Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả

pdf 22 trang sangkien 7820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_hoat_dong_thao_luan_nhom_hieu_qua.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước Tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Ngày Trình độ đóng góp Số Nơi công Chức Họ và tên tháng năm chuyên vào việc tạo TT tác danh sinh môn ra sáng kiến 1 Kiều Lệ Quyên 04/09/1987 THPT Chơn Giáo Đại học 100% Thành viên Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THPT Chơn Thành Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 18/10/2011 Bản chất của sáng kiến: - Thảo luận là thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. - Làm việc theo nhóm cần động viên tất cả các thành viên tham dự và kích thích tự suy nghĩ của học sinh. - Các thành viên tham dự trong nhóm cần bám vào một chủ đề và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó. - Tạo được hứng thú, thoải mái, vui nhộn cho học sinh trong khi thảo luận. - Giúp học sinh có cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mình, phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề.
  2. Hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả Nội dung của sáng kiến: 1. Thuận lợi – Khó khăn 1.1 Thuận lợi Sống trong giai đoạn mà cả thế giới đang quan tâm đến Công nghệ thông tin và các ứng dụng của tin học. Học sinh cũng cảm thấy rằng nếu như một thời gian không cập nhật thông tin, không quan tâm đến Công nghệ thông tin là đã tụt hậu so với mọi người, so với thế giới. Nên khi được học môn tin học trong giáo dục phổ thông các em cảm thấy hào hứng hơn hẳn. Bên cạnh đó Ban giám hiệu nhà trường cũng rất coi trọng sự phát triển của Công nghệ thông tin nói chung và chất lượng môn tin học nói riêng. Nhà trường đã trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để học sinh có thể học tốt môn tin học. Tập thể Giáo viên trong nhà trường luôn nhiệt tình giúp đỡ đồng nghiệp khi cần giúp đỡ. Các giáo viên trong tổ tin cũng luôn nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung. 1.2 Khó khăn Kiến thức môn tin học trong chương trình giáo dục THPT mỗi năm thuộc về một mảng kiến thức khác nhau. Một số học sinh lợi dụng những tiết thực hành để lén chơi game. Các em cho rằng học tin học là phải lên phòng thực hành, nên các em xem nhẹ những tiết lí thuyết, các em cho rằng học lí thuyết là nhàm chán. Vì đây là môn không có mặt trong các kì thi quan trọng nên một số phụ huynh và học sinh không quan tâm nhiều, họ khuyên con em mình chú tâm học những môn thi tốt nghiệp hay thi đại học, nên môn tin học không coi trọng GV: Kiều Lệ Quyên – THPT Chơn Thành Trang 2/ 22
  3. Hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả 2. Các biện pháp, giải pháp thực hiện: 2.1 Thực trạng trước khi giải quyết vấn đề: Vấn đề là làm thế nào để tạo hứng thú cho người học khi giảng dạy tin học? Trước giờ mọi thế hệ giáo viên và học sinh đã quen với PPDH truyền thống, đó là những cách thức dạy học quen thuộc được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản, PPDH này lấy hoạt động của người thầy là trung tâm, do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của PPDH truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học; do đó kỹ năng hành dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế. Bên cạnh đó, điều mà tất cả các giáo viên dễ dàng nhận thấy khi đứng lớp đó là nếu thuyết trình trong một khoảng thời gian dài thì hầu hết học sinh đều mệt mỏi khi phải ngồi lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài giảng. Mặc dù các giáo viên hoàn toàn chủ động về thời gian và nội dung giảng dạy, nhưng giáo viên cũng vẫn rất mệt mỏi như học sinh. Mặt khác, chỉ có mỗi giáo viên là người trình bày, nên dường như giáo viên là người chịu trách nhiệm duy nhất về thành công và chất lượng bài giảng. Điều này không thể khuyến khích học sinh tích cực học tập và có tâm lý ỷ lại vào giáo viên. Trong thực tế, rất nhiều học sinh không thể nhớ được hết những gì mà giáo viên trình bày và thậm chí còn nhớ rất ít. Hơn nữa, việc học sinh ghi nhớ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp không đồng nghĩa với việc học sinh hiểu và có thể vận dụng được trong thực tế. Bên cạnh đó, vì học sinh không có cơ hội để chia sẻ, đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm của mình nên giáo viên đôi khi sẽ trình bày lại những kiến thức mà học sinh đã biết rồi hoặc không cần thiết. Ngoài ra, giáo viên không thể thu nhận được ý kiến phản hồi từ học sinh nên họ cũng không thể biết được những nội dung nào mà học sinh đã hiểu, chưa hiểu và những nội dung nào cần thiết phải điều chỉnh lại. Vậy làm sao để học sinh hứng thú hơn đối với việc học tập, cách duy nhất là phải đổi mới phương pháp dạy học và khơi niềm hứng thú trong học sinh. Vậy yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự hứng thú hay không hứng thú cho người học phụ thuộc nhiều vào người dạy học. Cụ thể hơn, cơ bản vẫn là ở cách thức tổ chức giờ dạy của giáo viên, ở sự cuốn hút, hay nói cách khác là nghệ thuật của giáo viên khi lên lớp. Và ta cũng nhận thấy rằng yếu tố tâm lí quan trọng như thế nào. Việc dạy - học kích thích sức mạnh nội tâm đến một chừng mực nào đó thì sẽ có sức lôi cuốn, hấp dẫn chừng ấy. Ngược lại, những gì lôi cuốn làm ta say mê cũng đều kích thích sức mạnh nội tâm của chúng ta. Mà kích thích sức mạnh nội tâm chính là phát huy tối đa tâm lực của chúng ta, giúp ta phát huy được năng lực của mình. Tạo sự hứng thú trong hoạt động thảo luận nhóm là một hoạt động dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm là đặt học sinh vào môi trường hoạt động tích cực. Trong nhóm, học sinh được GV: Kiều Lệ Quyên – THPT Chơn Thành Trang 3/ 22
  4. Hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả thảo luận và hợp tác làm việc với nhau. Học tập theo nhóm giúp học sinh học tập thông qua giao tiếp, trao đổi tranh luận với nhau, chia sẽ và có cơ hội diễn đạt ý nghĩ của mình, phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn kích thích hổ trợ học sinh lĩnh hội kiến thức bằng kinh nghiệm giáo dục của mình. 2.2 Phương pháp làm việc theo nhóm có những ưu điểm : Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm lấy học sinh làm trung tâm có nhiều ưu điểm: Tạo cho học sinh thói quen tự nhận thức, suy nghĩ về những vấn đề đặt ra trong môn học; Tạo động cơ để học sinh mở rộng, đào sâu và nâng cao hơn sự hiểu biết về những vấn đề thảo luận; Học sinh có cơ hội được lắng nghe, đánh giá, so sánh quan điểm, ý kiến của chính mình với ý kiến của những người tham gia thảo luận; được khẳng định và thể hiện chính kiến của mình; Tạo cách ứng xử, phản hồi nhanh về những vấn đề đặt ra Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm còn có ý nghĩa “kép” bởi nó không chỉ thuần túy thể hiện những hiểu biết về nội dung thảo luận mà còn bộc lộ thái độ, cảm xúc, kinh nghiệm thực tế của học sinh xung quanh những nội dung đó. Mặt khác, với hình thức thảo luận, không chỉ học sinh mà bản thân giáo viên cũng có thể cập nhật, bổ sung, điều chỉnh tri thức của mình thông qua những ý kiến, kinh nghiệm, chia sẻ hữu ích từ cuộc thảo luận 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: a. Chuẩn bị: Giáo viên: - Lập kế hoạch bài dạy: + Đọc kỹ bài dạy nắm mục tiêu cần đạt + Kịch bản sư phạm + Dự kiến các tình huống xảy ra trong khi thảo luận nhóm. - Dự kiến: + Cách chia nhóm, số lượng nhóm + Nhiệm vụ của các nhóm. + Thời gian thảo luận, trình bày - Thiết kế bài giảng: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi nhằm khuyến khích học sinh tích cực, hào hứng suy nghĩ ở mức độ cao và sâu hơn. - Chuẩn bị: chuẩn bị chu đáo đồ dùng và thiết bị dạy học. - Thực hiện kế hoạch dạy học Học sinh: - Giáo viên giao việc cho học sinh - Đưa ra câu hỏi cần thảo luận để học sinh chuẩn bị. - Đọc bài mới - Chuẩn bị kĩ kiến thức giáo viên yêu cầu. GV: Kiều Lệ Quyên – THPT Chơn Thành Trang 4/ 22
  5. Hoạt động thảo luận nhóm hiệu quả b. Các bước tổ chức, quản lí hoạt động nhóm: Chia nhóm: Việc phân nhóm cần thực hiện sao cho GV có thể theo dõi, đánh giá hoạt động nhóm nhưng đồng thời cũng đảm bảo phát huy tính tích cực của mỗi HS. Một nhóm lý tưởng nhất gồm 4 - 6 thành viên. Trong thực tế, tùy theo quỹ thời gian môn học và quy mô lớp học, GV có thể thay đổi linh hoạt. Những tiết học đầu tiên, sự phân nhóm có thể mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên, sau đó GV cần điều chỉnh sao cho có sự cân bằng trình độ, năng lực học tập giữa HS các nhóm với nhau, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập giữa các thành viên trong nhóm. Một nhóm muốn hoạt động hiệu quả cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ cấu của nhóm gồm: + Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu lên hoặc do giáo viên chỉ định. + Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối. Nhóm phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí trong nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên trong nhóm. Giao chủ đề cho học sinh thảo luận và gia hạn thời gian: Việc lựa chọn chủ đề rất quan trọng. Chủ đề quá khó hoặc quá dễ đối với học sinh đều ảnh hưởng đến hoạt động thảo luận của học sinh. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của học sinh. Chủ đề thảo luận phải là vấn đề chính của bài học, vấn đề có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau, nhiều cấp độ nhận thức khác nhau. Thường là loại cấp độ phát hiện và suy luận. Chủ đề thảo luận nhóm có thể là những chủ đề để cho các nhóm về nhà chuẩn bị, hoặc cũng có thể là những chủ đề mà các em thảo luận ngay tại chổ, trong đó cần chú ý: + Phải đặt ra nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm bằng câu hỏi. Câu hỏi phải rõ ràng, không mập mờ, đánh đố. + Phải có hướng dẫn cụ thể về yêu cầu và định hướng cách thức làm việc. + Thời gian thảo luận phải tương ứng với nội dung yêu cầu của vấn đề thảo luận Tổ chức thảo luận nhóm Sau khi học sinh thảo luận xong, để đảm bảo tất cả mọi thành viên trong nhóm đều phải làm việc, tránh tình trạng ỷ lại vào người khác thì ngay từ ngày đầu tiên, khi phân công làm nhóm GV thông báo trước lớp là có thể sẽ cho nhóm chọn 1 thành viên lên trình bày hoặc GV có thể gọi bất kì 1 thành viên trong nhóm Gọi ngẫu nhiên 1 thành viên trong nhóm giúp tránh được tình trạng công việc chỉ tập trung trong một số học sinh và không phát huy được tác dụng của việc làm nhóm. GV: Kiều Lệ Quyên – THPT Chơn Thành Trang 5/ 22