Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự học một số bất đẳng thức quen thuộc

doc 38 trang sangkien 30/08/2022 8360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự học một số bất đẳng thức quen thuộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_mot_so_bat_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự học một số bất đẳng thức quen thuộc

  1. Hướng dẫn học sinh tự học một số Bất đẳng thức quen thuộc. LờI NóI ĐầU Thực tế chứng minh những thiên tài nhờ tự học mà chúng ta có thể kể ra đó là Cac Mác, Lê-nin, Hồ Chí Minh trong lĩnh vực triết học, Michael Faraday, Newton trong lĩnh vực vật lý, Ga loa, Abel, Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng Tụy trong lĩnh vực toán học Họ là những tấm gương vĩ đại về tự học và thành công. Đối với học sinh hiện nay, có quá nhiều em không biết tự học. Có rất nhiều lý do đưa ra giải thích cho việc này. Có thể kể ra một số nguyên nhân chính được nhiều nhà giáo dục đưa ra.Thứ nhất, do tâm lý học sinh chỉ cần đến lớp ghi chép bài đầy đủ và học bài cẩn thận là tới lúc thi có thể đạt được điểm cao vì những gì mình viết ra là những gì sách nói, thầy cô dạy, sai làm sao được. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp,thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động,thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mươi lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thứ hai, do chính các thầy cô mặc dù biết tầm quan trọng của tự học nhưng không tìm ra phương pháp hướng dẫn cho học sinh.Thứ ba, do việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo,văn mẫu, hướng dẫn nhưng hầu hết các tài liệu này người viết theo quan điểm “ chữa bài tập, phân dạng bài” chứ không đi sâu vào vấn đề “tại sao lại nghĩ được như vậy?”, việc định hướng cho người tự học của các tài liệu này còn nhiều hạn chế. Giúp học sinh tự học là nhiệm vụ quan trọng của người Thầy. Có nhiều biện pháp để đạt được mục đích đó. Bản thân tôi thường viết các chuyên đề nhỏ, với “giọng văn” như những lời tâm sự hướng tới sự đồng cảm với học trò của mình đó là “Tại sao Thầy lại nghĩ ra được cách giải ấy?” chứ không phải “Thầy giải bài tập đó em có hiểu không?”. Để hoàn thiện đề tài này, tôi đã nhận được sự góp ý, chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp và đặc biệt là sự đón nhận của các em học sinh. Đây chính là nguồn động viên lớn lao cho tôi trong cuộc sống. Xin được trân trọng cảm ơn! Phù Cừ, ngày 20 tháng 4 năm 2012 Bùi Đăng Thương Bùi Đăng Thương – THCS Phù Cừ E-mail: BùiThuongThuong69@gmail.com - 1 -
  2. Hướng dẫn học sinh tự học một số Bất đẳng thức quen thuộc. MụC LụC Nội dung Trang Phần 1: Mở đầu 3 I- Cơ sở khoa học. 3 1- Cơ sở lý luận 3 2- Cơ sở thực tiễn 3 II- Mục đích nghiên cứu đề tài 4 III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 IV- Kế hoạch nghiên cứu 5 1- Các phương pháp nghiên cứu 5 2- Kế hoạch cụ thể 5 Phần 2: Nội dung Chương 1:Một số vấn đề cơ bản về tự học 6 1-Quan điểm về tự học 6 2- Tự học và nghiên cứu khoa học 6 3- Phương pháp tự học bồi dưỡng năng lực tự học, kỹ năng tự học 6 4- Một số biện pháp cơ bản hướng dẫn HS tự học 7 Chương 2: Thực trạng của vấn đề tự học và giáo dục học sinh 9 tự học hiện nay. 1- Đánh giá chung 9 2- Tổng hợp số liệu điều tra thực tiễn. 10 Chương 3:Bất đẳng thức quen thuộc 12 Chủ đề 1: Bất đẳng thức Cô-si 12 Chủ đề 2: Bất đẳng thức Svac-xơ 25 Phần 3: Kết luận 35 1- Kết quả và bài học kinh nghiệm 35 2- Khuyến nghị và đề xuất 36 Tài liệu tham khảo 37 DANH MụC NHữNG CHữ VIếT TắT TRONG Đề TàI Viết tắt Viết đúng ĐMPPDH Đổi mới phương pháp dạy học GV Giáo viên HS Học sinh BĐT Bất đẳng thức. STK Sách tham khảo Bùi Đăng Thương – THCS Phù Cừ E-mail: BùiThuongThuong69@gmail.com - 2 -
  3. Hướng dẫn học sinh tự học một số Bất đẳng thức quen thuộc. PHầN MộT: Mở ĐầU I- CƠ Sở KHOA HọC. 1) Cơ sở lý luận. Một số vấn đề cơ bản về dạy học tích cực. 1.1 Dạy học tích cực là gì? Dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. "Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực. Dạy tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Học tích cự chỉ xảy ra khi học sinh được trao cơ hội thực hiện các tương tác đề tài chính trong một giai đoạn giáo dục, được động viên để hình thành tri thức hơn là việc nhận tri thức từ việc giới thiệu của giáo viên. Trong một môi trường học tập tích cực, giáo viên là người tạo điều kiện thuận lợi cho việc học chứ không phải là người “đọc chính tả” cho học sinh chép! 1.2 Đặc trưng cơ bản của dạy- học tích cực. 1.2.1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. 1.2.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự đọc. 1.2.3. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác 1.2.4. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. (Một số vấn đề đổi mới PP dạy học môn toán THCS - Tôn Thân - Phan Thị Luyến - Đặng Thị Thu Thủy) Chúng ta đều biết cách học tích cực thì phong phú nhưng có chung một đặc trưng là “Khám phá và Khai phá”, có thể hiểu: 4 cách học “ 1.Học bất kỳ lúc nào 2. Học bất kỳ nơi nào 3. Học bất kỳ người nào 4. Học bất kỳ nguồn nào” (Theo tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, KTĐG theo chuẩn KTKN trong chương trình giáo dục phổ thông- Vụ giáo dục trung học- Tháng 7/2010) 2) Cơ sở thực tiễn. Bản thân tôi là người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác, nhiều năm nay đã tự nghiên cứu vấn đề ĐMPPDH và đã triển khai một số chuyên đề cấp trường về ĐMPPDH, đặc biệt là trong những năm học gần đây, tôi được Sở giáo dục và Đào tạo Hưng yên cử đi các lớp tập huấn tại BGD&ĐT về “Một số vấn đề Bùi Đăng Thương – THCS Phù Cừ E-mail: BùiThuongThuong69@gmail.com - 3 -
  4. Hướng dẫn học sinh tự học một số Bất đẳng thức quen thuộc. ĐMPPDH môn toán THCS”. Nhiều năm học trước tôi đã triển khai đề tài cấp trường về phương pháp dạy-học môn Toán trong các tình huống điển hình đó là “ Phương pháp dạy học trong tình huống tổ chức hoạt động Dạy-Học định lý, tính chất ở môn Toán” được xếp loại C cấp Tỉnh năm 2010, nghiên cứu về “Dạy học tích cực trong tình huống tổ chức hoạt động Dạy-Học tiết ôn tập ở môn Toán” được xếp loại B cấp Tỉnh năm 2011. Được giảng dạy tại trường THCS Phù Cừ- trường chất lượng cao của huyện, hầu hết học sinh nhà trường có nhận thức khá trở lên về bộ môn toán. Đây là điều kiện thuận lợi cho tôi triển khai nghiên cứu các đề tài về ĐMPPDH. Xác định được vai trò quan trọng của việc giáo dục học sinh tự học, bản thân tôi luôn cố gắng tìm tòi “lời giải” của bài toán “Làm thế nào khuyến khích và giúp đỡ học sinh của mình tự học?”. Một trong những “đáp án” của “bài toán” trên là viết những tài liệu với “giọng văn” như những lời tâm sự hướng tới sự đồng cảm với học trò của mình đó là “Tại sao Thầy lại nghĩ ra được cách giải ấy?” chứ không phải “Thầy giải bài tập đó em có hiểu không?”. Tài liệu tôi viết dành tặng cho học sinh của mình tôi thường chọn những vấn đề toán học gần gũi với các em, đặc biệt là phù hợp với đối tượng học sinh. Trong phạm vi của Kinh nghiệm dạy học này tôi chuyển tải đề tài “Hướng dẫn học sinh tự học một số bất đẳng thức quen thuộc” một chủ đề kiến thức toán học tương đối khó đối với học sinh. Tôi viết dành cho học sinh khá giỏi lớp 8, 9. Rất hy vọng chuyên đề này được sự quan tâm của các bạn đồng nghiệp. II- MụC ĐíCH NGHIÊN CứU CủA Đề TàI. - Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu “Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự đọc”. - Vận dụng vào trong các tình huống dạy- học điển hình khác theo hướng tích cực. - Vận dụng vào thực tế các nhà trường trên cơ sở đối tượng học sinh, phương tiện dạy học hiện có. III- ĐốI TƯợNG Và PHạM VI NGHIÊN CứU. * Đề tài nghiên cứu về Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình học tập môn Toán. * Nghiên cứu trong phạm vi hướng dẫn học sinh tự học chủ đề toán học “Bất đẳng thức quen thuộc Cô-si và Svac-xơ” * Nghiên cứu trên cơ sở thực hiện là nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường THCS, các định hướng và quan điểm về ĐMPPDH, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS Phù Cừ. Bùi Đăng Thương – THCS Phù Cừ E-mail: BùiThuongThuong69@gmail.com - 4 -
  5. Hướng dẫn học sinh tự học một số Bất đẳng thức quen thuộc. IV- Kế HOạCH NGHIÊN CứU. a) Phương pháp nghiên cứu: 1/ Phương pháp nghiên cứ lý luận Nghiên cứu một số tài liệu về khoa học phương pháp dạy học, đổi mới PPDH môn toán, quản lý và chỉ đạo của người hiệu trưởng, các văn kiện của Đảng, nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm học của các cấp để xây dựng lý luận cho đề tài. 2/ Nhóm phương pháp thực tiễn Giảng dạy trực tiếp, dự giờ, quan sát, hội thảo, đàm thoại, tổng kết kinh nghiệm để rút ra bài học về việc tự học môn Toán THCS. 3/ Nhóm phương pháp hỗ trợ Điều tra thống kê, lập bảng biểu so sánh dữ liệu đánh giá b) Kế hoạch 1/ Đăng ký nghiên cứu chuyên đề “Hướng dẫn học sinh tự học trong quá trình học tập môn Toán” với trường THCS Phù Cừ từ đầu năm học 2010-2011. 2/ Thực hiện nhóm phương pháp thực tiễn tại trường THCS Phù Cừ trong năm học 2010-2011-2012. bao gồm: + Điều tra thực tiễn qua học sinh trường THCS Phù Cừ (Từ tháng 12/2011) + Tổ chức chuyên đề cấp Tổ đối với Tổ KHTN (tháng 2 năm 2012) + Tổng kết, viết đề tài, thông qua Hội đồng khoa học trường THCS Phù Cừ (Tháng 4 năm 2012) Bùi Đăng Thương – THCS Phù Cừ E-mail: BùiThuongThuong69@gmail.com - 5 -
  6. Hướng dẫn học sinh tự học một số Bất đẳng thức quen thuộc. PHầN HAI: NộI DUNG. Chương I- Một số vấn đề cơ bản về Tự học. 1. Quan điểm về tự học a) Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi và chỉ khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Luật Giáo dục đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Như vậy, phương pháp dạy và học cần thực hiện theo ba định hướng: - Bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu; - Tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo; - Rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, ứng dụng. b) Mục đích của đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông là thay đổi lối dạy truyền thụ một chiều sang dạy học theo “các phương pháp dạy học tích cực với các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn thói quen và khả năng tự học làm cho Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá,phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành tri thức. Chú trọng hình thành các năng lực Tự học, Sáng tạo, Hợp tác” (Tài liệu tập huấn giáo viên môn Toán – Vụ giáo dục trung học- tháng 7 năm 2010) 2. Tự học và nghiên cứu khoa học 2.1. Tự học Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lúng túng nhưng chính những lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy học sinh tư duy để thoát khỏi “lúng túng”, nhờ vậy mà thành thạo lên, và đã thành thạo thì hay đặt những dấu hỏi, phát hiện vấn đề và từ đó đi đến chiếm lĩnh tri thức. Theo đặc trưng cơ bản của các phương pháp dạy học tích cực yeu cầu: “ Dạy học chú trọng đến rèn luyện phương pháp học tập và phát huy năng lực tự học của học sinh. Phương pháp tích cự xem việ rèn luyện phương pháp học tập và năng lực tự học của học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy-học mà còn là một mục tiêu dạy học” (Tài liệu tập huấn giáo viên môn Toán – Vụ giáo dục trung học- tháng 7 năm 2010). Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, niềm say mê, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy năng lực vốn có của mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta luôn nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, đặt Bùi Đăng Thương – THCS Phù Cừ E-mail: BùiThuongThuong69@gmail.com - 6 -