Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Vật lý 6 phần “Cơ học”
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Vật lý 6 phần “Cơ học”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_yeu_kem_hoc_to.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Vật lý 6 phần “Cơ học”
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi ) 1. Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh yếu kém học tốt môn Vật lý 6 phần “Cơ học”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp dạy học môn Vật lý 6. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: a. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới: Ta đã biết ở giai đoạn 1 (lớp 6 và lớp 7) vì khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến thức toán học chưa nhiều nên sách giáo khoa chỉ đề cập đến những khái niệm, những hiện tượng vật lý quen thuộc thường gặp hàng ngày. Ở giai đoạn 2 (lớp 8 và lớp 9) khả năng tư duy của các em đã phát triển, đã có một số hiểu biết ban đầu về khái niệm cũng như hiện tượng vật lý hằng ngày. Do đó việc học tập môn vật lý ở lớp 6 đòi hỏi rất cao và quan trọng mà các em học sinh phải đạt được trong quá trình học. Đứng trước nhiệm vụ nặng nề đó những người làm nghề Sư phạm cần phải không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Dạy học không những giúp cho người học có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn phát triển năng lực tư duy, sáng tạo. b. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của giải pháp cũ: * Ưu điểm: Điều kiện cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ về các mặt: phòng học bộ môn, sách giáo khoa, sách giáo viên, đồ dùng dạy học. BGH có sự quan tâm giúp đỡ kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt công tác. Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết với nghề, có tinh thần cầu tiến ham học hỏi. GV ứng dụng thành thạo CNTT trong giảng dạy. Các em đã được tiếp cận các bài trong học kỳ I chương trình lý lớp 6 có logic. Đa số học sinh thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Có thái độ nghiêm túc, tích cực, tự giác trong học tập. * Hạn chế: Hiểu biết về cơ học của học sinh còn hạn chế nên tiếp thu bài chậm, lúng túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, công thức. Đa số các em chưa có định hướng chung về phương pháp học lý thuyết, vận dụng kiến thức của vật lý vào trong cuộc sống hàng ngày. Kiến thức toán còn hạn chế nên tính toán chưa được chính xác mặc dù đã thuộc lòng các công thức. 1
- - Bài 1, 2: Đo độ dài. Một số học sinh kiến thức bị rỗng ở Tiểu học nên giáo viên phải dạy lại kiến thức cũ. Cần cho học sinh phân biệt được thế nào là giới hạn đo và đọ chia nhỏ nhất, giáo viên lấy một số loại thức như thước kẻ, thước mét để học sinh phân biệt (Học sinh hoạt động cá nhân hay theo nhóm). Ở bài 1, 2 này cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng: "Biết ước lượng gần đúng một số đọ dài cần đo và đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đó". - Bài 3: Đo thể tích chất lỏng. Cho HS thấy được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng. Hướng dẫn học sinh biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp, bình chia độ (chai, bình, ca đã biết sẵn dung tích), giáo viên ôn lại cho học sinh về đơn vị đo thể tích. Yêu cầu học sinh học thuộc dãy sau. m3 dm3 cm3 mm3. và cách đổi đơn vị: 1m3 = 1.000 dm3 1 l = 1 dm3 1m3 = 1.000.000 cm3 1 ml = 1 cm3 (1cc) 1m3 = 1.000.000.000 mm3. GV hướng dẫn HS cách đo thể tích tính chính xác và đọc kết qủa khi đo. - Bài 5: Khối lượng, đo khối lượng. Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đo khối lượng, nắm được đơn vị khối lượng là Kilôgam: kg. Biết sử dụng cân Rôbéc van, nắm được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân Rôbét van. Giáo viên hướng dẫn lại cách đổi đơn vị đo khối lượng, yêu cầu học sinh học thuộc dãy sau: 1tấn = 10 tạ = 100 yến = 1.000 kg = 10.000 hg = 100.000 dag = 1.000.000 g 1 kg = 10 hg = 100 dag = 1.000 g v.v 1 1 mg = –––––– g ; 1 g = 1.000 mg 1.000 Lưu ý học sinh 1 héc tô gam còn gọi là 1 lạng. 1hg (1lạng) = 100g Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích được ý nghĩa của biển báo giao thông (5 t - trên thực tế biển báo giao thông ký hiệu là 5 T). - Bài 11: Khối lượng riêng - trọng lượng riêng. Giáo viên hướng dẫn để học sinh trả lời được câu hỏi: Khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một chất là gì?. Học sinh sử dụng được công thức: m = D. V và P = d. V để tính khối lượng và trọng lượng của một vật, giáo viên hướng dẫn học sinh cách sử dụng bảng số liệu để tra cứu khối lượng riêng và trọng lượng riêng của các chất, học sinh thực hành đo được trọng lượng riêng của chất làm quả cân, giáo viên có thể mở rộng kiến thức hỏi học sinh "Tại sao quả bưởi thả vào nước là nổi còn quả táo thả vào nước lại chìm ?", dùng kiến thức về trọng lượng riêng để giải thích, để gây hứng thú cho học sinh, học sinh sẽ yêu thích môn vật lý và tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên để dùng kiến thức vật lý đã học để giải 3