SKKN Ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào việc biểu diễn số vô tỉ trên trục số và mặt phẳng tọa độ

doc 14 trang sangkien 29/08/2022 3260
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào việc biểu diễn số vô tỉ trên trục số và mặt phẳng tọa độ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_he_thuc_luong_trong_tam_giac_vuong_vao_viec_bi.doc

Nội dung text: SKKN Ứng dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông vào việc biểu diễn số vô tỉ trên trục số và mặt phẳng tọa độ

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 Tài liệu gồm những nội dung sau: A. PHẦN MỞ ĐẦU I.Lí do chọn đề tài 1.Cơ sở lý luận: 2. Cơ sở thực tiễn: 3. Mục đích nghiên cứu: 4. Thời gian, địa điểm 5. Đóng góp mới về mặt lý luận , về mặt thực tiễn: B. PHẦN NỘI DUNG I: TỔNG QUAN 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2. Cơ sở lý thuyết. II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2. Các nội dung cụ thể trong đề tài: Yêu cầu về biểu diễn một số vô tỉ trên trục số: III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu: 2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn. a) Vài nét về địa bàn nghiên cứu. b) Thực trạng. c) Đánh giá thực trạng d) Đề xuất biện pháp: e) Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề ra C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: 2. Kiến nghị. Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 2
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1.Cơ sở lý luận: Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục trong giai đoạn hiện mới :là phải đào tạo ra con người có trí tuệ phát triển, năng động, sáng tạo và có tính nhân văn cao. Để đào tạo ra lớp người như vậy thì từ nghị quyết TW 4 khoá 7 năm 1993 đã xác định ''Phải áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Nghị quyết TW 2 khoá 8 tiếp tục khẳng định "Phải đổi mới giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, dành thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh''. Định hướng này đã được thể chế hoá trong luật giáo dục điều 24 mục II đã nêu ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng môn học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh" 2. Cơ sở thực tiễn: -Khó khăn của học sinh khi giải bài toán này là kỹ năng của các em còn hạn chế,khi gặp các bài toán có liên quan đến việc biểu diễn số vô tỉ 2 , 3 , 5 , 7 trên trục số đều có tâm lí chung là ngại, sợ - Trong quá trình giảng dạy toán tại trường THCS tôi thấy đây là một trong những vấn đề có ứng dụng nhiều trong toán học cũng như trong các môn học khác và trong đời sống Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng tiếp thu và ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn toán học và trong đời sống. Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 3
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 3. Mục đích nghiên cứu: Để giúp học sinh có nhìn nhận nghiêm túc và nghiên cứu các ứng dụng của kiến thức đã học vào thực tiễn toán học và trong đời sống. Rèn luyện cho học sinh khả năng để học sinh phát huy được khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén khi giải toán, tạo được lòng say mê, sáng tạo, ngày càng tự tin, không còn tâm lý e ngại đối với những bài toán có biểu diễn số vô tỉ trên trục số.Học sinh thấy được môn toán rất gần gũi với các môn học khác và thực tiễn cuộc sống. Giúp giáo viên tìm ra phương pháp dạy phù hợp với mỗi đối tượng học sinh, làm cho học sinh có thêm hứng thú khi học môn toán 4. Thời gian, địa điểm - Thời gian để thực hiện đề tài này: Trong năm học 2007 – 2008, 2008-2009, 2009-2010 trên cơ sở các tiết dạy về hàm số và đồ thị hàm số lớp 9. - Địa điểm tại trường THCS Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tất Thành hoặc có thể mở rộng ra các trường THCS khác đối với môn đại số nói riêng và môn học khác có liên quan đến trục số nói chung. 5. Đóng góp mới về mặt lý luận , về mặt thực tiễn: - Đó là một hình thức vận dụng những kiến thức đã học vào những vấn đề cụ thể, vào thực tiễn. - Đó là một hình thức tốt nhất để giáo viên kiểm tra học sinh và học sinh tự kiểm tra mình về năng lực, về mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học. Trong giảng dạy một số giáo viên chưa chú ý phát huy tác dụng giáo dục, tác dụng phát triển của kiến thức, những ứng dụng của kiến thức đã học mà chỉ chú trọng đến việc học sinh làm được nhiều bài, đôi lúc biến việc làm thành gánh nặng, một công việc buồn tẻ đối với học sinh.Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của học sinh Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 4
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 giáo viên cần dạy và rèn cho học sinh các phương pháp tìm lời giải các bài toán, nghiên cứu các ứng dụng của kiến thức đã học vào thực tiễn toán học và trong đời sống, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và vận dụng kiến thức khoa học thực tiễn công việc sau này. B. PHẦN NỘI DUNG I: TỔNG QUAN Một số vấn đề lý luận về rèn kỹ năng biểu diễn số vô tỉ trên trục số. 1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu - Học sinh đã biết cách biểu diễn số vô tỉ trên trục số ở lớp 7, lớp 9. - Thực trạng kỹ năng biểu diễn số vô tỉ trên trục số là rất yếu. Trong quá trình giảng dạy tôi rất trăn trở là làm thế nào để học sinh biểu diễn số vô tỉ trên trục số nhanh nhất, dễ nhất. 2. Cơ sở lý thuyết. * Ở lớp 7 ta đã biết biểu diễn số 2 , 3 trên trục số . Chẳng hạn muốn biểu diễn số 2 trên trục số ta làm như sau: - Dựng hình vuông ( tam giác vuông cân) có cạnh bằng 1 (đv chiều dài) khi đó độ dài đường chéo OC ( cạnh huyền ) bằng 2 . Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 5
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 4 2 C 2 -5 O 1 5 -2 - Dựng cung tròn (O; OC) cắt trục số tại một điểm đó là điểm 2 . 4 2 -5 O 1 2 5 -2 * Biểu diễn số 3 trên trục số, ta thực hiện các bước dựng hình sau: - Dựng hình chữ nhật ( tam giác vuông ) có một cạnh bằng 2 và một cạnh bằng 1 thì độ dài đường chéo ( cạnh huyền ) OD bằng 3 . Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 6
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 4 2 D 3 -5 O 1 2 5 -2 -Dựng cung tròn ( O; OD) cắt trục số tại điểm đó là điểm 3 . 4 2 D -5 O 1 2 3 5 -2 Như vậy việc biểu diễn được số 3 trên trục số chúng ta phải dựng một hình vuông ( tam giác vuông cân) có cạnh bằng 1, rồi dựng tiếp một hình chữ nhật ( tam giác vuông ) có một cạnh bằng 2 và một cạnh bằng 1, dựng một cung tròn nữa thì mới xác định được số 3 trên trục số. Và nếu cần biểu diễn các số 5 , 7 thì công việc nói chung là rất rườm rà, phải qua nhiều phép dựng hình trung gian mới xác định được điểm 5 , 7 trên trục số. Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 7
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 Do đó, đối với học sinh lớp 9 chúng ta có thể vận dụng các tính chất hình học sau để biểu diễn các số vô tỉ như 2, 3, 5 , 7 trên trục số hay trên mặt phẳng tọa độ một cách đơn giản và nhanh gọn mà không phải dựng nhiều hình trung gian không cần thiết. Một là, Trong bài : §1. Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông. ( Hình học 9. Tập 1 trang 64-65 ) Ta có định lí: Định lí 2: Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền. A h c' B b' C H Với các quy ước như hình vẽ trên, ta có: h2 = b’.c’ h b'.c ' ( với b’ + c’ = BC ) Hai là, “ Nếu tam giác ABC vuông ở A thì nó nội tiếp trong đường tròn đường kính BC. ” A B C Nếu khéo léo và biết kết hợp hai tính chất trên sẽ cho ta một ứng dụng hay và đẹp trong việc biểu diễn các số vô tỉ trên trục số ( hay trên mặt phẳng tọa độ ) Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 8
  8. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở. -Nhiệm vụ năm học 2009 -2010 của Bộ giáo dục & đào tạo, của sở, của phòng Giáo dục & đào tạo. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Toán lớp 7, lớp 9. - Tìm hiểu thực trạng học sinh lớp 7, lớp 9. - Đề xuất một vài biện pháp và khảo nghiệm tính khả thi sau khi đã vận dụng. 2. Các nội dung cụ thể trong đề tài: Yêu cầu về biểu diễn một số vô tỉ trên trục số: Ví dụ: Biểu diễn các số sau trên trục số 3, 5 , 7, 8 Để xác định điểm biểu diễn của số 3 trên trục số ta làm như sau: Trước hết, ta thấy 3 1.3 và 1 + 3 = 4 , khi đó: - Dựng cung tròn đường kính OA = 4. - Từ H( 1; 0) dựng đường vuông góc Ox cắt cung tròn tại D ta có HD = 3 ( HD = 1.3 3 theo hệ thức h b'.c ' ) Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 9
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 2 D 3 H -5 O 1 A 5 -2 - Dựng cung tròn ( O; HD) cắt trục số tại điểm đó là điểm 3 ( - 3 ) 2 D H -5 O 1 3 A 5 -2 Đối với các số 5 , 7, 8 ta chú ý 5 1.5, 7 1.7, 8 1.8 Biểu diễn số 5 ( 5 1.5 ; 1 5 6 ) - Dựng cung tròn đường kính OA = 6. - Từ H( 1; 0) dựng đường vuông góc Ox cắt cung tròn tại D ta có HD = 5 ( HD = 1.5 5 theo hệ thức h b'.c ' ) - Dựng cung tròn ( O; HD) cắt trục số tại điểm đó là điểm 5 . Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 10
  10. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2009-2010 Biểu diễn số 7 ( 7 1.7; 1 7 8 ) - Dựng cung tròn đường kính OA = 8. - Từ H( 1; 0) dựng đường vuông góc Ox cắt cung tròn tại D ta có HD = 7 ( HD = 1.7 7 theo hệ thức h b'.c ' ) - Dựng cung tròn ( O; HD) cắt trục số tại điểm đó là điểm 7 . Trên cơ sở các xác định điểm biểu diễn số vô tỉ 2, 3, 5 , 7, 8 trên trục số chúng ta sẽ thấy dễ dàng hơn với việc biểu diễn các điểm có tọa độ vô tỉ và vẽ đồ thị với hệ số vô tỉ trên mặt phẳng tọa độ. III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp nghiên cứu: Tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau: - Tham khảo tài liệu về một số phương pháp biểu diễn số vô tỉ trên trục số ở trường trung học cơ sở ( SGK Toán 7, Toán 9 ) - Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp dạy của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp. - Điều tra khảo sát kết quả học tập của học sinh. - Thực nghiệm dạy ở lớp 9 Trường THCS Nguyễn Tất Thành. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi dạy thực nghiệm. 2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn. a) Vài nét về địa bàn nghiên cứu - Trường THCS Nguyễn Tất Thành Huyện Cưmgar là trường mới thành lập năm học 2008-2009, nằm trên địa bàn thị trấn Quảng Phú, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Người viết: Nguyễn Châu Long - Trường THCS Nguyễn Tất Thành - Cưmgar 11