Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giúp học sinh phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai

doc 19 trang sangkien 29/08/2022 3000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giúp học sinh phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_giup_hoc_sinh_phat_hien_va_tra.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học giúp học sinh phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai

  1. Sáng kiến kinh nghiệm toán 9 năm học 2010-2011 Tên sáng kiến kinh nghiệm : dạy học Giúp học sinh phát hiện và tránh sai lầm Trong khi giải toán về căn bậc hai Phần a : đặt vấn đề I - Lý do chọn đề tài : Muốn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì phải nhanh chóng tiếp thu khoa học và kỹ thuật hiện đại của thế giới. Do sự phát triển như vũ bão của khoa học và kỹ thuật, kho tàng kiến thức của nhân loại tăng lên nhanh chóng. Cái mà hôm nay còn là mới ngày mai đã trở thành lạc hậu. Nhà trường không thể nào luôn luôn cung cấp cho học sinh những hiểu biết cập nhật được. Điều quan trọng là phải trang bị cho các em năng lực tự học để có thể tự mình tìm kiếm những kiến thức khi cần thiết trong tương lai. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện nề kinh tế tri thức trong tương lai đòi hỏi người lao động phải thực sự năng động, sáng tạo và có những phẩm chất thích hợp để bươn chải vươn lên trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này. Việc thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết ngày càng trở lên dễ dàng nhờ các phương tiện truyền thông tuyên truyền, máy tính, mạng internet .v.v. Do đó, vấn đề quan trọng đối với con người hay một cộng đồng không chỉ là tiếp thu thông tin, mà còn là xử lý thông tin để tìm ra giải pháp tốt nhất cho những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của bản thân cũng như của xã hội. Như vậy yêu cầu của xã hội đối với việc dạy học trước đây nặng về việc truyền thụ kiến thức thì nay đã thiên về việc hình thành những năng lực hoạt động cho HS. GV: Lê Thị Kim Chi 1 Trường THCS Hải Nhân
  2. Sáng kiến kinh nghiệm toán 9 năm học 2010-2011 Để đáp ứng yêu cầu mới này cần phải thay đổi đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện, cách kiểm tra đánh giá - Hiện nay mục tiêu giáo dục cấp THCS đã được mở rộng, các kiến thức và kỹ năng được hình thành và củng cố để tạo ra 4 năng lực chủ yếu : + Năng lực hành động + Năng lực thích ứng + Năng lực cùng chung sống và làm việc + Năng lực tự khẳng định mình. Trong đề tài này tôi quan tâm để đi khai thác đến 2 nhóm năng lực chính là "Năng lực cùng chung sống và làm việc" và "Năng lực tự khẳng định mình" vì kiến thức và kỹ năng là một trong những thành tố của năng lực HS. Trong quá trình giảng dạy thực tế trên lớp một số năm học, tôi đã phát hiện ra rằng còn rất nhiều học sinh thực hành kỹ năng giải toán còn kém trong đó có rất nhiều học sinh(45%) chưa thực sự hiểu kỹ về căn bậc hai và trong khi thực hiện các phép toán về căn bậc hai rất hay có sự nhầm lẫn hiểu sai đầu bài, thực hiện sai mục đích Việc giúp học sinh nhận ra sự nhầm lẫn và giúp các em tránh được sự nhầm lẫn đó là một công việc vô cùng cần thiết và cấp bách nó mang tính đột phá và mang tính thời cuộc rất cao, giúp các em có một sự am hiểu vững trắc về lượng kiến thức căn bậc hai tạo nền móng để tiếp tục nghiên cứu các dạng toán cao hơn sau này. II.Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trong những năm học vừa qua chúng tôi đã quan tâm đến những vấn đề mà học sinh mắc phải. Qua những giờ học sinh làm bài tập tại lớp, qua các bài kiểm tra dưới các hình thức khác nhau, bước đầu tôi đã nắm được các sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi giải bài tập. Sau đó tôi tổng hợp lại, phân loại thành hai nhóm cơ bản. Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã sử dụng những phương pháp sau : - Quan sát trực tiếp các đối tượng học sinh để phát hiện ra những vấn đề mà học GV: Lê Thị Kim Chi 2 Trường THCS Hải Nhân
  3. Sáng kiến kinh nghiệm toán 9 năm học 2010-2011 sinh thấy lúng túng, khó khăn khi giáo viên yêu cầu giải quyết vấn đề đó. - Điều tra toàn diện các đối tượng học sinh trong 2 lớp 9 của khối 9 với tổng số 65 học sinh để thống kê học lực của học sinh. Tìm hiểu tâm lý của các em khi học môn toán, quan điểm của các em khi tìm hiểu những vấn đề về giải toán có liên quan đến căn bậc hai (bằng hệ thống các phiếu câu hỏi trắc nghiệm ). - Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của GV và HS để phát hiện trình độ nhận thức, phương pháp và chất lượng hoạt động nhằm tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. - Thực nghiệm giáo dục trong khi giải bài mới, trong các tiết luyện tập, tiết trả bài kiểm tra. . . tôi đã đưa vấn đề này ra hướng dẫn học sinh cùng trao đổi, thảo luận bằng nhiều hình thức khác nhau như hoạt động nhóm, giảng giải, vấn đáp gợi mở để học sinh khắc sâu kiến thức, tránh được những sai lầm trong khi giải bài tập. Yêu cầu học sinh giải một số bài tập theo nội dung trong sách giáo khoa rồi đưa thêm vào đó những yếu tố mới, những điều kiện khác để xem xét mức độ nhận thức và suy luận của học sinh. Phần b. giải quyết vấn đề: I - Các bước tiến hành : 1. Lập kế hoạch nghiên cứu nội dung viết sáng kiến kinh nghiệm. 2. Trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp. 3. Đăng ký sáng kiến, làm đề cương. 4. Thu thập, tập hợp số liệu và nội dung phục vụ cho việc viết sáng kiến. Qua khảo sát, các bài kiểm tra, các giờ luyện tập, ôn tập. 5. Phân loại các sai lầm của học sinh trong khi giải các bài toán về căn bậc hai thành từng nhóm. 6. Đưa ra định hướng, các phương pháp tránh các sai lầm đó. Vận dụng vào các ví dụ cụ thể. 7. Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm. II - Khảo sát đánh giá : GV: Lê Thị Kim Chi 3 Trường THCS Hải Nhân
  4. Sáng kiến kinh nghiệm toán 9 năm học 2010-2011 Những giờ giảng dạy trên lớp, qua bài kiểm tra đầu giờ, qua luyện tập, ôn tập. GV cần lưu ý đến các bài toán về căn bậc hai, xem xét kĩ phần bài giải của học sinh, gợi ý để học sinh tự tìm ra những sai sót(nếu có) trong bài giải, từ đó giáo viên đặt ra các câu hỏi để học sinh trả lời và tự sửa chữa phần bài giải cho chính xác. Qua bài kiểm tra 15 phút thì tỉ lệ học sinh mắc sai lầm trong khi giải toán tìm căn bậc hai của 65 họcsinh lớp 9 năm học 2010-2011: 18/65 em chiếm 27,69%. Trong bài kiểm tra chương I - Đại số 9 năm học 2010-2011 của 65 học sinh thì số học sinh mắc sai lầm về giải toán có chứa căn bậc hai là 26/65 em chiếm 40% Như vậy số lượng học sinh mắc sai lầm trong khi giải bài toán về căn bậc hai là tương đối cao, việc chỉ ra các sai lầm của học sinh để các em tránh được khi làm bài tập trong năm học 2010-2011 này là một công việc vô cùng quan trọng và cấp thiết trong quá trình giảng dạy ở trường THCS Hải Nhân. III - Những sai lầm thường gặp khi giải toán về căn bậc hai : Như đã trình bày ở trên thì học sinh sẽ mắc vào hai hướng sai lầm chủ yếu sau : 1. Sai lầm về tên gọi hay thuật ngữ toán học : a) Định nghĩa về căn bậc hai : * ở lớp 7 : - Đưa ra nhận xét 32=9; (-3)2 =9. Ta nói 3 và -3 là các căn bậc hai của 9. - Định nghĩa : Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 =a. - Số dương a có đúng hai căn bậc hai, một số dương ký hiệu là a và một số âm ký hiệu là- a . * ở lớp 9 chỉ nhắc lại ở lớp 7 rồi đưa ra định nghĩa căn bậc hai số học. b) Định nghĩa căn bậc hai số học : Với số dương a, số a được gọi là căn bậc hai số học của a. Sau đó đưa ra chú ý : với a ≥ 0, ta có : Nếu x = a thì x ≥ 0 và x2 =a; GV: Lê Thị Kim Chi 4 Trường THCS Hải Nhân
  5. Sáng kiến kinh nghiệm toán 9 năm học 2010-2011 Nếu x ≥ 0 và x2 =a thì x = a . Ta viết x 0 a x= 2 x a Phép toán tìm căn bậc hai số học của số không âm gọi là phép khai phương (gọi tắt là khai phương). - Nguy cơ dẫn đến học sinh có thể mắc sai lầm chính là thuật ngữ “ căn bậc hai” và"căn bậc hai số học”. Ví dụ 1 : Tìm các căn bậc hai của 16. Rõ ràng học sinh rất dễ dàng tìm ra được số 16 có hai căn bậc hai là hai số đối nhau là 4 và - 4. Ví dụ 2 : Tính 16 Học sinh đến đây sẽ giải sai như sau : 16 = 4 và - 4 có nghĩa là 16 = 4 Như vậy học sinh đã tính ra được số 16 có hai căn bậc hai là hai số đối nhau là : 16 =4 và 16 = -4 Do đó việc tìm căn bậc hai và căn bậc hai số học đã nhầm lẫn với nhau. Lời giải đúng : 16 = 4 ( có thể giải thích thêm vì 4 > 0 và 42 = 16) Trong các bài toán về sau không cần yêu cầu học sinh phải giải thích. c) So sánh các căn bậc hai số học : Với hai số a và b không âm, ta có a < b a b Ví dụ 3 : so sánh 4 và 15 Học sinh sẽ loay hoay không biết nên so sánh chúng theo hình thức nào vì theo định nghĩa số 15 chính là căn bậc hai số học của 15 do đó nếu đem so sánh với số 4 thì số 4 có hai căn bậc hai số học là 2 và -2 cho nên với suy nghĩ đó học sinh sẽ đưa ra lời giải sai như sau : 4 < 15 (vì trong cả hai căn bậc hai của 4 đều nhỏ hơn 15 ). Tất nhiên trong cái sai này của học sinh không phải các em hiểu nhầm ngay sau GV: Lê Thị Kim Chi 5 Trường THCS Hải Nhân
  6. Sáng kiến kinh nghiệm toán 9 năm học 2010-2011 khi học song bài này mà sau khi học thêm một loạt khái niệm và hệ thức mới thì học sinh sẽ không chú ý đến vấn đề quan trọng này nữa. Lời giải đúng : 16 > 15 nên 16 > 15 . Vậy 4 = 16 > 15 ở đây giáo viên cần nhấn mạnh luôn là ta đi so sánh hai căn bậc hai số học! d) Sai trong thuật ngữ chú ý của định nghĩa căn bậc hai số học : với a ≥ 0, ta có : Nếu x = a thì x ≥ 0 và x2 =a; Nếu x ≥ 0 và x2 =a thì x = a . Ví dụ 4 : Tìm số x, không âm biết : x = 15 Học sinh sẽ áp dụng chú ý thứ nhất và sẽ giải sai như sau : Nếu x = a thì x ≥ 0 và x2 =a; vì phương trình x2 = a có 2 nghiệm là x = a và x =- a học sinh đã được giải ở lớp 7 nên các em sẽ giải bài toán trên như sau : Do x ≥ 0 nên x 2 = 152 hay x = 225 và x = -225. Vậy tìm được hai nghiệm là x1 =225 và x2 =-225 Lời giải đúng : cũng từ chú ý về căn bậc hai số học, ta có x = 152. Vậy x =225. e) Sai trong thuật ngữ khai phương : Ví dụ 5 : Tính - 25 - Học sinh hiểu ngay được rằng phép toán khai phương chính là phép toán tìm căn bậc hai số học của số không âm nên học sinh sẽ nghĩ - 25 là một căn bậc hai âm của số dương 25, cho nên sẽ dẫn tới lời giải sai như sau : - 25 = 5 và - 5 Lời giải đúng là : - 25 = -5 g) Sai trong khi sử dụng căn thức bậc hai và hằng đẳng thức A2 = | A| ∙ Căn thức bậc hai : GV: Lê Thị Kim Chi 6 Trường THCS Hải Nhân
  7. Sáng kiến kinh nghiệm toán 9 năm học 2010-2011 Với A là một biểu thức đại số, người ta gọi A là căn thức bậc hai của A, còn A được gọi là biểu thức lấy căn hay biểu thức dưới dấu căn. A xác định (hay có nghĩa ) khi A lấy giá trị không âm. ∙ Hằng đẳng thức : A2 = | A| Cho biết mối liên hệ giữa phép khai phương và phép bình phương. Ví dụ 6 : Hãy bình phương số -8 rồi khai phương kết quả vừa tìm được. Học sinh với vốn hiểu biết của mình sẽ có lời giải sau (lời giải sai) : (-8)2 = 64 , nên khai phương số 64 lại bằng -8 Lời giải đúng : (-8)2 = 64 và 64 = 8. Mối liên hệ a 2 = | a| cho thấy “ Bình phương một số, rồi khai phương kết quả đó, chưa chắc sẽ được số ban đầu” Ví dụ 7 : Với a2 = A thì A chưa chắc đã bằng a Cụ thể ta có (-5)2 = 25 nhưng 25 = 5; rất nhiều ví dụ tương tự đã khảng định được kết quả như ở trên. 2. Sai lầm trong các kỹ năng tính toán : a) Sai lầm trong việc xác định điều kiện tồn tại của căn bậc hai : Ví dụ 8 : Tìm giá trị nhỏ nhất của : A = x + x 1 1 1 1 * Lời giải sai : A= x + x = (x+ x + ) - = ( x + )2 ≥ - 4 4 2 4 1 Vậy min A = - . 4 * Phân tích sai lầm : 1 1 Sau khi chứng minh f(x) ≥ - , chưa chỉ ra trường hợp xảy ra f(x) = - . Xảy ra 4 4 1 khi và chỉ khi x = - (vô lý). 2 GV: Lê Thị Kim Chi 7 Trường THCS Hải Nhân