Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn ôn tập kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia

doc 22 trang honganh1 15/05/2023 9640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn ôn tập kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_on_tap_ky_nang_doc_hieu_mon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn ôn tập kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT LÊ LỢI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA Lĩnh vực: NGOẠI NGỮ Tên tác giả: Trương Thị Hồng Vân Giáo viên môn: Tiếng Anh Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Lợi NĂM HỌC 2016 - 2017 1
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 1 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu NỘIDUNG I. Cơ sở lí luận 1. Thực trạng về kỹ năng đọc hiểu của học sinh 2. Những yêu cầu của các dạng câu hỏi của bài đọc hiểu 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu II. . Một số kinh nghiệm hướng dẫn ôn tập kỹ năng làm bài Đọc- hiểu cho học sinh lớp 12 1. Hướng dẫn ôn tập phương pháp đọc hiểu 1.1. Kỹ năng Skimming 1.2. Kỹ năng Scanning 2. Hướng dẫn cách làm bài đọc hiểu 3. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài đọc hiểu trong kỳ thi THPT Quốc gia 3.1. Câu hỏi ý chính toàn đoạn 3.2. Câu hỏi nhận diện cách tổ chức ý tưởng hay thái độ của tác giả 3.3 Câu hổi thông tin chi tiết 3.4. Câu hỏi thông tin không được nêu trong bài 3.5. Câu hỏi tìm nghĩa của từ. 3.6. Câu hỏi tìm sự liên hệ, quy chiếu 3.7.Câu hỏi suy luận, tìm hàm ý. 4.Phân tích bài đọc hiểu tổng hợp các dạng câu hỏi 2
  3. III. Kết quả thực hiện KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bắt đầu từ năm 2014, đề thi môn Tiêng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia có sự thay đổi mạnh mẽ với yêu cầu cao ở kỹ năng đọc hiểu. Để làm được phần này phải đòi hỏi người học có một năng lực đọc hiểu nhất định trên một nền tảng kiến thức cơ bản. Năm 2015, 2016 trong kỳ thi THPT quốc gia những thay đổi nói trên tiếp tục được thực hiện. Như chúng ta đã biết, đọc hiểu là một trong những dạng bài tập hóc búa nhất và dễ mất điểm nhất khi đi thi. Đó là vì loại bài tập này đòi hỏi kĩ năng tổng hợp từ từ vựng, ngữ pháp đến tư duy logic. Tuy nhiên, qua quá trình giảng dạy và ôn thi tôi nhận thấy năng lực làm dạng bài đọc hiểu trong kỳ thi THPT Quốc gia của học sinh vẫn còn rất hạn chế. HS thường gặp một số khó khăn như: cảm thấy bị choáng ngợp bởi từ mới trong bài đọc, vốn từ của học sinh quá ít ỏi hoặc quên nhiều, chưa biết cách đọc một bài đọc hiểu, cảm thấy việc làm bài đọc rất mất thời gian, không nhớ được thông tin trong bài đọc, không nắm được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, cách tổ chức của bài, không quen với các dạng câu hỏi trong đề thi vì những dạng câu hỏi này ít gặp hoặc không giống với dạng câu hỏi bài đọc trong sách giáo khoa. Vì vậy làm thế nào để trang bị cho học sinh 12- các bạn sĩ tử sắp bước vào kì thi THPT Quốc gia và đại học môn tiếng Anh sắp tới tự tin hơn với kỹ năng đọc hiểu của mình là vấn đề mà rất nhiều giáo viên trăn trở. Chọn đề tài “Một số kinh nghiệm Hướng dẫn ôn tập kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu trong kỳ thi THPT Quốc gia” tôi mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp một số kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh trong nhà trường nói chung và đặc biệt cho kỳ thi THPT Quốc gia . 2. Mục đích nghiên cứu 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn ôn tập phần Đọc hiểu cho học sinh lớp 12 giúp nâng cao kết quả môn Tiếng Anh trong kì thi THPT Quốc gia. 3. Đối tượng nghiên cứu: Dạng bài đọc hiểu và các dạng câu hỏi trong dạng bài này. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 12A2, 12A4 trường THPT Lê Lợi, năm học 2015- 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp quan sát, phương pháp thực nghiệm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: những kiến thức đọc hiểu và kỹ năng đọc hiểu từ ý chính đến chi tiết - Kế hoạch nghiên cứu: 9 tháng (9/2015- 5/2016) NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận 1. Thực trạng về kỹ năng đọc hiểu của học sinh 2. Những yêu cầu của các dạng câu hỏi của bài Đọc- hiểu trong kỹ thi THPT Quốc gia. - Yêu cầu của câu hỏi ý chính ( Skimming) - Yêu cầu của câu hỏi chi tiết ( Scanning) - Yêu cầu của câu hỏi từ vựng - Yêu cầu của câu hỏi suy luận - Yêu cầu của câu hỏi về cách tổ chức đoạn văn và thái độ của tác giả. 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng để đánh giá năng lực làm bài đọc hiểu của đề thi THPT Quốc gia cho học sinh.( Phụ lục 1 ) Qua thực tế chấm bài kiểm tra tôi nhận thấy, nhiều em không xác định được yêu cầu của từng dạng câu hỏi là gì, không biết kỹ năng làm thế nào để tìm thông tin trong đoạn văn, có cảm giác mơ hồ, lan man, mệt mỏi khi làm bài đọc hiểu đoạn văn. Sĩ số Tốt Khá TB Yếu 12A2 39 2 bài 10 bài 17 bài 10 bài 12A4 36 0 5 bài 16 bài 15 bài II. Hướng dẫn ôn tập kỹ năng làm dạng bài Đọc hiểu trong kỳ thi THPT Quốc gia” 1. Hướng dẫn ôn tập phương pháp đọc hiểu: 1.1.SKIMMING a. Skimming là gì? -Là đọc lướt qua tất cả các ý chính của bài đọc chứ không đi sâu vào nội dung của bất kỳ đoạn nào. 4
  5. -Chúng ta thực hiện phần đọc này nhanh chóng bằng cách đọc qua tiêu đề để thấy nội dung bài viết, đọc các mở bài ( topic sentences) và câu kết luận (concluding sentences) vì các đoạn trong tiếng anh chủ yếu được viết theo hai cách là diễn dịch và quy nạp, chú ý hơn vào các danh từ quan trọng để qua đó nắm được nội dung chính. b.Khi nào nên áp dụng? -Khi mà đoạn văn quá dài và thời gian thì có hạn. -Skimming giúp chúng ta đọc được nội dung chính cũng như quan điểm mà tác giả muốn nếu lên trong từng đoạn, xem tác giả đang phản đối, đồng tình hay trung lập. c.Các bước để thực hiện skimming? - Đọc phần tiêu đề ( title) của bài viết, sau đó đọc đoạn mở đầu để xác định được nội dung chính trong bài viết. - Đọc các câu chủ đề của từng đoạn, các câu chủ đề này thường là câu đầu tiên của bài đọc. Nhưng đôi khi đoạn văn lại được mở đầu bằng câu hỏi hay câu dẫn dắt, thì khi đó topic sentence lại thường nằm cuối đoạn. - Đọc vào đoạn văn, chú ý trả lời các câu hỏi who, what, which, where, when, why. - Những từ quan trọng trong đoạn văn các bạn nên nắm bắt thường được ẩn nấp dưới dạng danh từ, số từ, các từ được in đậm hay viết hoa. Chúng ta cần nắm được logic trình bày của bài bằng cách dựa vào các từ dấu hiệu (marking words) như:because, firstly (đầu tiên), secondly (thứ hai), finally (cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), includes (bao gồm) và những từ chỉ thời gian khác, v.v. Những từ này sẽ giúp cho người đọc nhanh chóng nhận ra đoạn văn được trình bày theo cách nào: listing (liệt kê), comparison-contrast (so sánh - đối lập), time-order (theo thứ tự thời gian), và cause-effect (nguyên nhân-kết quả). - Kỹ năng skimming rất quan trọng vì vậy rất cần thiết cho học sinh nắm được kỹ năng này một cách thành thạo .Đọc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải với một tốc độ nhanh. Đây là đọc lấy ý nên các chúng ta không nên bỏ qua bất cứ đoạn nào của bài để “lướt” cho nhanh vì như vậy sẽ rất dễ bị mất ý. 1.2. SCANNING a.Scanning là gì? - Là đọc nhanh bài viết thật nhanh với mục đích tìm kiếm dữ liệu, thông tin cụ thể cần thiết cho việc trả lời câu hỏi. Scanning cực kì quan trọng trong bài thi đọc vì đôi khi qua phần Skimming chúng ta đã nắm bắt được những ý chính nhưng để trả lời được câu hỏi phần reading chúng ta cần chú ý vào cách sử dụng từ ngữ của tác giả nếu không sẽ rất dễ bị đánh lừa. b.Khi nào áp dụng Scanning? - Scanning được áp dụng khi cần tìm kiếm các dữ liệu trong bài viết như tên riêng, số liệu, ngày tháng, hoặc các cụm từ mà không cần nắm được nội dung của bài text. c.Các bước cần có khi scanning? - Phân tích cách tổ chức bài khóa trước khi bắt đầu scanning. 5
  6. - Luôn luôn định hướng và ghi nhớ trong đầu rằng chúng ta đang tìm kiếm thông tin gì. Và định hướng đó là loại thông tin gì, danh từ riêng hay số từ, ngày tháng . Càng định hình được dữ liệu cụ thể, chúng ta càng đỡ mất thời gian. - Chúng ta cần xác định xem thông tin đó có trong đoạn nào của bài viết theo trí nhớ có được sau phần skimming và “quét” một lượt để định vị chính xác vị trí của thông tin cần tìm. Thông tin có thể được sắp xếp theo vần hay theo thứ tự thời gian vì vậy chúng ta có thể căn cứ vào điều này để xác định dễ dàng hơn. - Dừng lại trước thông tin cần tìm và đọc những câu có liên quan đến thông tin đó để bắt gặp được điều mà tác giả đang muốn hỏi người đọc và trả lời câu hỏi. 2. Hướng dẫn cách làm bài đọc hiểu: -Trước hết hãy đọc câu hỏi. - Đọc câu hỏi trước, chưa vội đọc các lựa chọn trả lời. Khi chúng ta đã biết được kiểu câu hỏi phải trả lời thì sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời hơn. - Đọc lướt hay đọc nhanh bài đọc: đừng đọc từng chữ hay đọc một cách chi tiết, đọc nhanh để tìm ý chính và cấu trúc chung của bài. Bằng cách đọc lướt chúng ta sẽ nắm được nội dung mà bài đọc muốn đề cập. - Khi làm bài đọc hiểu, nếu thấy bài văn quá dài chúng ta đừng vội nản lòng, đọc lướt từng đoạn nhỏ và quan trọng là áp dụng 1 kĩ thuật GẠCH CHÂN TỪ KHÓA. - Sau khi đã hoàn tất việc đọc lướt qua từ khóa giờ là lúc chúng ta quay lại đọc lại để nắm chắc ý . Thi bằng hình thức trắc nghiệm nên khi so sánh giữa từ khóa và câu hỏi và các ý trong câu lựa chọn A,B,C,D. Với cách này, chí ít chúng ta cũng chọn được 6,7 câu rồi . - Phải quyết đoán, khi vừa hình thành liên kết ý chắc chắn với câu trả lời chúng ta cứ khoanh ngay, tự tin vào lựa chọn của mình. - Để những câu khó lại sau cùng - Đoán khi chúng ta ko biết câu trả lời: khi đoán, trước hết hãy dùng phương pháp loại trừ. - Các câu hỏi đọc hiểu thường có 1 lựa chọn đúng, 1 lựa chọn gần đúng và 2 lựa chọn sai, hãy sử dụng linh cảm hay cảm giác khi ko thể quyết định đâu là câu trả lời đúng. - Nếu chúng ta không biết câu trả lời hãy dùng 1 chữ cái đoán (A,B,C hoặc D). Hãy dùng 1 chữ cái trả lời mọi câu hỏi chúng ta không biết xuyên suốt 1 bài thi, dùng 1 chữ cái sẽ cho chúng ta cơ may lớn hơn để có câu trả lời đúng - Trả lời mọi câu hỏi: đừng bỏ sót bất kì câu hỏi nào dù chúng ta không làm được, nếu không còn đủ thời gian, hãy sử dụng kĩ thuật đoán bằng chữ cái cho các câu còn lại. - Nếu còn thời gian sau khi làm xong bài thi, hãy đọc bài đọc một lần nữa, chú ý vào các câu, các đoạn bạn chưa hiểu lắm và xem lại các đáp án mình đã lựa chọn. - Để nâng cao khả năng reading, trong quá trình ôn thi, chúng ta cần cải thiện vốn từ vựng, đọc thật nhiều để không quên từ đã học và học thêm từ mới. Quan trọng hơn tăng cường kiến thức cho mình, có thể chúng ta sẽ gặp những vấn đề tương tự như vậy trong bài thi. Nếu đã quen với chủ đề thì vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều. 6