Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh viết đúng chính tả

doc 17 trang sangkien 01/09/2022 11321
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh viết đúng chính tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_viet_dung_chinh_ta.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh viết đúng chính tả

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận Qua quá trình giảng dạy và chấm bài kiểm tra của học sinh, bản thân cá nhân tôi nói riêng, cũng như giáo viên nói chung, đều nhận thấy một vấn đề đáng lo ngại. Đó là vấn đề viết sai chính tả, ít nhất là từ năm đến bảy lỗi, nhiều là hàng chục lỗi. Đối với tôi một giáo viên dạy Ngữ văn nên càng có dịp kiểm chứng lỗi viết sai chính tả của học sinh. Lỗi chính tả trong bài viết của học sinh là khá nghiêm trọng và đáng lo ngại. Vấn đề đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Nguyên nhân khách quan và chủ quan, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp .ở đây tôi chỉ đưa ra một số nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lỗi chính tả của học sinh. Từ đó, đưa ra những giải pháp hữu hiệu. 2. Cơ sở thực tế a. Nguyên nhân khách quan Ngay từ lúc các em bắt đầu học chữ, thì các bậc phụ huynh đã cố gắng dạy chữ, dạy viết cho con em mình để khi đến trường không thua kém bạn bè. Nhưng bản thân họ lại chưa được đào tạo về việc dạy chữ, thậm chí có bậc phụ huynh học vấn “khiêm tốn” và chưa chuẩn về chính tả. Từ đó dẫn đến việc trẻ viết sai chính tả ngay từ lúc mới học chữ ê, a do cha mẹ dạy cho. Mặt khác khi đi học ở cấp mầm non, tiểu học đến THCS do học sinh trong một lớp quá đông nên một số thầy cô chưa chú ý hoặc không đủ thời gian để rèn luyện chính tả cho học sinh. Từ đó, học sinh có thói quen viết sai. Đã thế, sai chính tả nhưng không bị thầy cô nhắc nhở, hay trừ điểm của bài kiểm tra, nên học sinh cứ tưởng như vậy là mình đã viết đúng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi chính tả của học sinh. Phải chăng, vì phải đáp ứng yêu cầu truyền đạt tri thức lý thuyết có phần “quá tải” trong một lượng thời gian khá eo hẹp của phân phối chương trình quy định. Nên đa số giáo viên không thể tiến hành công việc kiểm tra, đánh 1
  2. giá kĩ năng nói, viết của học sinh đến nơi, đến chốn, trong đó có việc sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Hơn nữa, là do đặc điểm của từng địa phương. Trong cách nói, phát âm sao thì viết vậy, nên có sự khác biệt về ngôn ngữ, cách dùng từ ngữ tiếng Việt để đặt tên người, sự vật và địa danh ở từng địa phương. Từ đó, đẫn đến lỗi chính tả viết sai với ngôn ngữ chính thống của tiếng Việt. Một vấn đề nữa, đó chính là những pa-nô, áp phích, biển quảng cáo, biển cấm, thông điệp, .viết sai chính tả nhưng vẫn được treo ở những nơi công cộng, ở dọc đường đông người qua lại, chẳng hạn như: các biển cấm, người ta viết và cắm ở những nơi công cộng hoặc gần nhà mình để ngăn chặn hành vi của nười khác nên đã viết bảng “ cấm đổ rát”; tạp hóa có bán xăng lẻ, thông báo cho khách hàng biết nên ghi bảng “có bán xăn” hoặc các chủ vườn thông báo cho mọi người đừng vào vườn bắt cá, bắt ốc, .nên cắm bảng “cá nui cấm bắc”, “ốc nui”, hay dòng chữ của học sinh ghi lên tường, lên bàn: “Tôi tên là A, B muốn làm wen với các bạng”, . Hoặc trên các kênh truyền hình thường xuyên xuất hiện các dòng chữ quảng cáo nhắn tin đến tổng đài số 9 để biết các thông tin chẳng hạn: “Người ấy có iu bạn không?”, “Muốn làm wen với bạn khác giới” b. Nguyên nhân chủ quan Trong những học sinh viết sai chính tả mà lớp tôi dạy, có em viết sai ít có em viết sai nhiều, trong đó có em học một năm có em học hai năm và đã được bản thân tôi sửa chữa. Những cuối năm vẫn còn viết sai chính tả, điều đó cho thấy rằng lỗi chính tả còn có nguyên nhân chủ quan ở bản thân học sinh. Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu ý thức về chính tả, về việc rèn luyện chính tả của học sinh. Có học sinh có thói quen đồng nghĩa giữa dấu hỏi và dấu ngã nên trong suốt bài viết chỉ dùng dấu hỏi hoặc dấu ngã. Có học sinh viết hoa tự do theo ý thích, viết tùy tiện hay viết tắt, dùng ký hiệu trong bài kiểm tra của mình, có học sinh sai dấu chấm câu hết câu, bắt đầu câu khác 2
  3. không viết hoa .thậm chí ngay cả họ tên mà học sinh viết trong bài kiểm tra cũng không viết hoa, mà còn viết tắt. Sự thiếu ý thức về việc rèn luyện chính tả này không phải phát sinh ngày một ngày hai ở cấp độ học nào, mà đó có mầm mống từ nhỏ, từ những cấp học thấp đến cao. Mầm mống đó, được phát triển dần dần đến mức ổn định thì đã thành thói quen thành tật mà đã thành tật thì khó khắc phục, khó sửa chữa nếu giáo viên không có những biện pháp tích cực, thiết thực và hữu hiệu. Đồng thời bản thân học sinh không ý thức rèn luyện về chính tả. Nguyên nhân này, cũng xuất phát từ lời ăn tiếng nói của học sinh, học sinh ưa nói tắt, nói trống, nói thiếu lễ phép, đến mức vô lễ. Chẳng hạn: viết vào ô lời phê của giáo viên, học sinh chỉ viết “lời phê”, khi đi trễ xin thầy cô vào lớp, đáng lẽ phải nói: Thưa thầy (cô) cho em vào lớp, hoặc thưa thầy (cô) em đi trễ cho em vào lớp. Thì nhiều học sinh lại nói: “Thầy đi trễ”, “cô đi trễ” hay khi xin thầy, cô ra ngoài đi tiểu lại nói : “Thầy đi tiểu” “Cô đi tiểu”, những lời nói không có đầu có đuôi trở thành vô lễ như vậy. Nhưng ít được thầy, cô nhắc nhở, uốn nắn nên đã trở thành thói quen. Từ đó bản thân tôi muốn trình bày một vài kinh nghiệm “giúp học sinh viết đúng chính tả” 3
  4. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của vấn đề Nhìn chung, có thể phân loại các lỗi chính tả dựa trên cơ sở các quy định về chính tả và chuẩn về ngôn ngữ tiếng Việt. Dựa trên cơ sở đó, có thể xếp các loại chính tả của học sinh thành các lỗi sau: Lỗi viết hoa, lỗi viết tắt, lỗi viết sai thanh điệu, lỗi sai phụ âm và nguyên âm. Đây là những lỗi cơ bản và phổ biến trong các bài viết của học sinh. 1.1. Lỗi viết hoa Viết hoa là một trong những lỗi chính tả xuất hiện rất nhiều trong bài viết của học sinh lỗi viết hoa gồm hai dạng: Dạng viết hoa đúng quy định về chính tả và dạng viết hoa tùy tiện. a. Dạng viết hoa không đúng quy định chính tả Đó là không viết hoa đầu câu, đầu đoạn, không viết hoa danh từ riêng như tên người, địa danh Việt Nam; không viết hoa chữ cái đầu tên tác phẩm, đoạn trích, bài báo, tập san, Ví dụ: Phạm văn đồng, Lê hữu trác, Hoài thanh, tỉnh Sóc trăng, tỉnh Hậu giang, thành phố hồ Chí Minh, đoạn trích những ngày thơ ấu, Mà lẽ ta viết đúng quy định chính tả là: Phạm Văn Đồng, Lê Hữu Trác, Hoài Thanh, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Đoạn Trích “Những ngày thơ ấu”, b. Dạng viết hoa tùy tiện Viết hoa tùy tiện là dạng viết hoa những từ ngữ bình thường, danh từ chung, không nằm trong quy định về viết hoa nhưng học sinh vẫn viết hoa theo ý thích hoặc theo thói quen viết hoa của riêng mình. Ví dụ: 4
  5. - Ngày nay hiện tượng vứt rác Bừa Bãi rất phổ biến ở Học sinh. - Nói đến loài hoa thì có rất nhiều loại Hoa khác nhau nhưng em chỉ Thích loài Hoa mai. - Người ta thường nói hoa Mai đem lại nhiều May Mắn cho mọi người vào dịp tết . Lỗi viết hoa tùy tiện này là lỗi phổ biến và thường gặp ở học sinh và người lớn, thậm chí cả giáo viên. Lỗi này dễ tránh, dễ khắc phục nếu nắm được quy định về cách viết hoa. 1.2. Lỗi viết tắt Lỗi viết tắt xuất hiện trong bài viết của học sinh ít hơn nhiều so với lỗi viết hoa. Nhưng cũng cần phải rèn luyện cho học sinh về quy định viết tắt và cách thức viết tắt: không viết tắt tùy tiện, lỗi viết tắt gồm hai kiểu: viết tắt sai quy định và viết tắt tùy tiện. a. Viết tắt sai quy định chính tả Viết tắt sai quy định chính tả là viết tắt không đúng theo quy định chính tả về viết tắt. Chẳng hạn như người viết dùng mẫu chữ thường, dùng dấu chấm hoặc dấu gạch xéo giữa các chữ cái viết tắt Chẳng hạn: P/V, T.P, H.Đ.N.D, (phóng viên, thành phố, hội đồng nhân dân, ). Lẽ ra phải viết đúng quy định là PV, TP, HĐND, b. Lỗi viết tắt tùy tiện Viết tắt tùy tiện là dùng kí hiệu viết tắt mang tính cá nhân vào bài viết chính thức. Đó là dùng những kí hiệu bằng chữ tiếng việt hay viết nước ngoài, chữ Hán Nôm, để chế biến thành chữ viết của mình. Ví dụ: 5
  6. Kí hiệu: là (những), ~ (nhưng),  (nhân), , (nhấn), on (trên), (phát triển), t2 (tư tưởng), use (sử dụng) đáng lẽ ra các kí hiệu này dùng để viết tắt cho nhanh trong ghi chép cá nhân, nhưng học sinh lại đưa vào bài kiểm tra, bài viết, bài thi, thì nó trở thành lỗi chính tả. Lỗi chính tả này cũng dễ khắc phục nếu như học sinh có ý thức tránh viết khi làm bài kiểm tra, bài thi, hoặc khi làm bài xong dò lại để sửa chữa. 1.3. Lỗi chính tả viết sai dấu thanh Đây là lỗi dùng sai dấu thanh, thanh điệu (hay còn gọi là âm vị siêu đoạn tính) khi viết nói được lồng vào các tiếng. Trong tiếng Việt có sáu thanh điệu, được ghi bằng năm dấu thanh, thanh sắc(/), huyền(\), hỏi(?), ngã(~), nặng(.), ngang, (không có dấu). Hiện tượng viết sai dấu thanh chủ yếu xảy ra giữa hai dấu thanh là hỏi và ngã. Lỗi này xuất hiện khá nhiều, hầu như học sinh nào cũng mắc phải và kể cả người lớn, giáo viên. Ví dụ: Lời ngõ, kỹ niệm, chiến sỉ, diển viên, Ngử văn, Lỗi chính tả này nếu người viết nắm chắc được các quy định và phương pháp dùng dấu hỏi, ngã thì sẽ tránh được hoặc bớt viết sai dấu hỏi, ngã. 1.4. Lỗi viết sai phụ âm và nguyên âm Lỗi viết ai phụ âm và nguyên âm (hay gọi chung là lỗi về âm vị đoạn tính). Lỗi phụ âm bao gồm các kiểu viết sai phụ âm đầu và phụ âm cuối, còn lỗi nguyên âm gồm các kiểu viết sai nguyên đơn và nguyên đôi. a. Lỗi viết sai phụ âm đầu Hiện tượng viết sai phụ âm đầu là do cách phát âm của từng địa phương. Phát âm sao viết vậy hoặc do lẫn lộn các chữ cái có cách phát âm giống nhau. Các phụ âm đầu dễ mắc lỗi như: -Tr/ch: cây che, từng chải, cá chôi, chủ chương, chăng chối 6
  7. -S/x: Xum họp, xúc vật, xi mê, xâu sắc, sâu sa, sương máu, . -V/d : Dĩa hè, dô học, dào lớp, dĩ dãng, dùi dập, dô đề, -Gi/d: Tác dả, dành lại, giả man, giả thú, để giành, . -H/q: Vinh hoang, quyền bí, quang tàn, hỏa quyết, -G (gh)/r: Ranh tị, hàn rắn, gắn gỏi, xả gác, gau sạch, b. Lỗi viết sai phụ âm cuối Lỗi này cũng do cách phát âm của địa phương, phát âm sao viết vậy và do lẫn lộn giữa phụ âm này với phụ âm khác, bởi vì chưa nắm được chính xác ý nghĩa của từ ngữ. Các phụ âm cuối dễ mắc lỗi như: -C/t: Tất đất, chất phát, heo húc, mặc đất, mặt áo, thời tiếc, -N/ng: Hiên ngan, lãng mạng, lá bàn, vụn về, bàng gỗ, bàng đạp, c. Lỗi viết sai nguyên âm đơn Lỗi này do học sinh thường mắc do không phân biệt được nguyên âm hoặc lẫn lộn giữa các nguyên âm với nhau, các nguyên âm thường lẫn lộn là: -Ă/â: câm phẫn, thiết lặp, tối tâm, xăm lược, hâm hở, căm lặng, . -O/ô: Bốc lột, óc nuôi, cột móc, ông bướm, tốc tai, lừa lộc, . -Ơ/ô: Hồi hợp, đớp chát, bộp tai, hớp hác, cớp xe, hợp đèn, d. Lỗi viết lẫn lộn giữa nguyên âm đơn nguyên âm đôi Thường gặp ở các nguyên âm sau: -i/ê: Lin bang, lin hoan, điu đứng, điểu cáng, chiệu đựng, hiêu quạnh, -u/uô: tuổi thẹn, nút lời, đen đuổi, đứt đui, xui tay, -ư/ươ: Tức tửi, rác rửi, sửi ấm, cừi chê, con hưu, gưởi thư, ghê gướm, e. Ngoài ra học sinh cũng thường viết sai giữa bán âm cuối: o/u và lẫn lộn gia i/y 7