Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_ly_thuyet_van_mieu_ta_cho_hoc_sinh.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh Lớp 4
- Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Xuân Sơn - Trường Tiểu học Quang Húc Phần mở đầu I.Lý do chọn đề tài 1.1.Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay Hiện nay, nội dung chương trình sách giáo khoa được đổi mới. Chúng ta dạy theo bộ sách mới được thống nhất trong toàn quốc nên việc dạy cho học sinh tiếp thu kiến thức, kĩ năng mới là cần thiết để đáp ứng nhu cầu văn hoá xã hội hiện nay. Dạy văn là cần thiết để giúp trẻ sản sinh ra những văn bản có cảm xúc chân thực khi nói và viết. 1.2.Xuất phát từ khó khăn thực tế Thực tế cho thấy, nội dung, chương trình của sách mới khác nhiều so với chương trình cũ nên người giáo viên cần nắm bắt được phương pháp dạy bộ môn. Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng để giảng dạy có hiệu quả. Hơn nữa, chương trình, sách giáo khoa được biên soạn theo quan điểm giao tiếp nghĩa là học sinh đựơc luyện nói trong qúa trình giao tiếp. Muốn vậy dạy lý thuyết văn nói chung và lý thuyết văn miêu tả nói riêng như thế nào để giúp học sinh được luyện nói mà nắm được kiến thức cơ bản để viết văn đúng thể loại. Từ khái niệm về thể loại văn, học sinh vận dụng viết văn đúng dạng bài như (miêu tả con vật, miêu tả đồ vật .). Để học sinh nắm được lí thuyết văn miêu tả, người giáo viên cần sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học kết hợp hình thức tổ chức dạy học phù hợp để học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Muốn vậy người giáo viên cần có những biện pháp nhất định giúp giờ học đạt hiệu quả cao. Thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên tôi chỉ chọn đề tài trong phạm vi hẹp: "Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4" 1.3. Yêu cầu nâng cao chất lượng phân môn và nghiệp vụ bản thân 1
- Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Xuân Sơn - Trường Tiểu học Quang Húc Bên cạnh đó, mỗi giáo viên tiểu học cũng cần nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm có năng lực nhất định để đào tạo thế hệ trẻ thành con người phát triển toàn diện. Bản thân tôi mong muốn được trao đổi kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp giúp mình có nghiệp vụ sư phạm vững vàng hơn. 2.Đối tượng phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tượng Khảo sát học sinh lớp bốn cũ và học sinh lớp 4 mới. Trường tiểu học Quang Húc. 2.2 Phạm vi - Dạy lý thuyết văn miêu tả. - Vì thời gian, điều kiện không cho phép tôi chỉ lựa chọn đề tài: "Dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4" để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho học sinh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các cở sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy Tập làm văn lớp 4 nói chung, hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm lý thuyết văn miêu tả nói riêng. - Nghiên cứu quy trình, nội dung, phương pháp dạy tiết Tập làm văn hình thành khái niệm về lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4. - Tìm hiểu quan điểm biên soạn Tiếng Việt 4. - Vận dụng để thiết kế bài dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 2
- Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Xuân Sơn - Trường Tiểu học Quang Húc - Đề xuất các biện pháp giúp nâng chất lượng tiết dạy lý thuyết văn miêu tả cho học sinh lớp 4. 4.Phương pháp nghiên cứu lí luận 4.1 Phân tích các tài liệu dạy học - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Sách giáo viên Tiếng Việt 4 - Vở bài tập Tiếng Việt 4 4.2 Phương pháp điều tra thực tế Qua dự giờ, qua khảo sát thực tế . Qua nghiên cứu sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tôi thấy một số bài còn có những câu hỏi mang tính khái quát, khó đối với học sinh. 4.3. Phương pháp dạy thực nghiệm. Dạy tiết lý thuyết văn miêu tả. Phần nội dung Chương I: Nội dung dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 1.1. Mục tiêu của phân môn Tập làm văn lớp 4 1.1.a. Yêu cầu kiến thức : *Yêu cầu kiến thức đạt của học sinh lớp 4 ở phân môn Tập làm văn là: + Thể loại văn kể chuyện. - Học sinh phải hiểu thế nào là văn kể chuyện? - Hiểu được nhân vật trong truyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. - Bên cạnh đó học sinh phải hiểu cốt chuyện . 3
- Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Xuân Sơn - Trường Tiểu học Quang Húc - Biết xây dựng đoạn văn, biết mở bài và biết kết bài trong bài văn kể chuyện. Từ đó, học sinh biết viết và nói một bài văn kể chuyện hoàn chỉnh. + Thể loại văn miêu tả. - Học sinh phải hiểu thế nào là miêu tả? - Miêu tả đồ vật: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Miêu tả cây cối: Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả cây cối. - Miêu tả con vật : Biết cách quan sát, tìm ý, lập dàn ý bài văn miêu tả con vật. + Các loại văn bản khác: - Viết thư: Nắm được mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản, cách xưng hô và cách trình bày một bức thư. - Trao đổi ý kiến với người thân: Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trao đổi, lập được dàn ý của bài trao đổi và biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, cử chỉ thích hợp, lời lẽ thuyết phục để đạt được mục đích đề ra. - Giới thiệu hoạt động địa phương: Biết cách giới thiệu tập quán, trò chơi lễ hội, truyền thống của địa phương, quan sát và trình bày được những đổi mới của quê hương, có ý thức đối với việc xây dựng quê hương. - Tóm tắt tin tức và điền vào giấy tờ in sau (phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng, thư chuyển điện, điện chuyển tiền ): Biết cách nói tóm tắt tin tức, tự tìm tin, biết điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn. Qua đó học sinh biết ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. 1.1.b. Yêu cầu kỹ năng. * Học xong chương trình Tập làm văn lớp 4, học sinh phải có được các kỹ năng làm văn : + Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp: - Nhận diện loại văn bản. 4
- Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Xuân Sơn - Trường Tiểu học Quang Húc - Phân tích đề. + Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp: - Xác định dàn ý bài văn đã cho. - Tìm ý và xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. - Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn kể chuyện. - Quan sát đối tượng, tìm ý sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả. + Kỹ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp: - Xây dựng liên kết các đoạn văn bản thành bài văn. + Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp. - Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt . - Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. 1.2. Nội dung của phân môn Tập làm văn trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4. - Cấu trúc chương trình Tập làm văn lớp 4. - Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (2 tập) đã thiết kế chương trình Tập làm văn lớp 4 như sau : Số tiết dạy Loại văn miêu tả Kỳ I Kỳ II Cả năm - Kể chuỵện 19 19 - Miêu tả + Khái niệm 1 1 + Miêu tả đồ vật. 6 4 10 + Miêu tả cây cối. 11 11 + Miêu tả con vật. 8 8 - Các loại văn bản khác 5
- Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Xuân Sơn - Trường Tiểu học Quang Húc + Viết thư 3 3 + Trao đổi ý kiến. 2 2 + Giới thiệu hoạt động 1 1 + Tóm tắt tin tức 3 3 - Điền vào giấy tờ in sẵn 3 3 Tổng số 32 tiết 30 tiết 62 tiết * Lưu ý - Số tiết trong bảng được thực hiện trong 31 tuần học, không kể 4 tuần ôn tập giữa học kì 1 và cuối học kì. - Các loại văn bản khác được bố trí dạy xen kẽ với văn kể chuyện, văn miêu tả. 1.3 Quan điểm biên soạn sách giáo khoa 1.3.a Quan điểm dạy giao tiếp Để thực hiện mục tiêu "Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi", cũng như sách giáo khoa Tiếng Việt ở các lớp khác, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Có thể hiểu giao tiếp hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác giữa các thành viên trong xã hội. Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, nhưng phương tiện thông thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ. Hoạt động giao tiếp bao gồm các hành vi giải mã (nhận thông tin) và kí mã (phát thông tin); trong ngôn ngữ, mỗi hành vi đều có thể được thực hiện bằng hai hình thức là khẩu ngữ (nghe, nói) và bút ngữ (đọc, viết). Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, thông qua các phân môn tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả, Tập làm văn, Tiếng Việt 4 tạo ra 6
- Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Xuân Sơn - Trường Tiểu học Quang Húc những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, kĩ năng nói trên được dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. 1.3.b Quan điểm tích hợp Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Có thể thực hiện tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc. Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy. Hướng tích hợp này được sách Tiếng Việt 4 thực hiện thông qua hệ thống các chủ điểm học tập. Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và Câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn kuyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước. Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc). Cụ thể là: Kiến thức và kĩ năng của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới, nhưng cao hơn, sâu hơn kiến thức và kĩ năng của lớp dưới, bậc học dưới. Dĩ nhiên, trong tích hợp vẫn có điểm nhấn. Không nắm được điểm nhấn này, giáo viên dễ hiểu lệch yêu cầu tích hợp, dẫn tới chỗ sa đà. 7
- Sáng kiến kinh nghiệm - Nguyễn Xuân Sơn - Trường Tiểu học Quang Húc 1.3.c: Quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa lần này là đổi mới phương pháp dạy và học; chuyển từ phương pháp truyền thụ sang phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển. Thể theo phương pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, sách giáo khoa Tiếng Việt 4 không trình bày kiến thức như là những kết quả có sẵn mà xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động nhằm chiếm lĩnh kiến thức và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt; sách giáo khoa Tiếng Việt 4 hướng dẫn thầy, có cách thức cụ thể tổ chức các hoạt động này. 1.4 Các phương pháp dạy Tập Làm văn lớp 4 Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4, người giáo viên có nhiều cách thức, nhiều con đường và nhiều phương pháp đề hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Theo tôi những phương pháp thường dùng để dạy Tập làm văn lớp 4 là nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo học sinh. 1.4.a Phương pháp thực hành giao tiếp Khái niệm: Phương pháp thực hành giao tiếp là phương pháp dạy học bằng sắp xếp tài liệu ngôn ngữ sao cho vừa bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ trong hệ thống ngôn ngữ phản ánh được đặc điểm, chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Mục đích: Tận dụng vốn hiểu biết về ngôn ngữ nói của học sinh, để học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng học tập mới. Rèn cho học sinh tính tự tin chính kiến của mình. Yêu cầu học sinh: Khi sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp, giáo viên phải tạo điều kiện tối đa để học sinh được giao tiếp (giao tiếp giữa giáo 8