Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinhkhắc phục một số lỗi thường gặp trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học

doc 25 trang honganh1 15/05/2023 10120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinhkhắc phục một số lỗi thường gặp trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinhkhac_phuc_mot_so_loi_thuo.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinhkhắc phục một số lỗi thường gặp trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học

  1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Trong những năm gần đây, vấn đề bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp được nhà trường đặc biệt quan tâm, các bậc cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ. Giáo viên được phân công dạy bồi dưỡng đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Là một giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tôi đã thấy được nhiều vấn đề mà trong đội tuyển nhiều học sinh còn lúng túng, nhất là khi giải quyết các dạng toán như: CO 2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp các bazơ, dạng lập công thức phân tử, dạng hỗn hợp muối tác dụng với axit, học sinh chưa nhuần nhuyễn được định luật bảo toàn nguyên tố Trong khi các dạng bài tập này hầu như năm nào cũng có trong đề thi học sinh giỏi các cấp. Từ những khó khăn vướng mắc tôi đã tìm tòi nghiên cứu tìm ra nguyên nhân (nắm kỹ năng chưa chắc; thiếu khả năng tư duy hóa học ) và tìm ra được biện pháp để giúp học sinh giải quyết tốt các dạng toán hóa học trên. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và thông qua các bài kiểm tra tôi nhận thấy các em rất thích các dạng toán trên (CO 2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp các bazơ, dạng lập công thức phân tử, dạng hỗn hợp muối tác dụng với axit, học sinh chưa nhuần nhuyễn được định luật bảo toàn nguyên tố ) mặc dù chưa nắm vững phương pháp và gặp nhiều lỗi trong khi làm bài. Với những lý do trên đây đã tôi nghiên cứu, tìm tòi và thảo luận với các đồng nghiệp về những mặt hạn chế, thiếu sót và và những lỗi thường gặp của các em học sinh giỏi bộ môn hóa học. Từ đó tôi hoàn thành sáng kiến “ GIÚP HỌC SINHKHẮC PHỤC MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP TRONG BỒI DƯỠNG HSG MÔN HÓA HỌC” nhằm rút ngắn được phần nào thời gian bồi dưỡng trên lớp, tạo cho các em có cái nhìn và cách tiếp cận đề thi theo hướng lựa chọn phương pháp hiệu quả và rút ngắn thời gian làm bài thi. 1
  2. Hi vọng rằng với việc khắc phục những sai sót thường gặp của các em học sinh ở một số dạng toán mà tôi đề cập đến trong sáng kiến này sẽ là những bài học quý cho học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi các cấp. Vì khuôn khổ của bài viết tôi không có tham vọng đưa ra nhiều ví dụ minh họa về việc khai thác các dạng bài tập, rất mong nhận được sự động viên khích lệ từ các đồng nghiệp, các bậc phụ huynh và các cấp lãnh đạo. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TẠO RA SÁNG KIẾN Để thực hiện sáng kiến, tôi sử dụng phương pháp chủ yếu là tổng kết kinh nghiệm, được thực hiện theo các bước: - Xác định đối tượng: xuất phát từ những khó khăn vướng mắc trong công tác bồi dưỡng HS giỏi, tôi xác định cần phải có một sáng kiến về các phương pháp giải bài toán CO2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp các bazơ, dạng lập công thức phân tử, dạng hỗn hợp muối tác dụng với axit, học sinh chưa nhuần nhuyễn được định luật bảo toàn nguyên tố - Thể nghiệm và đúc kết kinh nghiệm: trong quá trình vận dụng sáng kiến, tôi đã áp dụng nhiều biện pháp,như: trao đổi cùng giáo viên có kinh nghiệm, trò chuyện cùng HS; kiểm tra, đánh giá và so sánh kết quả. Ngoài ra, tôi còn dùng một số phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra nghiên cứu III. MỤC TIÊU. Sáng kiến nhằm mục đích làm rõ bản chất của phản ứng CO2 tác dụng với dung dịch hỗn hợp các bazơ, dạng lập công thức phân tử, dạng hỗn hợp muối tác dụng với axit, học sinh chưa nhuần nhuyễn được định luật bảo toàn nguyên tố qua đó giúp học sinh hình thành kỹ năng giải các bài toán có liên quan đến phản ứng hóa học này. Sáng kiến còn nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong giải toán hóa học của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển học sinh giỏi. 2
  3. CHƯƠNG II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN I.NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN 1.Phân tích, đánh giá thực trạng của vấn đề. Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhưng có vai trò quan trọng trong nhà tường phổ thông. Môn hóa học THCS cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng phản ứng nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn hóa học cần hình thành ở các em một số kỹ năng cơ bản: khả năng phân tích và tổng hợp kiến thức, lựa chọn phương pháp đúng đắn, cẩn thận, kiên trì, chính xác, thói quen học tập và làm việc khoa học từ đó làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Thực tế hiện nay HS ở các truờng THCS miền núi cụ thể như trường THCS Lang Sơn chúng tôi, điều kiện học tập còn khó khăn, việc tiếp cận với tài liệu tham khảo cũng như các kênh thông tin khác còn hạn chế. Hơn nữa khả năng tư duy, phân tích, tổng hợp của các em chưa tốt, kỹ năng giải bài tập còn thiếu. Vì vậy khi gặp các dạng bài tập đòi hỏi tư duy sáng tạo các em thường lúng túng dẫn đến sai sót, đặc biệt ở các dạng toán ôn luyện HS giỏi: Muối cacbonat tác dụng axit, sắt kim loại hoặc muối sắt(II) tác dụng muối bạc nitrat; CO2 tác dụng dung dịch bazơ;giải nhanh một số bài tập bằng định luật BTKL và BTNT, một số bài toán giải bằng phương pháp đại số. Bằng việc nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến sáng kiến và từ thực tế những sai sót mà học sinh mắc phải trong quá trình học tập và bồi dưỡng tôi đã biên soạn thành tài liệu nhằm phục vụ công tác giảng dạy và chia sẻ cùng đồng nghiệp. 2. Các tồn tại, hạn chế. 3
  4. Trong thực tế giảng dạy môn hóa học, bản thân tôi đã phát hiện những sai sót mà học sinh đội tuyển thường xuyên mắc phải. + Thiếu tính cẩn thận dẫn đến tính toán sai, sử dụng sai ký hóa học. + Trình bày bài toán không có cơ sở, thiếu lập luận hoặc lập luận không chính xác. + Trình bày bài làm một cách tuỳ tiện: Nhầm lẫn giữa các bước hoặc không biết cách trình bày, hoặc trình bày bài toán rập khuôn thiếu sự tư duy, linh hoạt từ một bài toán mẫu. - Kết quả bài kiểm tra khảo sát chất lượng đội tuyển năm học 2017 - 2018 như sau: Nội dung Tỷ lệ % + Thiếu tính cẩn thận dẫn đến tính toán sai. 30% + Trình bày bài toán không có cơ sở, thiếu lập luận hoặc 40% lập luận không chính xác. + Trình bày bài một cách tuỳ tiện: Nhầm lẫn giữa các bước hoặc không biết cách trình bày, hoặc trình bày bài toán rập 50% khuôn thiếu sự tư duy, linh hoạt từ một bài toán mẫu. 3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. - Học sinh chưa có phương pháp học tập đúng đắn với bộ môn: + Chưa học lý thuyết đã làm bài tập. + Chưa hiểu kiến thức một cách có hệ thống. + Học sinh chưa chú trọng việc học kiến thức cơ bản. - Trong quá trình giải bài tập: + Học sinh thiếu tính cẩn thận khi trình bày, tính toán. 4
  5. + Không hiểu được đề bài cho cái gì, yêu cầu cái gì? Mà nguyên nhân là do không đọc kỹ đề nên lập luận sai dẫn đến giải bài toán sai. Qua quá trình bồi dưỡng và các lần khảo sát đội tuyển tôi nhận thấy HS mắc các sai sót do các nguyên nhân trên theo tỷ lệ như sau: Nội dung Tỷ lệ % + Chưa học thuộc lý thuyết đã làm bài tập. 50% + Trong quá trình giải bài tập: Thiếu tính cẩn thận khi trình 40% bày, tính toán, thiếu lập luận hoặc lập luận không chính xác. + Chưa hiểu kiến thức một cách có hệ thống. 30% 4. Phân tính, đánh giá và chỉ ra tính cấp thiết cần tạo ra sáng kiến. Khi chuẩn bị thực hiện sáng kiến, năng lực giải các bài toán hóa học của học sinh trong đội tuyển của tôi thường hay nhầm lẫn, mắc một số sai lầm khi giải toán. Mặc dù các em đã được học và nắm được một số phương pháp giải toán, nhưng các em lại chưa biết lựa chọn phương pháp giải toán phù hợp. Việc giáo viên mở rộng kiến thức cho học sinh đặc biệt là giáo viên phải theo dõi việc giải toán của các em để phát hiện những sai lầm mà các em thường mắc phải trong quá trình giải toán để từ đó giáo viên khắc phục cho các em những sai lầm đó. II. GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN. 1. Biện pháp giải quyết các nguyên nhân học sinh thường mắc lỗi khi giải bài toán hóa học. - Giáo viên theo dõi, phát hiện và uốn nắn những sai sót mà học sinh hay mắc phải. - Giúp học sinh ôn luyện kiến thức và cách trình bày bài giải. 5
  6. - Hình thành học sinh thói quen tập trung chú ý, làm việc theo thời gian. - Tạo sự tự tin trong học tập và tự kiểm tra bài giải. - Bài tập về nhà GV cần hướng dẫn cho HS những phần khó và yêu cầu HS tìm thêm cách giải khác. - Nắm bắt được nguyên nhân và kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết nguyên nhân đó. 2. Phát hiện, phân tích và đưa ra biện pháp khắc phục những lỗi học sinh thường mắc phải. Sau đây tôi sẽ đi sâu phân tích các lỗi học sinh thường mắc phải với mỗi dạng bài tôi sẽ chỉ ra những lỗi qua các ví dụ minh chứng đã gặp và chỉ rõ các biện pháp khắc phục đã thực hiện. 2.1. Bài toán tìm công thức phân tử. Ví dụ 1: Cho 31,84g hỗn hợp NaX và NaY (X, Y là 2 halogen ở 2 chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được 57,34 g kết tủa. Tìm công thức của 2 muối ? Phân tích lỗi: Hầu hết học sinh sẽ giải bài tập này bằng cách chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán một chất tương đương bằng việc gọi công thức tổng quát chung 2 muối là: Na X . - Phương trình hoá học được viết: Na X + AgNO3 Ag X  + NaNO3 (23 + X ) gam (108 + X ) gam 31,84 gam 57,34 gam X = 83,13 2 halogen là Br và I đáp án B. Với cách giải trên học sinh đã mắc một sai lầm: Vì chưa nắm được tính chất vật lý đó là tính tan của các muối halogen nên cho cả 2 muối NaX và NaY đều tạo kết tủa với dung dịch AgNO3. 6
  7. Biện pháp khắc phục: Muối của 3 halogen: Cl, Br, I với bạc là không tan còn NaF không tác dụng với AgNO3 vì không tạo kết tủa( muối AgF tan). Bài làm Vì vậy cần hướng dẫn học sinh xét bài toán qua 2 trường hợp: + TH 1: Hỗn hợp 2 muối halogen gồm: NaF và NaCl, lúc đó chỉ có NaCl phản ứng NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3 57,34 nAgNO = 0,4 (mol) nNaCl 0,4 (mol) 3 143,5 mNaCl = 0,4. 58,5 = 23,4 < 31,84 trường hợp này cũng thoả mãn. + TH 2 : Hỗn hợp cả 2 muối halogen đều phản ứng với dung dịch AgNO 3, kết quả tìm được 2 halogen là Br và I. Vậy đáp án là: NaF và NaCl hoặc NaBr và NaI. Ví dụ 2: Hòa tan 9,875 gam một muối hiđrocacbonat vào nước và cho tác dụng một lượng H 2SO4 vừa đủ, rồi đem cô cạn cẩn thận được 8,25 gam một muối sunfat trung hòa khan. Xác định công thức phân tử, gọi tên muối ? Phân tích lỗi: Vì các em có cách nhìn chưa tổng quát về muối:thường học sinh chỉ nghỉ muối gồm hai thành phần là kim loại và gốc axit nên nhiều học sinh sau khi rút ra biểu thức mối liên hệ giữa R với hóa trị n: R = 18n và biện luận thấy không có kim loại nào phù hợp đã kết luận rằng đề không chính xác. Biện pháp khắc phục: Thực tế thì không có kim loại nào phù hợp với biểu thức đó nhưng học sinh cần nhớ rằng: muối vô cơ ngoài muối của kim loại còn có muối amoni. Bài làm A là muối hiđrocacbonat công thức của A có dạng R(HCO 3)n (n là hóa trị của R: 1≤ n ≤ 3, n nguyên ). 7