Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán có lời văn

doc 18 trang sangkien 6220
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_toan_co_loi_van.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải toán có lời văn

  1. GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN I. LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết mục tiêu đào tạo của nhà trường và đặc biệt là bậc Tiểu học là hình thành những cơ sở ban đầu và trọng yếu của con người mới, phát triển toàn diện phù hợp với yêu cầu, điều kiện và hoàn cảnh của đất nước Việt Nam. Mục tiêu này xuất phát từ chính sách chung về giáo dục – đào tạo, được thể hiện trong văn kiện Đại hội Đảng: “Mục tiêu Giáo dục và Đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lưc, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu Chủ Nghĩa Xã Hội ” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ĐCSVN trang 81). “Nâng cao mặt bàng dân trí, bảo đảm những trí thức cần thiết để mọi người gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển đất nước. Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ” (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, ĐCSVN trang 199). Đồng thời thực hiện quy định hai không với 4 nội dung của Bộ Giáo dục và đào tạo đề ra giúp học sinh học tập tốt không có học sinh ngồi nhầm lớp. Môn toán là môn học với những đặc điểm: Mang tính trừu tượng cao, tính thực tiễn, phổ dụng, tính logic và tính thực nghiệm. Vì vậy môn toán chiếm một vị trí quan trọng trong nhà trường Tiểu học. Đặc biệt với xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học công nghệ, đòi hỏi người học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước – không chỉ học để đạt được những kiến thức cơ bản mà cần năng động sáng tạo tiếp nhận các kiến thức của nhân loại, phát huy tối đa năng lực cá nhân để vươn tới trí thức hiện đại với những tầm cao mới góp phần xây dựng đất nước đi lên sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới. 1
  2. Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn toán còn là môn học rất cần thiết để các em học các môn học khác. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh. Môn toán còn góp phần giáo dục lí trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó, tìm tòi, sáng tạo và nhiều kĩ năng cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho người lao động trong thời đại mới. Cơ sở lí luận Kết quả các nhà nghiên cứu tâm lí thì một học sinh bình thường về mặt tâm lí, không có bệnh tật đều có khả năng tiếp thu môn toán theo yêu cầu của chương trình toán học Tiểu học. Những học sinh từ trung bình trở xuống: các em có thể học đạt yêu cầu của chương trình nếu được hướng dẫn một cách thích hợp. Về ngôn ngữ học ở giai đoạn này mức độ hiểu ngôn ngữ của các em cũng đã cao hơn so với giai đoạn đầu của bậc học. Toán 5 có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học toán ở tiểu học.Qúa trình dạy học toán 5 luôn gắn với việc củng cố, ôn tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản về môn toán ở tiểu học.Toán 5 đem lại mức chất lượng giáo dục cơ bản về môn toán ở tầm cao hơn trước cho mọi đối tượng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện sự bình đẳng trong giáo dục tiểu học. Nội dung giải toán có lời văn là mảng kiến thức mang tính thực tiễn cao, áp dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Vì thế nội dung dạng toán này đã có từ xưa. Nhưng trong quá trình dạy đối với mỗi người nó luôn mới mẻ và luôn thúc đẩy người giáo viên suy nghĩ tìm tòi để rút ra phương pháp dạy phù hợp hơn với từng đối tượng kiến thức, học sinh, phù hợp với sự phát triển đòi 2
  3. hỏi của xã hội hiện tại và tương lai. Vấn đề mang tính thực tiễn nên luôn mới mẻ, hấp dẫn đối với người giáo viên có tâm huyết. Cơ sở thực tiễn Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy: Giải toán có lời văn là một bộ phận không nhỏ trong chương trình toán tiểu học và ngay từ những lớp đầu tiên của bậc Tiểu học, học sinh đã được làm quen với dạng toán này. Nhưng thực chất đây cũng là phần nội dung khó đối với học sinh và giáo viên trong việc giảng - dạy. Vì nó không đơn thuần chỉ là những phép tính nó đòi hỏi sư kết hợp với những môn học khác đặc biệt là tiếng Việt. Các bài toán có lời văn mà học sinh Tiểu học được tiếp xúc có nội dung là những vấn đề trong cuộc sống hết sức phong phú và có cấu trúc đa dạng từ những dạng khác nhau của cùng 1 phép tính (cộng, trừ, nhân, chia ) đến những dạng kết hợp của hai hay nhiều phép tính. Vì vậy giải bài toán có lời văn là dịp để học sinh vận dụng một cách tổng hợp và ngày càng cao các kĩ năng về toán Tiểu học với kiến thức cuộc sống trong đó bao gồm cả kiến thức về tiếng Việt. Với chương trình lớp 5 ( lớp cuối cấp tiểu học ) thì việc giải bài toán có lời văn quả là khó khăn với học sinh nói chung không chỉ riêng với học sinh yếu. Xét về thời gian từ trước đến nay trong lớp học không phải tất cả các em đều nắm được bài sau khi giáo viên giảng đồng thời biết áp dụng vào làm bài tập và thực tiễn cuộc sống. Từ những cơ sở đã nêu ở phần trên tôi cùng các đồng nhiệp chung trường và trường bạn đã rất quan tâm vấn đề này. Vì thế chúng tôi đã thông qua trong chương trình buổi hội thảo do phòng tổ chức. cùng nhau trao đổi và rút kinh nghiệm, các đồng nghiệp cũng thống nhất cao với các vấn đề đặt ra và cách giải quyết trong đề tài đã nêu. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 1. Thực trạng tình hình 3
  4. Trường Tiểu học Minh Thuận 5 là 1 trong 6 trường Tiểu học của xã Minh Thuận. Trường gồm 5 điểm ( có 4 điểm lẻ nằm cách xa nhau khoảng 2 hoặc 3 ki - lô - mét với: 11 phòng học. 01 phòng thiết bị - Thư viện 01 văn phòng. 01 Phòng hội đồng 01 phòng truyền thống đoàn đội Tất cả được xây dựng dưới dạng kiên cố. Diện tích không rộng nhưng cũng có sân đã được đổ bê tông để các em vui chơi sau những giờ học mệt nhọc. Số học sinh không nhiều với: 13 lớp Tiểu học 1 lớp mẫu giáo. Khối 5 có 2 lớp với tổng số học sinh là 33 em. Lớp của tôi là lớp 5A với số học sinh là 18 em trong đó nữ là 10; dân tộc 1; nữ dân tộc 1. Trường chúng tôi gồm 24 giáo viên trong đó BGH: 2 đồng chí, Tổng phụ trách Đội: 1 đồng chí, nhân viên: 3 đồng chí ( Kế toán – Văn thư: 1 đồng chí, Thiết bị - Thư viện: 1 đồng chí, Thủ quỷ - Y tế học đường: 1 đồng chí). Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 17 đồng chí. Trong đó chủ nhiệm lớp: 13 đồng chí, dạy chuyên Mĩ thuật: 1 đồng chí, dạy chuyên Ngoại ngữ: 1 đồng chí, dạy chuyên Thể dục: 1 đồng chí. Dạy âm nhạc: 1 đồng chí. Đảng viên: 4 đồng chí (Trong đó Nữ 1). Đoàn viên TNCSHCM: 9 đồng chí (Trong đó Nữ 4). Đoàn viên Công đoàn: 21 Nữ 7. Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm 14 đồng chí, Cao đẳng Sư phạm 2 đồng chí, Trung học Sư phạm 8 đồng chí ( trong đó 06 đồng chí đang tham gia học đại học nâng cao trình độ chuyên môn). 2. Những khó khăn. Những khó khăn do khách quan Trường Tiểu học Minh Thuận 5 nằm trong địa bàn thuộc chương trình 135 của chính phủ. Với khoảng 25% tổng sô dân là người dân tộc Khơme. Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Thậm chí còn có rất nhiều gia đình không có ruộng 4
  5. để làm mà sống bằng đồng tiền làm thuê.Vì vậy về thu nhập của người dân chưa cao dẫn đến đời sống kinh tế còn thấp. Việc mua sắm đồ dùng cho con em còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh và nhu cầu giảng dạy của giáo viên. Cụ thể là khi đi học các em còn thiếu sách vở, đồ dùng học tập. Từ đó cho thấy công tác chủ nhiệm cũng rất vất vả, mặc dù đã cố gắng động viên rất nhiều nhưng vẫn có những em không mua được sách giáo khoa để học và phải mượn của nhà trường. Đầu năm và học kì II có 6 em mượn sách nhà trường để học do nhà nghèo không có tiền mua. Mặt bằng dân trí có phần thấp, kém hơn so với một số xã trong địa bàn huyện. Nhận thức của phụ huynh còn hạn chế, còn nhiều phụ huynh chưa biết chữ. Sự quan tâm giáo dục của gia đình đối với các em chưa đúng mức, nhiều phụ huynh còn quan niệm việc giảng dạy và giáo dục học sinh là do nhà trường đảm nhiệm. Việc này đồng nghĩa với việc khoán trắng trọng trách cho giáo viên. Mặt khác cũng có gia đình quan tâm tới việc học của con em mình nhưng lại không nắm được nội dung giảng dạy cũng như phương pháp dạy dẫn tới hiệu quả không cao. Thậm chí có trường hợp dạy sai dẫn tới các em nhận thức lệch hướng của vấn đề. Chính những khó khăn này ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của các em. Bên cạnh đó ngoài giờ học các em còn phải tiếp giúp gia đình như: cắt lúa, phơi lúa mướn cùng cha mẹ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Vì thế khi tới mùa vụ tỉ lệ nghỉ học của các em tương đối cao. Điều này làm cho việc học của các em bị hụt kiến thức dẫn đến mất căn bản. Mặt khác tỷ lệ học sinh các em là người dân tộc khá đông chiếm gần ½ sĩ số lớp. Điều này nói lên vốn ngôn ngữ tiếng Việt của các em rất hạn chế. Vì thế khi đối mặt với bài toán có lời văn các em bị lúng túng trong việc phân tích đề bài dẫn tới định hướng sai. Khó khăn từ phía giáo viên: Khả năng vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy cho từng đơn vị kiến thức, từng đối tượng học sinh có phần còn hạn chế. 5
  6. Thời gian dành cho việc nghiên cứu tài liệu chưa nhiều. Chuẩn bị đồ dùng dạy học tuy không có tình trạng dạy chay nhưng do khả năng có hạn nên hiệu quả chưa cao đặc biệt là đối với các đồ dùng tự làm. Chưa có đủ sách, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo. Thiếu trang thiết bị dạy học. Những khó khăn chủ quan Bản thân tôi cho rằng đây là nguyên nhân, khó khăn cơ bản nhất mà chúng ta cần nghiên cứu kĩ để có hướng khắc phục tốt hơn. Ở mỗi học sinh yếu bộ môn toán nói chung và mảng toán có lời văn nói riêng, rất đa dạng. Có thể chia ra một số loại chúng ta thường gặp và tôi cũng thấy tồn tại trong học sinh của tôi: Do quên kiến thức cơ bản, kĩ năng tính toán yếu. Do chưa nắm được phương pháp học môn toán, năng lực tư duy bị hạn chế (loại trừ những học sinh bị bệnh lí bẩm sinh). Nhiều học sinh vẫn phát triển bình thường nhưng năng lực tư duy toán học kém phát triển. Do lười học. Do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác động như: Gia đình xảy ra sự cố đột ngột, hoàn cảnh éo le Vốn kiến thức cơ bản ở các lớp dưới còn yếu hoặc thiếu. Do hậu quả của việc thực hiện quy định 2 với không 4 nội dung của Bộ giáo dục và Đào tạo chưa nghiêm. Dẫn tới tình trạng mà chúng ta quen gọi là bị hổng kiến thức hoặc mất căn bản. Một phần do thói quen học vẹt, ghi nhớ máy móc không chủ định của học sinh, tiếp thu thụ động, chỉ tiếp nhận được cái đã có sẵn. Khả năng kết hợp giữa tri thức đã học với kiến thức vốn có trong cuộc sống chưa cao. Sự kết hợp các loại kiến thức của các môn học để vận dụng vào học toán chưa sâu. 6