Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giải các bài toán khó về diện tích cho học sinh Lớp 5

doc 32 trang sangkien 26/08/2022 11380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giải các bài toán khó về diện tích cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_giai_cac_bai_toan_kho_ve_die.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giải các bài toán khó về diện tích cho học sinh Lớp 5

  1. Nguyễn Hữu Lam – Trường Tiểu học Phương Đông B Phần I: Những vấn đề chung I. Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận. - Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục trong thời kì đổi mới là nhằm xây dựng, đào tạo những con người, thế hệ có năng lực tiếp thu tốt những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Phát huy tiềm năng, dân tộc và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức, có khả năng thực hành giỏi, có tư duy sáng tạo có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật để thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước. - Nghị quyết Trung ương 2 chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, các phương hiện hiện đại vào quá trình học” 2. Cơ sở thực tiễn. Trong quá trình dạy học thực tế của bản thân, qua dự giờ và trao đổi cùng đồng nghiệp, tôi thấy rằng việc dạy học và nâng cao các bài toán có nội dung về diện tích hình tam giác ở lớp 5 gặp phải nhiều khó khăn. Những khó khăn đó đều từ hai chủ thể của quá trình dạy học- học sinh và giáo viên. Học sinh rất khó tiếp thu và vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải toán dẫn đến tình trạng chỉ làm theo mẫu mà không hiểu nội dung yêu cầu của bài tập. Về phía giáo viên thì đa số chưa phân loại được các dạng bài cụ thể để từ đó có cái nhìn tổng quát và sâu về các bài toán có nội dung -1-
  2. Nguyễn Hữu Lam – Trường Tiểu học Phương Đông B về diện tích hình tam giác. Vì vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở lớp 5 gặp nhiều khó khăn. II. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu phương pháp dạy học môn Toán từ đó tìm ra các phương pháp thích hợp để hướng dẫn các bài toán khó về diện tích hình tam giác cho học sinh giỏi lớp 5. - Nghiên cứu , phân loại các dạng bài tập về diện tích hình tam giác ở lớp 5.(Qua các đề thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế). - Đề xuất phương pháp giảng dạy phù hợp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 . III.Khách thể và đối tượng nghiên cứu. a. Khách thể nghiên cứu: Phương pháp giải các bài toán khó về diện tích hình tam giác ở lớp 5. b. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh giỏi khối lớp 5 Trường Tiểu học Phương Đông B. IV.Giới hạn của đề tài Hướng dẫn giải các bài toán khó về diện tích hình tam giác cho học sinh giỏi lớp 5. V. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. ( Phỏng vấn, điều tra, thực nghiệm và đối chứng) VI.kế hoạch thực hiện: Sáng kiến kinh nghiệm “ Hướng dẫn giải các bài toán khó về diện tích cho học sinh lớp 5” được tiến hành triển khai trong năm học 2008- 2009. -2-
  3. Nguyễn Hữu Lam – Trường Tiểu học Phương Đông B + Giai đoạn I: nghiên cứu thực trạng việc tiếp thu các bài toán nâng cao về diện tích hình tam giác của học sinh giỏi lớp 5; nghiên cứu các phương pháp giải Toán (đặc biệt là các phương pháp giải toán ở cấp Tiểu học). + Giai đoạn II: Từ thực trạng việc tiếp thu các bài toán nâng cao về diện tích hình tam giác của học sinh giỏi lớp 5; từ việc nghiên cứu các phương pháp giải Toán tiến hành hướng dẫn học sinh tự giải các bài toán khó về diện tích hình tam giác. + Giai đoạn III: Qua thực tiễn giảng dạy các bài toán nâng cao về diện tích hình tam giác của học sinh giỏi lớp 5 đề ra các giải pháp nhằm cải thiện thực trạng việc dạy học nội dung về diện tích hình tam giác nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi lớp 5 của nhà trường. Phần II: Nội dung Chương I: Một số lý luận liên quan đến đề tài I.Đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân học học sinh cuối bậc Tiểu học. 1. Hoạt động nhận thức của học sinh Với học sinh tiểu học, nhận thức của các em còn mang đậm màu sắc cảm tính trực quan. Sự nhận thức này luôn gắn liền với các vật thật, các hình ảnh cụ thể gần gũi với cuộc sống thừng ngày của các em. Song, quá trình nhận thức của học sinh tiểu học cũng thay đổi theo đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân học sinh. Mỗi học sinh là một thực thể riêng biệt có những phẩm chất năng lực và hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau nhưng đều mang trong mình một tâm hồn nhạy cảm. -3-
  4. Nguyễn Hữu Lam – Trường Tiểu học Phương Đông B ở cuối bậc Tiểu học nhận thức lí tính và tư duy trừu tượng bắt đầu xuất hiện và định hình. Các em có sự ghi nhớ lôgic, ghi nhớ khoa học Vì vậy, hoạt động học tập của học sinh cũng khác nhiều so với giai đoạn đầu bậc học- “Trẻ em tự sản sinh ra mình bằng hoạt động của chính mình”. Việc học của học sinh cũng giống như việc ăn uống và hít thở khí trời của mỗi con người, không ai có thể làm thay. Trong hoạt động học, mỗi học sinh làm việc theo sự tổ chức, hướng dẫn của thầy giáo để lĩnh hội tri thức và trên cơ sở đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo nhờ vậy mà trí tuệ các em phát triển, tâm hồn các em phong phú. Nhà trường có nhiệm vụ tổ chức quá trình phát triển của trẻ bằng cách tổ chức cho các em tiến hành hoạt động lĩnh hội vốn kinh nghiệm của thế hệ trước để lại. Trong giáo dục người thầy là người tổ chức cho các em hoạt động để các em tự làm ra các sản phẩm giáo dục, cần nuôi dưỡng và phát triển nhu cầu học tập của trẻ làm cho các em có hứng thú học tập. 2. Đặc điểm về tư duy của học sinh Tư duy của học sinh là quá trình tâm lí, nhờ đó mà các em hiểu được, phản ánh được bản chất của đối tượng, bản chất của các sự vật, hiện tượng được học sinh nghiên cứu, xem xét trong quá trình học tập. Tư duy của học sinh được các nhà nghiên cứu chia ra thành các loại hình, các kiểu khác nhau, đáng chú ý là kiểu phân biệt tư duy thành tư duy kinh nghiệm, tư duy tái tạo, tư duy khoa học, tư duy sáng tạo. Tư duy kinh nghiệm có ở các em từ trước lúc các em tới trường. Đó là kiểu tư duy hình thành và phát triển trên cơ sở vốn kinh nghiệm mà mỗi em tích luỹ được nhờ cuộc sống hàng ngày và quá trình học tập mang lại. Kiểu tư duy này chủ yếu dựa vào việc so sánh, đối chiếu đối tượng đang xem xét, nhiệm vụ cần giải quyết với những cái tương tự. Nó được sử dụng và phát triển trong quá trình học tập của học sinh. Bên cạnh đó thì kiểu tư duy khoa -4-
  5. Nguyễn Hữu Lam – Trường Tiểu học Phương Đông B học cũng được hình thành dần ở các em. Đây là kiểu tư duy chủ yếu dựa vào việc phân tích các mối quan hệ bên trong theo những dấu hiệu chuẩn của đối tượng nhờ đó mà các em phát hiện được, hiểu và nắm vững bản chất của đối tượng cần nghiên cứu, xem xét. Việc dạy học ở tiểu học cần phải hình thành kiểu tư duy này cho các em. Tư duy tái tạo là kiểu suy nghĩ và giải quyết vấn đề đặt ra theo khuôn mẫu có sẵn. Đối lập với nó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo là quá trình tìm tòi phát hiện ra cái mới, phương pháp mới giải quyết vấn đề. Xuất phát từ đặc điểm các loại tư duy nói trên nên việc tổ chức dạy học trong nhà trường tiểu học hiện nay là phải hình thành ở các em kiểu tư duy khoa học, tư duy sáng tạo chứ không phải hình thành ở các em tư duy tái tạo, tư duy kinh nghiệm. 3. Đặc điểm về chú ý của học sinh ở học sinh tiểu học có hai loại chú ý: chú ý có chủ định và chú ý không chủ định. Chú ý không chủ định là loại chú ý không có dự định trước, không cần có một sự cố gắng hoặc áp đặt nào cả. Loại chú ý này đặc trưng cho lứa tuổi trẻ trước tuổi đi học. Chú ý có chủ định của học sinh tiểu học thể hiện rõ trong quá trình học tập của các em, đó là loại chú ý có chủ ý trước và cần có sự tham gia của ý chí. Đến nhà trường tiểu học, học sinh được rèn luyện loại chú ý có chủ định, khả năng này của học sinh tăng dần từ lớp 1 đến lớp 5.Trong quá trình học tập, trẻ em không chỉ làm tăng vốn hiểu biết của mình mà trong các em còn diễn ra quá trình phát triển tâm lý, trong đó có quá trình phát triển chú ý có chủ định. Cùng với việc hình thành các thuộc tính chú ý như: Sự tập trung chú ý, sự bền vững chú ý, sự di chuyển chú ý Muốn học tập tốt học sinh phải biết tập trung chú ý, chăm chú theo dõi và làm việc theo sự chỉ dẫn của người thầy, biết bỏ qua những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng tới quá trình học tập và biết di chuyển -5-
  6. Nguyễn Hữu Lam – Trường Tiểu học Phương Đông B loại hình chú ý. Bên cạnh đó giáo viên phải xác định đối tượng hoạt động, phải tạo ra được điều kiện tinh thần tâm lí cần thiết để tiến hành có kết quả hoạt động đó. 4. Đặc điểm về trí nhớ của học sinh Ghi nhớ của học sinh tiểu học là quá trình các em ghi nhận, giữ lại thông tin và những tri thức cũng như cách thức tiến hành hoạt động học và khi cần thiết có thể tái hiện những gì đã ghi nhận, lưu giữ được. Trong tâm lí học thì trí nhớ được phân chia thành những loại khác nhau. Tuỳ theo mục đích và hoạt động có ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định; tuỳ theo độ bền vững của ghi nhớ có ghi nhớ ngắn hạn và ghi nhớ dài hạn; tuỳ theo tính tích cực tâm lí trong hoạt động nào đó có thể phân biệt trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ lôgic. Học sinh tiểu học ghi nhớ máy móc rất tốt, đó là sự ghi nhớ chủ yếu dựa vào việc học thuộc tài liệu cần ghi nhớ mà không có sự cải biến và thay đổi tài liệu đó, thậm chí nhiều khi không cần hiểu nội dung và ý nghĩa tài liệu mình ghi nhớ. Trong quá trình học tập của học sinh còn xuất hiện cách ghi nhớ dựa vào việc phát hiện lôgic của tài liệu cần ghi nhớ, dựa vào cách cải biến tài liệu học tập sắp xếp nó theo lôgic nhất định trên cơ sở nội dung của tài liệu dẫn đến việc ghi nhớ được dễ dàng và lâu bền hơn. Trí nhớ của học sinh phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí của mỗi em. Có em dễ ghi nhớ và ghi nhớ tốt những gì mình nhìn thấy, có em lại ghi nhớ tốt những gì mình nghe thấy Vì vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cần tạo điều kiện để các em tự hoạt động để chiếm lĩnh tri thức. II.Tạo hứng thú cho học sinh để “chuyển từ khó thành dễ”. 1.Vài nét về hứng thú -6-
  7. Nguyễn Hữu Lam – Trường Tiểu học Phương Đông B 1.1 Hứng thú là gì ? Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa đời sống, vừa có khả năng mang lại cho nó mối khoái cảm. Đối tượng phải có ý nghĩa đời sống, chính cái đó mới khiến người ta đi sâu vào tìm hiểu nó. Đồng thời đối tượng phải gây ra những khoái cảm mới có thể lôi cuốn người ta hướng về nó. Sự lôi cuốn hấp dẫn hay ý nghĩa của đối tượng tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi. 1.2 Quan hệ giữa hứng thú và nhu cầu. Hứng thú và nhu cầu đều là các mặt biểu hiện của xu hướng. Nhu cầu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để phát triển. Nhu cầu và hứng thú có các mặt khác nhau rõ rệt: nhu cầu không cần có yếu tố hấp dẫn. Người ta có thể có nhu cầu học những môn học không gây hứng thú. Nhu cầu có thể có đối tượng cu thể hoặc chưa cụ thể, còn hứng thú bao giờ cũng có đối tượng cụ thể. Nhu cầu và hứng thú tuy khác nhau nhưng lại chi phối lẫn nhau. Nhu cầu có thể gây ra hứng thú và hứng thú có thể tạo ra nhu cầu. 1.3 Biểu hiện của hứng thú Hứng thú biểu hiện trong sự tập trung cao độ của chú ý. Hứng thú biểu hiện ở hai mức độ: hứng thú có hạn- dừng lại khi nhu cầu nhận thức được thoả mãn; hứng thú toàn vẹn- thúc đẩy con người ta hoạt động. Hứng thú biểu hiện ở nội dung của nó. Hứng thú có nội dung cao như: nghiên cứu khoa học, đọc sách, học tập. Hứng thú có nội dung thấp như: chơI sưu tầm, mặc đúng thời trang, Hứng thú lại còn biểu hiện ở chiều rộng và chiều sâu. Nếu hứng thú chỉ biểu hiện ở chiều rộng thì cuộc sống hời hợt, nếu hứng thú chỉ biểu hiện ở chiều sâu thì cuộc sống đơn điệu. Tốt hơn hết là -7-