Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm cần làm gì để hình thành nhân cách cho học sinh

doc 10 trang sangkien 6000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm cần làm gì để hình thành nhân cách cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_can_lam_gi_de_hinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm cần làm gì để hình thành nhân cách cho học sinh

  1. Vũ Mạnh Cường- THCS Văn Lung PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU I/ Lý do chọn sáng kiến: Nhà trường xã hội chủ nghĩa là một môi trường đào tạo những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” - có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên- Trong đó phải kể đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn, bên cạnh đó còn được trang bị những kiến thức về công tác chủ nhiệm nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Đây là công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ . Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến. Có ý kiến cho rằng : “Con cái là hình ảnh của cha mẹ”. Trong hệ thống giáo dục , hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, tình cảm học sinh trong lớp, hình ảnh người thầy luôn đẹp hơn lên trong mắt học trò. Với học sinh , giáo viên chủ nhiệm đôi khi là người cha, người mẹ thứ hai của các em, dìu dắt các em trên con đường tiếp thu tri thức và hình thành nhân cách. Bởi vậy, người giáo viên chủ nhiệm luôn phải biết tự hoàn thiện mình , là tấm gương sáng để các em noi theo. Thời gian để giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc với học trò của mình tương đối nhiều vì ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm còn được tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, những buổi lao động, những đêm lửa trại, những lúc ở nhà, Những lúc như thế làm cho tình cảm thầy trò càng gắn bó, gần gũi nhau hơn. Học sinh có nhiều cơ hội để bày tỏ tâm tư tình cảm với thầy cô và thầy cô chủ nhiệm cũng hiểu học sinh hơn.Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất. Thông thường, Giáo viên chủ nhiệm sẽ được nhà trường phân công dạy chính môn tại lớp đó. Trên thực tế bất kỳ giáo viên nào cũng muốn lớp mình được phân công chủ nhiệm là một lớp học giỏi, ngoan, có nhiều học sinh năng nổ trong học tập cũng như trong sinh hoạt đạt nhiều thành tích trong các hoạt động do trường hoặc các tổ chức đoàn thể phát động, tổ chức. Công tác chủ nhiệm lớp nhìn từ mọi góc độ đều thấy : Đây là công tác không ít khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm và tiêu tốn nhiều thời gian.Bởi lẽ, mỗi tập thể lớp đều có đặc thù riêng. Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là lười học, còn vi phạm về đạo đức. Tuy nhiên , trong lớp vẫn có nhiều học sinh ngoan, biết xây dựng tập thể lớp đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra. 1
  2. Vũ Mạnh Cường- THCS Văn Lung Muốn hoàn thành trọng trách này,giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm sáng tạo, linh hoạt để giúp hình thành nhân cách cho học sinh. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ: Việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là để khẳng định mình về năng lực, trình độ và nhất là lương tâm nghề nghiệp! Giáo viên chủ nhiệm cần nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò cực kì quan trọng quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh. Công tác chủ nhiệm thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Vì vậy, để góp phần cùng với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh tốt hơn nữa, công tác chủ nhiệm ở trường THCS, tôi xin mạnh dạn trình bày một số suy nghĩ được rút ra từ thực tế làm công tác chủ nhiệm của mình qua sáng kiến kinh nghiệm: “Giáo viên chủ nhiệm cần làm gì để hình thành nhân cách cho học sinh” II/ Mục đích nghiên cứu: Nhằm hình thành nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. III/ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8A2 – trường THCS Lý Tự Trọng. IV/ Giới hạn , phạm vi nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm được xây dựng trong phạm vi: Một số biện pháp góp phần hình thành nhân cách cho học sinh trong phạm vi lớp 8A2 mà tôi đã và đang làm công tác chủ nhiệm. VI/ Nhiệm vụ của đề tài: Nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, quy cũ, phát huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học sinh. VI/ Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra , khảo sát. - Phương pháp phân tích , tổng hợp. - Phương pháp hướng dẫn , tổ chức. - Phướng pháp đánh giá. 2
  3. Vũ Mạnh Cường- THCS Văn Lung VII/ Thời gian nghiên cứu. Năm học 2009- 2010: khảo sát , tìm hiểu thực tế . Tháng 8/ 2010 -> 3/2011: Đăng kí, viết đề cương, áp dụng sáng kiến. Tháng 4/ 2011: Hoàn thành sáng kiến. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Như chúng ta đã biết:Học sinh THCS là lứa tuổi có đặc điểm tâm sinh lý hết sức phức tạp. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ em sang người lớn. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh,không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ( GVCN) . Nếu GVCN là người xác định đúng vị trí, nhiệm vụ của mình ,biết tổ chức giáo dục cho học sinh thì người GVCN thực sự là người có ảnh hưởng lớn nhất với học sinh. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức rèn luyện năng lực để trở thành công dân tốt mai sau. Người giáo viên chủ nhiệm phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội , phải rèn luyện và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm chủ nhiệm lớp. Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm là một niềm vui lớn. Song để đạt được điều đó không phải là một điều dễ dàng. Con đường dẫn đến thành công có nhiều ngả. Điều kiện hỗ trợ cho ta cũng rất nhiều: Có thể do giáo viên chủ nhiệm đầy nhiệt tình, bỏ ra công sức quan tâm sâu sát tới những hoạt động của lớp, cũng có thể do lớp gồm toàn những học sinh ngoan, đã được chọn lọc, có ý thức học tập và rèn luyện tốt v.v việc kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục có tác dụng tích cực trong việc xây nhân cách cho học sinh – Đặc biệt là học sinh THCS. CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN I/ Sơ lược lịch sử của sáng kiến Lớp 8A2 là một trong 11 lớp của trường THCS Lý Tự Trọng – Huyện Trạm Tấu . Với tổng số 33 học sinh, các em phần lớn là ngoan ngoãn , nghe lời thầy cô, có ý thức học tập tích cực. Trong những năm trước lớp luôn dẫn đầu toàn trường về thành tích học tập cũng như rèn luyện. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế địa phương nói chung và gia đình nói riêng, hầu hết các em còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập. Nếu ví tập thể lớp là một cơ thể sống thì giáo viên chủ nhiệm giống như linh hồn của cả lớp, là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của lớp, mọi hành vi của học sinh. Chính vì những trách nhiệm nặng nề này mà nếu giáo 3
  4. Vũ Mạnh Cường- THCS Văn Lung viên không thực hiện tốt thì chẳng những ảnh hưởng đến kết quả công tác chủ nhiệm mà còn ảnh hưởng đến cả công tác giảng dạy. II/ Thực trạng của sáng kiến. Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, tôi thấy rằng đó là vinh dự và cũng là trách nhiệm lớn lao của mình. Do đó tôi luôn coi lớp chủ nhiệm là như gia đình và học sinh là người thân của mình .Xuất phát từ nhận thức trên, tôi luôn giành hết tâm trí, tình cảm của mình vào công việc quan trọng này. Để làm tốt công tác chủ nhiệm, theo tôi ,trước tiên người GVCN cần phải nắm bắt được điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường. Nghĩa là cần phải tìm hiểu những điều kiện địa lý nơi nhà trường đóng, tâm lý của nhân dân địa phương và nắm được mục đích giáo dục của trường đặt ra. Phải tìm hiểu thực tế lớp chủ nhiệm - Có cái nhìn toàn diện về lớp mình: cần giúp đỡ em nào có hoàn cảnh khó khăn, cần nhiều sự quan tâm hơn tới những học sinh cá biệt, đề ra được kế hoạch tiến hành. Hiện nay, xã hội đang xuất hiện và nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội đang len lỏi vào học đường. Những tệ nạn đó ảnh hưởng lớn đến nền tảng đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc. Trong khi đó học sinh của chúng ta là đối tượng rất dễ bắt chước, rất dễ bị lôi cuốn vào những trò mới lạ đặc biệt là những học sinh cá biệt. Đứng trước thực tế đó, nhiệm vụ của một người giáo viên chủ nhiệm lại càng nặng nề hơn bao giờ hết. Làm sao giúp các em hình thành nhân cách? thu hút được các em gắn bó được với trường với lớp, gắn bó với bạn bè cùng nhau vui chơi học tập, rèn luyện để tránh xa cái ác, cái xấu đang ở rất gần các em ? Hơn lúc nào hết, các em rất cần sự quan tâm giúp đỡ kịp thời để các em là những học sinh mang trong mình tâm hồn trong sáng , hồn nhiên , vô tư của tuổi học trò. Học sinh lớp 8A2 hầu hết ở độ tuổi mới lớn, có tâm lý phức tạp, trong khi đó nhiệm vụ của các em là phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những người dân có ích. Chính vì thế, nhiều khi các em có thái độ phản kháng, không cộng tác. Nhưng với tình cảm chân thực, thương yêu, giúp đỡ của người GVCN chắc chắn các em sẽ là người có đủ tài, trí làm chủ cuộc sống , làm chủ cuộc đời mình III/ Khảo sát chất lượng. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh lớp 8A2 – Năm học 2009- 2010. Kết quả xếp loại hạnh kiểm Lớp TSHS Tốt Khá TB Yếu 33 ? ? ? ? 8A2 4
  5. Vũ Mạnh Cường- THCS Văn Lung Nhìn chung: Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh chưa cao; chưa đáp ứng được mục tiêu của lớp đề ra. Chương III/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Một số giải pháp giúp hình thành nhân cách cho học sinh. 1. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải là niềm tin, chỗ dựa tinh thần cho học sinh vì học sinh THCS hầu hết ở độ tuổi mới lớn là lứa tuổi ô mai, mưa nắng thất thường, rất dễ tự ái, có lòng tự trọng cao. Chỉ cần một sơ suất nhỏ của giáo viên sẽ để lại ấn tượng không tốt cho học sinh, đặc biệt là các em học sinh cá biệt. Chúng sẽ biến đó thành trò đùa và không tin vào lời giáo viên nói. Muốn vậy, người giáo viên phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn để xứng đáng làm một người thầy được học sinh kính trọng và tin yêu. Giáo viên phải công bằng, xử lý phạt nghiêm minh, khen thưởng kịp thời, nói là làm, làm là phải lựa, biết kết hợp cương - nhu trong mọi tình huống. Bởi không phải lúc nào tình huống đó xảy ra với một em học sinh duy nhất. Không thể có thái độ chỉ quan tâm đến học sinh khá giỏi mà trù dập, coi thường học sinh cá biệt, mà phải động viên khuyến khích các em hoà đồng với bạn bè, lễ độ với thầy cô, tích cực tham gia hoạt động tập thể. Đối với học sinh cá biệt giáo viên phải bằng tấm lòng nhân ái, bao dung, không vụ lợi, đến với học sinh bằng chính tình yêu nghề và lương tâm của người thầy.Để thực hiện được những yêu cầu này –GVCN phải nắm bắt điều kiện, hoàn cảnh học sinh về kinh tế, về đời sống tình cảm. Giáo dục thông qua các đặc điểm tâm lý của học sinh: kích thích, gây hứng thú học tập cho học sinh. Kết hợp giữa gia đình và nhà trường bằng các biện pháp: Gặp gỡ gia đình; Gặp gỡ những người có uy tín đối với học sinh; Kết hợp với đoàn trường tổ chức các hoạt động thu hút học sinh . 2. Tiếp xúc với học sinh của lớp chủ nhiệm: Là giáo viên chủ nhiệm tôi tiếp xúc thường xuyên với học sinh của mình để tìm hiểu các em biết gì? cần gì? các em là người như thế nào? Có tiếp xúc với các em như vậy mới kéo ngắn được khoảng cách giữa thầy và trò, tạo sự thân thiện giúp các em rèn luyện kĩ năng sống, không còn e ngại, rụt rè, tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc cuả lớp, những thiếu sót của bản thân Ví dụ : trong lớp 85A2 có 1 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố mất sớm , mọi công việc trong gia đình đều trông chờ vào bàn tay yếu đuối của mẹ. Kinh tế gia đình giảm sút, em trở thành lao động chính trong gia đình vì vậy em luôn mặc 5