Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt

doc 3 trang sangkien 27/08/2022 11100
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh cá biệt

  1. 1. Giáo dục học sinh cá biệt Giáo dục học sinh cá biệt Tiếp cận xu thế giáo dục thế kỷ XXI là nhiệm vụ cấp bách to lớn của nền giáo dục của mọi quốc gia. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Vì vậy, việc giáo dục học sinh cá biệt học yếu, chưa ngoan là một điều tất yếu. Nhiều năm trong ngành giáo dục và cụ thể là trực tiếp đứng trên bục giảng, tôi tự rút ra cho mình một số kinh nghiệm từ những trải nghiệm trong quá trình thực hiện thiên chức của mình: dạy học, tôi đã có điều kiện lẫn cơ hội giáo dục nhiều đối tượng khác nhau. Có em rất ngoan lại cũng có em chưa được ngoan. Thậm chí, có em được xếp vào diện “học sinh cá biệt”. Tôi đã có một vài sáng kiến và cũng đã ứng dụng, xoay quanh nội dung “làm sao phải rèn luyện ở học sinh tiểu học là những người học sinh chuẩn từ học sinh chưa ngoan trở thành học sinh ngoan; từ học sinh lười học trở thành học sinh có ý thức trong học tập” để làm nền tảng cho học sinh khi học lên THCS. Với tôi, đây là một công việc hết sức công phu, đòi hỏi sự nhẫn nại và luôn cần yếu tố thời gian. Bằng những gì đã làm được cùng với kết quả của nó, tôi mạo muội trình bày vài suy nghĩ và những biện pháp nhằm giảm hiện tượng học sinh hư, lưu ban hay bỏ học. “Học sinh cá biệt”: do đâu? Thực trạng những mặt xấu của xã hội; sự thiếu quan tâm của gia đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn. Hay nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém. Tình huống này, vai trò người thầy rất quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục các em chưa ngoan trở thành học sinh ngoan. Tác động của thầy cộng hưởng với năng lực tự học, tự rèn luyện của trò tạo ra chất lượng hiệu quả cao. Ở tiểu học, điều đáng lo ngại cho giáo viên là tỉ lệ học sinh chưa tốt về mặt đạo đức tương đối cao, tỉ lệ này không giảm mà tăng hàng năm. Theo tôi, có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là ý thức và suy nghĩ của các em còn non nớt. Tôi cho rằng, các em làm việc gì đó nếu có sai trái xuất phát có thể do bản năng hoặc bệnh a dua hay bệnh lấy le nên khi làm không lường được hậu quả việc làm sai trái của mình. Thậm chí các em còn nghĩ làm như vậy là không sai! Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học. Những em này phát sinh tính xấu là nói dối thường xuyên nhằm tìm cách che đậy hoặc chối tội. Chính từ hiện tượng đó đã cho tôi những suy nghĩ và phải tìm biện pháp giúp các em lấy lại kiến thức căn bản, tinh thần học tập và ngoan ngoãn hơn. Những việc đã làm Tạo nhiều sân chơi cho học sinh cũng là một hình thức giáo dục Đầu tiên, tôi tìm hiểu nguyên nhân, trong cái chung có những cái riêng của từng đối tượng, hoàn cảnh gia đình, năng lực bản thân, ảnh hưởng bạn bè trên cơ sở coi trọng giáo dục hơn trừng phạt. Tùy theo mặt học lực hay hạnh kiểm mà định hướng cách rèn luyện nhưng từ một mục đích chung là hướng các em vào lối sống tập thể, biết hòa mình và thấy được tình yêu thương của tập thể lớp, đó là cốt lõi đầu tiên để đánh vào tư tưởng suy nghĩ ban đầu của học sinh. Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.
  2. Đối với một học sinh không thuộc bài, không làm bài do lười học đưa đến điểm học tập kém, tôi tổ chức đôi bạn học tốt, nhóm học tốt. Thông thường thì cách này đã có từ lâu, thực hiện ở các lớp nhưng đặc biệt hơn thay vì cho học sinh giỏi kèm và kiểm tra học sinh yếu thì tôi phân nhóm. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, giao trách nhiệm cho chính em học sinh đó làm nhóm trưởng tạm thời. Vai trò này để em cảm thấy có được lòng tin ở người thầy và bản thân phải có trách nhiệm và gương mẫu. Các em kiểm tra lẫn nhau và em đó có nhiệm vụ ghi lại phần nhận xét kiểm tra các bạn trong nhóm. Căn cứ vào kết quả, tôi tuyên dương kịp thời nếu em đó có cố gắng dù nhỏ, tạo cho em có hứng thú trong học tập. Đối với một học sinh có cố gắng nhưng mất căn bản về kiến thức cũng đưa đến điểm học tập yếu, tôi cho học sinh giỏi kèm, hướng dẫn, vạch ra thời gian biểu để học tập theo đôi bạn. Trường hợp có học sinh biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, làm mất trật tự trong giờ học, đánh nhau, tôi thường khuyên dạy bằng những câu chuyện thực tế ở đời giúp các em thấy được những hành vi xấu, không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ở tương lai. Đối với học sinh ngỗ nghịch khó dạy, tôi đưa ra một tình huống thực tế điển hình phù hợp với khả năng học sinh nhằm giáo dục tư tưởng lối sống, buộc học sinh đó phải giải quyết vấn đề, biến sự suy nghĩ đó thành hành động cụ thể gắn liền với tình thương yêu gần gũi với lớp học. Việc hạ hạnh kiểm học sinh đối với tôi chỉ là thứ yếu, cốt lõi là phải làm được việc giáo dục học sinh biết nhận thức để khi bước vào môi trường THCS, các em cảm thấy mình tự tin hơn. Năm học 2005-2006, trường hợp một học sinh có hoàn cảnh gia đình đáng thương, cha mẹ ly dị nhau, tình cảm của em đó bị tổn thương ảnh hưởng đến chất lượng học tập hậu quả là em học yếu các môn, dẫn đến tình trạng chán học, trốn học. Tôi liên hệ và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tôi thường dành nhiều thời gian để gần gũi với em như một người mẹ, giúp em thấy được ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm thầy cô và bạn bè ở trường, tạo cho em thấy được khi đến trường là một niềm vui. Kết Suy nghĩ và hành động giáo dục rèn luyện học sinh học yếu của tôi là giúp các em có ý thức tự học, biết cố gắng vươn lên. Trường hợp này hay ở trường hợp khác, điều mà tôi đặt lên trên hết là phải hướng các em gần gũi nhiều hơn với tập thể lớp, với tình thương của người thầy. Ngoài học tập nội khóa, tôi còn động viên các em tham gia các chương trình vui chơi ngoại khóa của nhà trường, tham gia với nhóm học tốt, giao lưu nhiều mặt tình cảm để các em có niềm tin hơn. Cái chính đứng vững trong cuộc sống đó là ý chí, bản lĩnh của bản thân mình. Học sinh “cá biệt”. Chúng ta biết rằng những học sinh được gọi là “cá biệt” thường có hoàn cảnh đặc biệt. Môi trường sống bất ổn đã làm lòng tự trọng của các em có vấn đề. Khi vào trường, những lời khuyên và nhắc nhở của thầy cô chỉ như “thuốc bổ” mà không có tác dụng “điều trị”. Các em cần có “kháng sinh” loại mạnh, thậm chí có khi phải theo kiểu “dĩ độc trị độc”. Để hiểu học sinh “cá biệt”, trước hết phải biết chấp nhận các em vô điều kiện. Luôn đứng về phía các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về những đề tài các em thích. Thỉnh thoảng, sử dụng “thuật ngữ” của các em. Đó là cách mang các em đến gần mình hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận thức Kiên trì tạo niềm tin.
  3. Năm học 2008-2009, tôi được phân công dạy lớp 12A13 - một tập thể nổi tiếng có nhiều học sinh “cá biệt”. Một số giáo viên từng dạy lớp này năm trước tâm sự rằng: giáo viên chủ nhiệm đã khóc, cô giáo bộ môn cũng rơi nước mắt, thầy giáo trẻ dạy vật lý không được chấp nhận và đề nghị đổi cô tổ trưởng bộ môn - một giáo viên có thâm niên đã dạy các em năm lớp 10 Nghe qua tôi thật sự lo lắng và rất tò mò. Những ngày đầu đứng lớp, tôi luôn ở thế “phòng thủ”. Tôi ra kế hoạch cho mình sau một tháng phải ổn định. Nằm cạnh trường tôi là Trường tiểu học Phú Lâm. Những trò đùa giỡn, giành nhau đọc bài, lấy dụng cụ học tập của nhau, cãi nhau, méc cô ở đó được coi là những hoạt động vui nhộn dễ thương thường ngày. Ở lớp tôi dạy cũng giống thế, chỉ khác là học sinh rất to con. Gần 50 em mà hơn 2/3 là nam sinh. Mỗi lần các em chen nhau lên bảng, chạy qua lấy đồ của bạn, nói leo, cười tôi cảm thấy ngộp thở. Tôi quyết định hòa vào lối sinh hoạt của lớp. Điều này thật sự là mất thời gian và mất sức. Thế nhưng, từ cảm giác cô đã không chối bỏ mình, không chê mình, luôn khen ngợi, động viên và tặng trái tim ghi điểm thưởng , các em dần phát hiện ra giá trị của bản thân, cảm thấy mình hữu ích và được việc Thế là tinh thần học tập được nhân lên, tạo ra sự tương tác và cộng hưởng. Sau kỳ thi tốt nghiệp, lớp nhận được nhiều điểm khá môn văn mặc dù chuyên ban A. Một buổi tối của tháng 6 năm ấy, khi kết quả tốt nghiệp được dán lên, dưới sân trường, những nụ cười của cô trò đan vào nhau mà ấm lại. Để điều hành được học sinh “cá biệt”, người thầy phải sắm đủ các vai. Khi thì nhà mô phạm nghiêm khắc, lúc lại là cái vai cho các em gục đầu vào. Khi thì nhà tâm lý, lúc lại là bác sĩ trị liệu, khi thì ông trọng tài, lúc khác lại là người cố vấn Cứ như thế, kiên trì cho đến khi các em tự nhận ra tại sao mình phải thay đổi. Biết chấp nhận và yêu thương. Frank McCourt, một thầy giáo người Mỹ (được phong tặng danh hiệu Nhà giáo của năm), trong hồi ức “Người thầy” đã kể: Trường hướng nghiệp nơi thầy dạy được xem là “bãi rác” cho những học sinh không đủ trình độ vào trường trung học bình thường. Ngày nhận lớp cũng là ngày thầy đứng quan sát chúng quậy phá, la ó đủ kiểu. Cao điểm là lấy bánh mì ném nhau và một học sinh lên tiếng: “Để xem tay thầy giáo mới này sẽ làm gì?”. Frank McCourt nói ông cố nghĩ về những kiến thức được học ở Trường ĐH Sư phạm New York để tìm cách đối phó. Tiếc là chỉ có những triết lý giáo dục, các mệnh lệnh đạo đức và luân lý, mà không có cách giải quyết tình huống “ném bánh mì”. Cuối cùng, ông quyết định ăn chiếc bánh. Ông viết: “Đó là hành xử đầu tiên của tôi trong lớp. Cái miệng đầy bánh của tôi thu hút sự chú ý của cả lớp. Chúng trố mắt nhìn tôi đầy nét thán phục Tôi nghĩ, tôi đã nắm được chúng trong tay ”.