Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một giữ vở sạch rèn chữ đẹp

doc 19 trang sangkien 8080
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một giữ vở sạch rèn chữ đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_mot_giu_vo_sach_ren.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp Một giữ vở sạch rèn chữ đẹp

  1. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN-KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP MỘT “GIỮ VỞ SẠCH RÈN CHỮ ĐẸP” A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Chúng ta đang ở trong một thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thời đại thông tin bùng nổ, mọi người thường ngồi với chiếc máy vi tính của mình để soạn thảo một văn bản thay vì cầm bút viết trên giấy. Việc rèn chữ viết của mọi người bị chìm vào quên lãng. Ở trong trường tiểu học cũng vậy, trong những năm học gần đây, học sinh viết chữ xấu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút chấm mực như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của khá nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó. Lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó; đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh lớp 1. Trẻ em đến trường là để được học đọc, học viết. Nếu phân môn tập đọc – học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo. Trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giúp học sinh lớp Một giữ vở sạch rèn chữ đẹp” để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp. 2. Mục đích nghiên cứu: Người thực hiện: Tạ Thị Bích Liên Trang 1
  2. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học Nghiên cứu đề tài “Giúp học sinh lớp Một giữ vở sạch rèn chữ đẹp” là để tìm ra những giải pháp hữu hiệu giúp học sinh giữ vở sạch, rèn chữ đẹp; qua đó góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu . Tìm hiểu thực trạng của học sinh . Những phương pháp đã thực hiện . Những chuyển biến sau khi áp dụng 4. Đối tượng nghiên cứu: - Thực hiện nội dung giữ Vở sạch rèn chữ đẹp ở lớp Một. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Lớp 1C ở Trường tiểu học Minh Diệu A 6 . Phương pháp nghiên cứu. Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu chuẩn như: - Chuẩn kiến thức kĩ năng Tiếng việt 1 - Phương pháp dạy các môn học ở lớp 1 - Mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt 1-sách giáo viên. - Tiếng Việt 1- sách giáo khoa. - Một số tài liệu khác. Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: -Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu ,sách giáo khoa và thực tiễn dạy học của lớp 1C- khối I- Trường Tiểu Minh Diệu A - Đánh giá quá trình dạy Tập viết từ những năm trước và những năm gần đây . - Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh . - Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu. - Vận dụng các phương pháp dạy tập viết trong phân môn Tập viết và hướng dẫn tập viết trong phân môn Học vần lớp 1. Người thực hiện: Tạ Thị Bích Liên Trang 2
  3. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học - Đổi mới phương pháp dạy học tích cực. 7. Giả thuyết khoa học - Sau khi thực hiện đề tài tỉ lệ học sinh đạt vở sạch chữ đẹp tăng lên từ 10% trở lên thì kết quả đề tài mang tính khả thi và có kết quả tốt. - Sau khi thực hiện đề tài tỉ lệ học sinh đạt vở sạch chữ đẹp tăng lên dưới 5% thì kết quả đề tài không khả thi và kết quả thấp. 8. Cấu trúc của đề tài B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài 1. Cơ sở lý luận: Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần nắm vững: 1.1. Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1: + Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số. + Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ. Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc quá 5 lỗi chính tả). - Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập viết. Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng. Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh rèn luyện cách viết các chữ vừa học. - Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu luyện viết ở nhà. Người thực hiện: Tạ Thị Bích Liên Trang 3
  4. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học 1.2. Chương trình và vở tập viết hiện hành: Vở tập viết của Bộ giáo dục phát hành giúp học sinh không ngừng nâng cao về chất lượng chữ viết mà còn phối hợp với các môn học khác nhằm phát huy vai trò của phân môn tập viết. Chương trình tập viết lớp một gồm có: Học kỳ I: Sau mỗi bài học vần học sinh được luyện viết những chữ các em vừa học và mỗi tuần có thêm 1 tiết tập viết. Học kỳ II: Mỗi tuần có 1 tiết tập viết, mỗi tiết 35 phút và học sinh được làm quen với chữ viết hoa. 2. Cơ sở tâm lý: Tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức. Nếu trẻ được viết trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì dễ có kết quả tốt. Ngược lại, nếu trẻ buồn phiền thì chữ viết cũng bị ảnh hưởng. 2.1. Lý thuyết hoạt động: Để viết được chữ thì học sinh phải hoạt động (phải tiêu hao năng lượng của thần kinh và bắp thịt). Hoạt động viết của học sinh được thực hiện qua thao tác sau: - Làm quen với đối tượng: Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri giác bằng mắt, tai và tay sẽ làm theo. - Nói điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường nét của chữ cái để nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình dáng chữ đó. - Nói thầm kiến thức mới thu nhập được để tái hiện hình ảnh đó trong óc trước khi viết. - Làm thử: Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng, trên giấy bằng các dụng cụ như bút bảng, phấn, bút mực. - Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau. 2.2. Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết: Người thực hiện: Tạ Thị Bích Liên Trang 4
  5. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học - Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay của trẻ đang độ phát triển nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, chóng mệt mỏi. - Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự nhiên là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển. - Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút. - Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết không đúng và nhanh được. 2.3. Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết: - Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, nếu chữ viết được trình bày với kích thước quá nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn cho rõ chữ, từ đó dẫn đến cận thị. - Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại nhiều hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu. 3. Cấu tạo chữ viết: 3.1. Xác định tọa độ và chiều hướng chữ: Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng kẻ trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang (1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại được in nhạt hơn). Ta ký hiệu đường kẻ trên là số 1 các đường khác là 2, 3, 4 kể từ dưới lên trên. Ví dụ: Đường kẻ ngang Người thực hiện: Tạ Thị Bích Liên Trang 5
  6. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học Đường kẻ dọc Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ. Xác định tọa độ cấu tạo các chữ viết hoa đều phải căn cứ vào các ô vuông của khung chữ mẫu để phân tích cách viết. Ngoài việc thống nhất các khái niệm về đường kẻ, ô vuông như trên, để việc tổ chức dạy tập viết có hiệu quả hơn, cần chú ý thêm một số thuật ngữ có liên quan: 3.1.1.- Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. Ví dụ: điểm đặt bút (1) nằm trên đường điểm đặt bút (1) không nằm kẻ ngang trên đường kẻ ngang n c 3.1.2- Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. Ví dụ: điểm dừng bút (2) trùng với điểm điểm dừng bút (2) nằm trên đặt bút đường kẻ ngang o m 3.1.3- Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang. 3.1.4- Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau. Người thực hiện: Tạ Thị Bích Liên Trang 6
  7. Tiểu luận nghiệp vụ sư phạm Ngành Giáo dục Tiểu học Ví dụ: - a nối với m -> am - x nối với inh -> xinh am xinh => Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút 3.1.5- Kỹ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút. Ví dụ: b nối với a -> ba ba => Từ b -> a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ a. 3.1.6- Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ ( l ) sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu ( ) ph Người thực hiện: Tạ Thị Bích Liên Trang 7