Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “tích hợp”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “tích hợp”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “tích hợp”
- phßng Gi¸o dôc thµnh phè h¹ long Trêng trung häc c¬ së träng ®iÓm oOo SKKN : d¹y häc theo chñ ®Ò tÝch hîp Năm học 2012 – 2013 Bïi ThÞ Thuý Nga
- SKKN : Dạy học theo chủ đề “tích hợp” Bùi Thị Thuý Nga-THCS Trọng Điểm Một trong những phương pháp dạy học theo quan điểm tích hợp thì sử dụng BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC TOÁN THCS là “Một giải pháp góp phần đổi mới cơ bản giáo dục”. Năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD). Đây một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não. BĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học sẽ gúp học sinh có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. BĐTD - giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Như vậy, dạy học bằng bản đồ tư duy có vai trò vô cùng quan trọng . Từ những cơ sở trên, khi chọn đề tài này người viết cũng không ngoài mục đích là muốn đúc rút những vấn đề lí luận cơ bản nhằm giúp cho việc nhận thức rõ hơn và cũng mạnh 2
- SKKN : Dạy học theo chủ đề “tích hợp” Bùi Thị Thuý Nga-THCS Trọng Điểm Dạy - học tích cực môn Toán ở trường THCS là dạy – học không chỉ đem đến cho học sinh kiến thức mà còn nhằm rèn luyện phương pháp tư duy logic và khoa học, có khả năng tự giải quyết vấn đề. Kiến thức phải được khắc sâu trong học sinh để làm tiền đề cho việc tiếp thu các kiến thức tiếp theo vì kiến thức toán học là một chuỗi kiến thức nối tiếp nhau, có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Trong dạy – học môn Toán, việc tổ chức tốt tiết dạy – học ôn tập từng chương, từng phần hay toàn chương trình môn học của một khối lớp là cực kỳ quan trọng. Tiết dạy – học ôn tập giúp học sinh hệ thống lại kiến thức của từng phần, từng chương từ đó vận dụng vào giải quyết các vấn đề toán học mới, phức hợp được đặt ra. Tiết dạy – học ôn tập là một mô hình thể hiện năng lực chuyên môn Toán học. Việc đổi mới phương pháp dạy - học, phương pháp đánh giá phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, giáo viên gặp không ít khó khăn khi lựa chọn phương pháp, tình huống thích hợp để giải quyết vấn đề. Với việc giảng dạy môn Toán nói chung và việc dạy một tiết ôn tập nói riêng thì việc lựa chọn phương pháp, tình huống để giải quyết vấn đề mà một tiết ôn tập yêu cầu không phải là điều đơn giản. Về thể chế pháp lý, phân phối chương trình Toán trung học cơ sở quy định thời lượng ôn tập tương đối hạn hẹp, thường là 1 tiết cho ôn tập chương và 2 tiết cho ôn tập học kỳ. - BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng. - Dùng BĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các từ liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD. Qua BĐTD đó HS sẽ nắm được kiến thức bài học một cách dễ dàng. Áp dụng các công thức đã học cho các em lồng ghép 4
- SKKN : Dạy học theo chủ đề “tích hợp” Bùi Thị Thuý Nga-THCS Trọng Điểm 4.3. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho HS nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, DHTH chú trọng tập dượt cho HS vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập. 4.4. Xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, HS có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp. Dạy học theo chủ đề “tích hợp” là một vấn đề mới mẻ đang được BGD quan tâm, trong khi vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm, giáo viên cũng cần tham khảo các môn học khác có liên quan đến bài dạy, mở mang kiến thức xã hội. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Giới hạn : SKKN tập trung nghiên cứu biện pháp vừa dạy học vừa giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tế, nâng cao tính sáng tạo của học sinh. Phạm vi : Thực hiện trong bộ môn toán, giáo viên, khối học sinh của nhà trường THCS Trọng Điểm. 6. Phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu - Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp kiểm tra sư phạm 6
- SKKN : Dạy học theo chủ đề “tích hợp” Bùi Thị Thuý Nga-THCS Trọng Điểm CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu Dạy học theo hướng tích hợp là một triết lý (trào lưu suy nghĩ) được Ken Wilber đề xuất. Lý thuyết tích hợp tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất hiện thực “xưa- pre-modern, nay-modern, và mai sau- postmodern”. Nó được hình dung như là một lý thuyết về mọi sự vật và cung cấp một đường hướng kết hợp nhiều mô thức rời rạc hiện tại thành một mạng hoạt động phức hợp, tương tác nội tại của nhiều cách tiếp cận. Lý thuyết tích hợp đã được nhiều nhà thực hành lý thuyết áp dụng trong hơn 35 lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau (Esbjörn-Hargens, 2010). Điều quan trọng hơn, tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên của con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến hiệu quả của chúng. Quan điểm tích hợp cho phép con người nhận ra những điều then chốt và các mối liên hệ hữu cơ giữa các thành tố trong hệ thống và trong tiến trình hoạt động thuộc một lĩnh vực nào đó. Việc khai thác hợp lý và có ý nghĩa các mối liên hệ này dẫn nhà hoạt động lý luận cũng như thực tiễn đến những phát kiến mới, tránh những trùng lắp gây lãng phí thời gian, tài chính và nhân lực. Đặc biệt, quan điểm này dẫn người ta đến việc phát triển nhiều loại hình họat động, tạo môi trường áp dụng những điều mình lĩnh hội vào thực tiễn, nhờ vậy tác động và thay đổi thực tiễn. Do vậy, tích hợp là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý/nguyên lý chi phối, định hướng và quyết định thực tiễn hoạt động của con người. Lý thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục trở thành một quan điểm (một trào lưu tư tưởng) lý luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Xu hướng tích hợp còn được gọi là xu hướng liên hội đang được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ trong quá trình phát triển các chương trình giáo dục. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp, trước hết dựa trên quan điểm giáo dục nhằm phát triển năng lực người học (Rogier, 1996). 8
- SKKN : Dạy học theo chủ đề “tích hợp” Bùi Thị Thuý Nga-THCS Trọng Điểm Chương trình tích hợp chính xác là gì? Trong khái niệm đơn giản nhất của nó, chương trình tích hợp liên quan đến việc tạo lập các kết nối, các mối liên hệ. Các loại kết nối nào? Xuyên qua các môn học? Với đời sống thực tế? Các kết nối này dựa trên kiến thức/nội dung hay dựa trên kỹ năng/ năng lực. Theo Drake and Burns (2004), việc định nghĩa chương trình tích hợp đã là đề tài bàn bạc từ khi thế kỷ 20 bắt đầu. Hơn một trăm năm qua, các nhà lý thuyết đã đưa ra ba loại cơ bản về hoạt động tích hợp. Các loại tích hợp này được xác lập giống nhau mặc dù tên gọi của chúng thường khác nhau. Tích hợp có vẻ như là vấn đề của phương pháp và mức độ. Từ nhìn nhận này, Drake and Burns (2004), đề xuất các định nghĩa của mình về các định hướng tích hợp mà theo họ, chúng tương thích với các định nghĩa đã được các nhà giáo dục đề ra qua nhiều thập kỷ vừa rồi. Ba loại này cung cấp điểm khởi đầu cho việc hiểu các cách tiếp cận tích hợp khác nhau: - Tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration) - Tích hợp liên môn: Interdisciplinary Integration - Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) (1) Tích hợp đa môn (The Multidisciplinary Integration) Các cách tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với nhau có chung một định hướng về nội dung và PPDH nhưng mỗi môn lại có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các Chuẩn từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người học vận dụng tổng hợp những kiến thức của các môn học có liên quan. Có nhiều phương án khác nhau để tạo nên một chương trình tích hợp đa môn, và chúng khác nhau về mức độ nỗ lực tích hợp. Những miêu tả dưới đây phác họa các phương án khác nhau nhằm thực hiện quan điểm tích hợp đa môn Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary Approach): Theo phương án này, các môn, các phần vẫn được học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng dạy, tích hợp được thực 10
- SKKN : Dạy học theo chủ đề “tích hợp” Bùi Thị Thuý Nga-THCS Trọng Điểm Các Góc học tập/ Các môn học song hành (Learning Centers/Parallel Disciplines). Đây là một cách thức tích hợp phổ biến trong đó một đề tài hoặc một chủ đề được đưa qua lăng kính cùa vài lĩnh vực môn học khác nhau. Ở một phòng học của một trường tiểu học, học sinh thường trải nghiệm phương án này ở các góc học tập của lớp. Ví dụ, đối với chủ đề như là “mô thức- patterns”, ở mỗi góc học tập có một hoạt động cho phép học sinh tìm hiểu/ thám hiểm các mô thức từ quan điểm/góc nhìn của một môn học- toán, ngôn ngữ, khoa học hay nghiên cứu xã hội. Khi học sinh di chuyển qua các góc học tập để hoàn thành những hoạt động, họ lĩnh hội khái niệm “mô thức- patterns” dưới lăng kính của nhiều môn học. Ở những lớp cao hơn, học sinh thường học một đề tài hay chủ đề trong những bài học khác nhau. Hướng học này thể hiện dưới hình thức các môn học song hành; giáo viên sắp xếp nội dung học tập của lớp họ để ghép với nội dung học của lớp học khác. Ví dụ, học sinh thường trải qua giờ học Văn chương Mỹ và Lịch sử Mỹ như hai môn học song hành. Các em học một tiết riêng về lịch sử và đọc văn chương thuộc giai đoạn đó. Ví dụ, học sinh đọc tác phẩm The Red Badge of Courage bằng tiếng Anh trong lúc học bài Cuộc Nội chiến trong môn Lịch sử. Học sinh thường được tạo cơ hội để tự tạo nên những kết nối giữa các môn học như thế. Các bài học dựa vào chủ đề (Theme-Based Units) Một số nhà giáo dục vượt xa hơn mức độ sắp xếp chuỗi nội dung kiểu các môn học song hành bằng cách hợp tác hoạch định một đơn vị bài học đa môn. Họ gọi tên cách hoạt động tập trung hơn này là “Đơn vị bài học dựa vào chủ đề”. Thường có hơn ba lĩnh vực môn học liên quan đến việc học/ nghiên cứu một đơn vị bài học theo chủ đề và bài học này thường được kết thúc bằng một hoạt động đạt đến mức tích hợp cao nhất. Đơn vị bài học (units) kéo dài trong dăm ba tuần, và toàn trường có thể tham gia vào. Một đơn vị bài học theo chủ đề được toàn trường thực hiện có thể độc lập với kế hoạch học tập thường xuyên. Những chương trình học tập theo chủ đề khác có thể được tiến hành ở cùng một khối lớp. 12
- SKKN : Dạy học theo chủ đề “tích hợp” Bùi Thị Thuý Nga-THCS Trọng Điểm 2. Giáo viên nhận diện ra những điều học sinh đã biết và giúp họ đưa ra những câu hỏi để tìm kiếm, khám phá. Giáo viên cũng cung cấp nguồn cho học sinh và cho họ cơ hội làm việc trong lĩnh vực chuyên môn. 3. Học sinh chia sẻ, trao đổi công việc với người khác thông qua một hoạt động có tính tích hợp cao nhất. Học sinh trưng bày kết quả tìm thấy được, tổng quan và đánh giá dự án đã thực hiện Thương lượng chương trình học Theo cách học tích hợp này, những vấn đề/câu hỏi của học sinh đặt ra sẽ hình thành nên cơ sở của chương trình học. Mark Springer, giáo viên của trường Radnor, Pennsylvania, thương lượng một chương trình học với học sinh (Brown, 2002). Springer đã dẫn đến một chương trình được cả nước biết đến, đó là Đường phân thủy- Watershed, kéo dài trong 11 năm. Chương trình hiện tại của ông ấy là Những ý tưởng mới đang được dò tìm- Soundings. Trong Soundings, học sinh lớp 8 phát triển chương trình học của riêng mình, Các chủ đề mà học sinh đã phát triển bao gồm “Bạo lực trong nền Văn hóa của chúng ta”, “Các vấn đế y tế ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta”; “Những môi trường ngoài hành tinh còn tồn tại”. Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp là vấn đề mới mẻ, đang được BGD phát động nghiên cứu trong năm học 2012 – 2013 này. SKKN này góp phần để nâng cáo hiệu quả của vấn đề nghiên cứu khi ứng dụng vào thực tế địa phương, nhà trường, đối tượng học sinh và giáo viên. 2. Một số khái niệm, luận điểm, luận cứ liên qua đến đề tài Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012, CTGDGPT sau 2015, “Dạy học tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động 14
- SKKN : Dạy học theo chủ đề “tích hợp” Bùi Thị Thuý Nga-THCS Trọng Điểm Riêng ở Trung học phổ thông chỉ tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản, vào các môn học và hoạt động giáo dục. SKKN : “Sử dụng SĐTD trong dạy học” do PGD Hạ Long phát động giáo viên tham gia trong năm học 2011 – 2012 hỗ trợ phương pháp dạy học này. TIỂU KẾT CHƯƠNG Theo hướng tích hợp, nhiều nước kể cả trong khu vực Đông Nam Á, đã đưa vào trường trung học các môn học như khoa học tự nhiên (tích hợp lí, hoá, sinh, địa chất, thiên văn), khoa học xã hội và nhân văn (tích hợp sử, địa, giáo dục công dân, xã hội học). Kinh nghiệm các nước cho thấy việc DHTH các môn học sẽ giúp cho HS dễ vận dụng kiến thức vào thực tiễn vì những vấn đề nảy sinh trong đời sống, sản xuất ít khi chỉ liên quan với một lĩnh vực tri thức nào đó mà thường đòi hỏi vận dụng tổng hợp các tri thức thuộc một số môn học khác nhau. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Vài nét về tình hình chung và tình hình giáo dục của địa phương, nhà trường * Giáo viên: Đội ngũ giáo viên của trường THCS Trọng Điểm có chuyên môn cao, nhiệt tình trong công tác, ham học hỏi được sự chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường. * Học sinh : Đối tượng dạy học của dự án là học sinh khối lớp 9 trường THCS Trọng Điểm - Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh. Thứ nhất: Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra, biết sử dụng bản đồ tư duy để hệ thống kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương học của tất cả các môn. 16