Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Toán 5 - Dạy học phép đo thời gian
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Toán 5 - Dạy học phép đo thời gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_toan_5_day.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học Toán 5 - Dạy học phép đo thời gian
- sáng kiến Đổi mới phương pháp dạy học Toán 5 - Dạy học phép đo thời gian Mục lục A. Phần thứ nhất: Mở đầu I. Lý do chọn sáng kiến . II. Mục đích nghiên cứu. III. Đối tượng nghiên cứu. IV. Phạm vi nghiên cứu. V. Nhiệm vụ nghiên cứu. VI. Phương pháp nghiên cứu. B. Phần thứ hai: Nội dung Chương I: Cơ sở lí luận của sáng kiến. Chương II. Thực trạng của sáng kiến . Chương III: Giải quyết vấn đề. I. Nêu mục tiêu của dạy học phép đo thời gian. II. Phương pháp dạy học phép đo thời gian. C. Phần thứ ba: Kết luận
- Phần thứ nhất: mở đầu I. Lý do chọn sáng kiến . Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có vị trí vô cùng quan trọng. Giáo dục Tiểu học đặt nền móng ban đầu cho quá trình phát triển sau này của con người, có nhiệm vụ “hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp và đi vào cuộc sống lao động”. Đặc biệt môn Toán ở Tiểu học có một vị trí rất quan trọng góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện; góp phần hình thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, rèn luyện trí thông minh. Với lối dạy học cũ, giáo viên thường chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu có sẵn trong Sách giáo khoa. Vì vậy thường làm một cách máy móc và ít quan tâm đến việc phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Học sinh học tập một cách thụ động, chủ yếu làm theo mẫu. Do đó, học sinh ít hứng thú học tập, nội dung các hoạt động học tập thường đơn điệu. Giáo viên là người duy nhất có quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. Học sinh ít được tự đánh giá kết quả học tập của mình và đánh giá lẫn nhau. Do đó, cần đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thế kỉ XXI. Chính vì những lí do trên mà tôi đã lựa chọn sáng kiến “ Đổi mới phương pháp dạy học Toán 5 –Dạy học phép đo thời gian.” II. Mục đích nghiên cứu - Trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy cho bản thân. - Giúp học sinh lớp 5 có phương pháp học tập mới, nắm vững chương trình môn Toán nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh. III. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thái Phương.
- IV. Phạm vi nghiên cứu - Môn Toán 5. V. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Tìm hướng đổi mới phương pháp dạy học phép đo thời gian. - Tìm hướng đổi mới phương pháp dạy học cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. VI. Phương pháp nghiên cứu. - Tìm hiểu cách làm bài của học sinh. - Tìm hiểu các tài liệu, phương pháp giảng dạy. Phần thứ hai: Nội dung Chương I: Cơ sở lý luận của sáng kiến . Trong công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng được với thực tiễn đời sống xã hội luôn luôn phát triển. Do đó, mục tiêu giáo dục trong nhà trường cần có sự thay đổi về nội dung và phương pháp dạy học. Chương II: Thực trạng của sáng kiến. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy cần phải đưa các phương pháp dạy học, trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học Toán phải thíêt thực, đồng bộ với việc đổi mới mục tiêu và nội dung giáo dục, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị. Đặc biệt với học sinh lớp 5, nhận thức của các em cao hơn học sinh các lớp dưới trong bậc tiểu học nên yêu cầu việc học cao hơn, đòi hỏi các em phải tự học, tự giải
- quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành. Do vậy đòi hỏi người giáo viên phải biết dạy theo phương pháp đổi mới. ChươngIII: Giải quyết vấn đề. I. Mục tiêu của dạy học phép đo thời gian. Hình thành cho học sinh những biểu tượng dùng về đại lượng thời gian, phân biệt được thời điểm và thời gian. - Học sinh nắm được các đơn vị đo thời gian: tuần lễ, ngày, tháng, năm, thế kỉ, giờ, phút, giây; nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian; biết đọc và viết các số đo, biết chuyển đổi các số đo theo các đơn vị thường dùng, biết so sánh các số đo và biết thực hiện các phép tính với các số đo thời gian. - Học sinh biết ứng dụng những hiểu biết về thời gian vào cuộc sống, vào giải toán và hiểu được phần nào về phép đo đại lượng nói chung qua phép đo thời gian. II.Phương pháp dạy học phép đo thời gian. - Dạy học thời gian và phép đo thời gian ở bậc Tiểu học gặp nhiều khó khăn hơn so với việc dạy học các đại lượng, khó mô tả bằng những mô hình trực quan. Việc nhận thức thời gian đối với học sinh nhỏ tuổi thường bị chi phối bởi tâm trạng chủ quan khi vui vẻ cảm thấy thời gian trôi nhanh, khi phải chờ đội cảm thấy thời gian kéo dài. Khi học phép đo thời gian, học sinh gặp các số đo được viết không theo hệ ghi số thập phân. - Thời gian và thời điểm là hai đại lượng được trình bày xen kẽ dễ dẫn đến nhận thức không đúng. Do những khó khăn trên, khi dạy đại lượng thời gian cần triệt để khai thác vốn sống của các em trên cơ sở đảm bảo tính đúng đắn của khái niệm. 1.Dạy học đo thời gian trước hết phải làm cho học sinh có được khái niệm về khoảng thời gian và phân biệt được với thời điểm: Thời gian và không gian đều vô tận. Thời điểm là khoảng thời gian cực ngắn, được hạn định một cách chính xác,
- coi như một điểm trên trục thời gian.Thời điểm chỉ đơn thuần là đại lượng vô hướng, gắn với khoảng thời gian, gắn không gian với thời điểm, kết hợp khai thác vốn sống của học sinh trên cơ sở từng bước nâng cao và chính xác hoá khi hình thành khái niệm thời gian cho học sinh. - Để hình thành cho học sinh khái niệm khoảng thời gian một tuần lễ, giáo viên cần kết hợp với các đồ dùng dạy học như quả địa cầu, mô hình mặt đồng hồ. Giáo viên cần phân biệt cho học sinh thấy các ngày trong một tuần lễ, thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật không phải là nói đến khoảng thời gian mà chỉ thứ tự sắp xếp tên gọi các ngày trong một tuần lễ, các ngày đó giống nhau về khoảng thời gian, nhưng khác nhau về thứ tự trong tuần. - Việc chính xác hoá khái niệm tuần lễ, ngày được thực hiện thông qua việc dạy các đơn vị đo như: giờ, phút, giây, tháng ở lớp sau. - Để học sinh thấy được những tính chất quan trọng nhất của thời gian là đại lượng đo được, cộng được, so sánh được. Giáo viên tổ chức nhiều hình thức hoạt động học tập cho học sinh như cho học sinh quan sát chuyển động nào đó của vật chất, đưa ra các sơ đồ, các biểu bảng biểu diễn thời gian, các bài toán gắn với thời gian. - Để học sinh hiểu thời điểm là đại lượng vô hướng so sánh được, nhưng không cộng được, giáo viên cho học sinh kể các mốc thời điểm trong một ngày, buổi sáng dạy lúc nào, đi học lúc nào, ăn cơm lúc nào, đi ngủ lúc nào, , hoặc cho học sinh xem lịch và đánh dấu những ngày lễ, ngày kỉ niệm trong một năm. 2. Dạy học các đơn vị đo thời gian trước hết phải làm cho học sinh nắm được các đơn vị đo thời gian thường gặp và cách sử dụng chúng, nắm được đặc điểm, mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian không chuyển đổi lẫn nhau theo hệ đếm cơ số 10, nắm được cách sử dụng đồng hồ và đồng thời tiếp tục củng cố khái niệm thời gian và thời điểm, khái niệm đại lượng và phép đo đại lượng. - Dạy học các đơn vị đo thời gian ở bậc Tiểu học được sắp xếp theo thứ tự: tuần lễ, ngày, năm, tháng, giờ, phút, giây, thế kỉ. Phương pháp chủ yếu dạy các đơn vị này là trực quan, kết hợp với quan sát và kéo theo khai thác vốn sống của học sinh.
- Ví dụ 1: Khi dạy đơn vị phút, giáo viên cho học sinh quan sát sự chuyển động của kim giây trên mặt chiếc đồng hồ để bàn. Học sinh vừa quan sát, vừa đếm nhịp nhàng từ 1 đến 60 theo hiệu lệnh của giáo viên hoặc theo sự chuyển dịch của kim giây đúng một vòng tròn. Gìơ được đưa ra trong quan hệ với phút, ngày được chính xác hoá trong quan hệ với giờ. - Việc dạy các đơn vị thời gian nói trên phải kết hợp với hướng dẫn học sinh sử dụng đồng hồ. Yêu cầu của việc xem đồng hồ được nâng cao dần. Đầu tiên là xem thời điểm, sau đó là nắm được các khoảng thời gian rồi nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị, đặc biệt quan hệ giữa 3đơn vị giờ, phút, giây và giữa chúng với các đơn vị thời gian khác. Khó khăn trong việc dạy mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian so với các đơn vị đo đại lượng khác thể hiện ở chỗ các đơn vị kế cận nhau không hơn kém nhau một số lần. Để khắc phục khó khăn, giáo viên lập bảng đơn vị đo thời gian và cho học sinh lập mối liên hệ giữa các đơn vị đo ngay trên bảng theo từng nhóm 1thế kỷ = 100 năm 1năm = 12 tháng 1năm thường = 365 ngày 1năm nhuận = 366 ngày 1tuần = 7 ngày 1ngày = 24 giờ 1giờ = 60 phút 1phút = 60 giây tháng một, ba, năm, bảy, tám, mười, mười hai có 31 ngày tháng tư, sáu, chín, mười có 30 ngày Tháng hai: năm thường có 28 ngày, năm nhuận có 29 ngày Đồng thời với việc lập bảng đơn vị đo thời gian, giáo viên nên đưa ra các bài tập để học sinh rèn luyện kỹ năng và củng cố kiến thức. Giáo viên cần lưu ý học sinh, khi so sánh các số đo thời gian, cần chuyển các số đo đó về cùng một cách biểu diễn theo cùng một, hai hay ba đơn vị thời gian.
- 1.Để dạy học các phép tính trên các số đo thời gian, trước hết giáo viên cần luyện tập cho học sinh thành theo 4 phép tính: Cộng, trừ, nhân, chia trên tập hợp số tự nhiên và nắm chắc quy tắc chuyển đổi các đơn vị đo thời gian theo từng nhóm. - Để dạy phép cộng và phép trừ, giáo viên tiến hành các bước: Trước hết viết các số đo tham gia phép tính theo từng nhóm đơn vị khác nhau và mỗi cột dọc phải cùng đơn vị; tiếp theo thực hiện phép cộng, trừ như số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị ở các nhóm, cuối cùng nêu kết quả mà có một nhóm nào đó vượt quá đơn vị của mình thì tiến hành chuyển đổi và kết luận. Ví dụ 2: 3 giờ 47 phút + 2 giờ 38 phút 5 giờ 85 phút Vì 85 phút = 1giờ 25 phút, nên 5 giờ 85 phút = 6giờ 25 phút. Vậy 3giờ 47 phút cộng với 2 giờ 38 phút bằng 6 giờ 25 phút. Ví dụ 3: 7 năm 3tháng 6 năm 15 tháng 4 năm 6 tháng 4 năm 6 tháng 2 năm 9 tháng - Để dạy nhân, chia một số đo thời gian cho một số, giáo viên cần tiến hành các bước: trước hết viết số đo thời gian tham gia phép tính theo từng nhóm đơn vị; tiếp theo nhân (hoặc chia) từng nhóm đơn vị ở số bị nhân (hoặc bị chia) với số nhân (số chia), cuối cùng trong kết quả nhận được có một nhóm nào đó vượt quá đơn vị của mình thì tiến hành chuyển đổi và kết luận. * Ví dụ 4: 2 giờ 40 phút x 5 10 giờ 200 phút Vì 200 phút = 3giờ 20 phút, nên 10 giờ 200 phút = 13 giờ 20 phút. Vậy 2 giờ 40 phút x 5 = 13 giờ 20 phút.