English teacher of Lê Viết Tạo High School – 2008 - 2009 3
  4. Khai thác hiệu quả sách giáo khoa Tiếng Anh 12 để dạy kỹ năng đọc hiểu Rèn luyện và phát triển kỹ năng dạy và học ngoại ngữ nói chung, kỹ năng đọc hiểu nói riêng theo quy trình PPP: Presntation Practice Production III – đối tượng nghiên cứu Phần Reading của SGK Tiếng Anh 12 – CT chuẩn – (NXB Giáo dục – 2008). IV – Phương pháp nghiên cứu. Đề tài tiến hành nghiên cứu dựa trên phương pháp luận khoa học đồng thời sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây: • Phương pháp quan sát sư phạm: thu thập các thông tin về quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động sư phạm trong quá trình dạy-học. • Phương pháp điều tra. • Phương pháp nghiên cứu và tổng kết các kinh nghiệm giáo dục. • Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Written by Nguyễn Xuân Tuấn – the English teacher of Lê Viết Tạo High School – 2008 - 2009 4
  5. Khai thác hiệu quả sách giáo khoa Tiếng Anh 12 để dạy kỹ năng đọc hiểu B – nội dung và kết quả I – Nội dung ở phần nội dung chúng ta cùng tìm hiểu và nghiên cứu 3 vấn đề chính: ➢ Tiếp cận khái niệm đọc hiểu, những yêu cầu đối với giáo viên và HS trong quá trình dạy-học kỹ năng đọc hiểu. ➢ Tiến trình dạy kỹ năng đọc hiểu. ➢ Một số thủ thuật khai thác bài đọc hiểu trong SGK Tiếng Anh 12 để phát triển kỹ năng đọc hiểu.  Vấn đề thứ nhất: Tiếp cận khái niệm đọc hiểu, những yêu cầu đối với giáo viên và HS trong quá trình dạy-học kỹ năng đọc hiểu. 1. Tiếp cận khái niệm đọc hiểu. Đọc là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để HS có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng, cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mình đang học. Như vậy kỹ năng đọc hiểu là đọc để nắm bắt các thông tin phục vụ cho các mục đích đọc và học khác nhau, nó còn là công cụ hỗ trợ việc hình thành các kỹ năng khác như nghe, nói và viết. 2. Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy-học kỹ năng đọc hiểu. Dạy học là một quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa hai đối tượng: người dạy và người học. Trong quá trình dạy học, để giờ học kỹ năng đọc hiểu có thể đạt được hiệu quả nhất định thì giáo viên và HS cần: 2.1 Đối với giáo viên: Là người hướng dẫn HS tiếp cận với ngôn ngữ Tiếng Anh qua các bài đọc, giúp các em biết cách sử dụng ngôn ngữ, đọc hiểu những lời hướng dẫn trong khi thực hành máy móc, thiết bị, sử dụng các vật dụng hàng ngày được viết bằng Tiếng Anh, dùng máy vi tính, truy cập mạng Internet, đọc các tài liệu thông tin khoa học, kỹ thuật, đọc sách, báo, truyện, Để có thể giúp HS phát triển kỹ năng đọc có hiệu quả, trước hết giáo viên cần giúp HS phân biệt được những loại đọc cơ bản được sử dụng trong việc dạy-học ngoại ngữ: Written by Nguyễn Xuân Tuấn – the English teacher of Lê Viết Tạo High School – 2008 - 2009 5