Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài ở Lớp 5

doc 8 trang sangkien 15600
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chuyen_doi_cac_don_vi_do_do_dai_o_lop.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài ở Lớp 5

  1. I. Đặt vấn đề ( Lí do chọn đề tài) Mục tiêu môn Toán ở tiểu học có yêu cầu : Giúp Hs có những kiến thức cơ bản ban đầu về các đại lượng thông dụng như: Đo độ dài, đo khối lượng, đo thời gian, đo diện tích, đo thể tích, và hình thành các kĩ năng thực hành tính và đo lường. Trong đó đơn vị đo độ dài là một trong những đơn vị đo quan trọng và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Cũng vì lẽ đó mà đo độ dài được đưa ngay vào học ở lớp 1với đơn vị là xăng- ti – mét và học hết các đơn vị đo độ dài ở lớp 4. Lên lớp 5, học sinh chỉ ôn lại các đơn vị và thành lập bảng đơn vị đo độ dài. Mức độ cần đạt khi dạy đo độ dài ở lớp 5 là biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài trong bảng; biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài có một tên dơn vị sang số có một tên đơn vị khác, từ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị đo và ngược lại. Mặt khác số đo độ dài còn được áp dụng để giải các bài toán về chuyển động đều và tính chu vi diện tích các hình. Hơn nữa việc chuyển đổi các đơn vị đo độ dài sẽ góp phần ôn luyện lại cách viết phân số thập phân, hỗn số thành số thập phân, cách nhân (chia) nhẩm một số với 10, 100, 1000, Như vậy, việc chuyển đổi các đơn vị đo độ dài ở lớp 5 là khá quan trọng. II. Thực trạng vấn đề * Về HS: Khi chuyển đổi các đơn vị đo độ dài học sinh còn gặp khá nhiều khó khăn và sai nhiều, nhất là ở lớp 5, các đơn vị đo được viết thêm dưới dạng số thập phân. các sai sót học sinh thường gặp là: - Không nhớ các đơn vị đo và thứ tự trong bảng của chúng - Không biết các quan hệ giữa các đơn vị đo là gấp kém nhau bao nhiêu lần. - HS hổng các kiến thức về nhân( chia) nhẩm một số với 10, 100, 1000, nên việc dịch chuyển dấu phẩy khi đổi số đo gặp khó khăn, nhất là khi chuyển đổi từ đơn vị bé đến đơn vị lớn. - Hổng kiến thức về việc viết các hỗn số thành số thập phân nên việc chuyển đổi đơn vị có nhiều số đo về đơn vị có một số đo thường hay sai. * Về Giáo viên: 1
  2. - GV còn lúng túng khi hướng dẫn Hs quy đổi các đơn vị đo nên thướng hướng dẫn bằng nhiều cách không nhất quán. hiện nay tôi thấy có 2 cách sau: + Cách 1: Dùng cách đếm các đơn vị đo và dịch chuyển dấu phẩy hoặc viết dấu phẩy vào số đo độ dài. Đây là cách mà chương trình cải cách ( trước năm 2000) áp dụng để hướng dẫn Hs quy đổi đơn vị đo độ dài, dựa vào nhân xét : trong số đo độ dài, mỗi hàng đơn vị đo ứng với một chữ số. Nhận xét này ở chương trình sau năm 2000 không có mà chỉ nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị tiếp liền: Hai đơn vị đo độ dài tiếp liền gấp kém nhau 10 lần. Trong thực tế, với cách hướng dẫn theo kiểu đếm và dời dấu phẩy hoặc dùng dấu phẩy để tách số, nhiều GV cho rằng nó dễ hơn cho HS yếu và hs sẽ thao tác nhanh hơn khi đổi. Tuy vậy, việc giải thích vì sao ta lại có thể đếm và dịch chuyển dấu phẩy như vậy thì hs khó có thể trả lời. Theo tôi, đây là cách mà hs chỉ làm theo kiểu máy móc, không hiểu rõ được bản chất vì sao ta lại có thể đổi như thế . Hơn nữa, cách làm này không giúp hs áp dụng hay ôn lại các kiến thức liên quan về số thập phân, phân số. + Cách 2 : Dùng mối quan hệ giữa các đơn vị quy đổi và sử dụng các phép nhân ( chia ) nhẩm với 10. 100, 1000, hoặc viết hỗn số thành số thập phân để hướng dẫn hs đổi đơn vị đo độ dài. - Giáo viên thường chỉ lo hướng dẫn cách đổi mà quên mất việc hs hổng các kiến thức bổ trợ liên quan đến việc quy đổi như : nhân chia nhẩm với 10, 100, 1000, hay đổi phân, hỗn số thành số thập phân. - Không chú trọng đến việc yêu cầu hs học thuộc thứ tự các đơn vị đo và mối quan hệ giữa các đơn vị nên khi hướng đẫn quy đổi hoặc khi các em thực hành thường không làm được bài. - Không phân chia rõ các dạng bài và tổ chức ôn luyện kĩ mà ra bài thường có nhiều dạng quy đổi khác nhau nên hs không nhớ lâu. * Về SGK: - Không có một mẫu trình bày các bước quy đổi đơn vị đo nên làm cho nhiều giáo viên lúng túng khi hướng dẫn hs trình bày bài. 2
  3. Kết quả khảo sát lần 1 : Tổng số HS được Điểm 9 - 10 Điểm 7-8 Điểm 5- 6 Điểm 1-4 kiểm tra 4 24 4 5 11 III. Biện pháp thực hiện Để hướng dẫn Hs đổi các đơn vị đo độ dài, giáo viên nên thực hiện một số các việc làm sau: 1. Ra một bài tập có đủ các dạng bài tập để học sinh làm và khảo sát kết quả. Ví dụ: Điền số thích hợp vào chỗ chấm a, 23 m = cm. 12,3 km = .m. 2 0,6 hm = . m. hm = m. 5 b, 15 cm = .m. 32,1 m = hm. 500,3 mm = m c, 1234 m = . km .m 8765,4 m = km m d, 2 km 52 cm = m 5 m 32 mm = m 12m 6cm = m - Giáo viên chấm bài, phân tích kết quả và rút ra những chỗ HS còn lúng túng khi làm. 2. Tổ chức ôn lại các kiến thức liên quan đến việc đổi - Học thuộc lại bảng: Cho HS đọc hoặc ghi lại các đơn vị theo thứ tự từ đơn vị bé đến đơn vị lớn và ngược lại. Đối với HS yếu GV cần ghi cả cách đọc cho các em và thường xuyên kiểm tra động viên các em để các em thuộc được bảng ( ví dụ: km: Ki- lô-mét, hm : Héc-tô -mét, .) Hoặc: ghi các đơn vị vào các thẻ bìa, GV tổ chức trò chơi: cho mỗi HS cầm một mảnh bìa ( ưu tiên HS chưa thuộc bảng) và xếp các đơn vị theo thứ tự, gọi tên các số đo, trò chơi này có thể chơi sau khi kết thúc bài ôn về đơn vị đo độ dài và các buổi học tăng buổi. 3
  4. - Học thuộc các quan hệ giữa các đơn vị tiếp liền và không tiếp liền. HS dựa và thứ tự trong bảng đơn vị đo và xác định mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng + Hai đơn vị tiếp liền: Gấp ( kém ) nhau 10 lần + Hai đơn vị có một đơn vị ở giữa: Gấp ( kém ) nhau 100 lần + Hai đơn vị có 2 đơn vị ở giữa: Gấp ( kém ) nhau 1000 lần + Hoặc thông qua trò chơi: Tìm nhanh, xếp đúng GV ghi các cặp đơn vị đo vào các băng giấy( làm 2 bộ), Ví dụ như sau: m - dm m - cm m - mm km - m hm - m dam- m km - hm hm - dam hm - dm dam - dm Yêu cầu 2 nhóm ( mỗi nhóm 3 em) tìm và xếp các cặp đơn vị đo ( tiếp sức) và 3 cột có quan hệ như sau: Gấp kém nhau 10 lần Gấp kém nhau 100 lần Gấp kém nhau 1000 lần - Cho Hs ôn lại cách nhân (chia) nhẩm một số với 10, 100, 1000, bằng cách dời dấu phẩy hoặc ghi dấu phẩy. + Số tự nhiên nhân (chia ) cho 10, 100, 1000, . + Số thập phân nhân (chia) cho 10, 100, 1000, . - Ôn lại cách viết hỗn số, phân số thập phân thành số thập phân. Ví dụ: Viết các hỗn số, phân số sau dưới dạng số thập phân: 3 2 2 1 = . = = 5 5 10 4
  5. - Ra các bài tập cùng dạng và cho học sinh ôn luyện nhiều, có kết luận về cách làm từng dạng. - Tôi xin được liệt kê các bài đổi đơn vị đo độ dài thường gặp và cách hướng dẫn cùng trình bày bài làm như sau: + Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn đến đơn vị bé hơn với các số đo là số tự nhiên, phân số, số thập phân, hỗn số. Phương pháp chung đó là tìm mối quan hệ giữa 2 đơn vị và gấp đơn vị cần đổi lên một số lần đó. HS sẽ áp dụng kỹ năng nhân nhẩm với 10. 100, 1000, để tìm kết quả. 3 Ví dụ: a. 12m = dm b. km = m 5 3 c. 1 m = cm d. 12,3 hm = .m 5 Chúng ta có thể hướng dẫn HS như sau: Bài a. Hỏi: Mét gấp đề – xi – mét mấy lần? ( 10 lần) Vậy muốn đổi từ mét ra đề – xi – mét ta làm như thế nào ?( lấy 12 x 10 = 120, hoặc tính nhẩm bằng cách thêm vào tận cùng bên trái số tự nhiên một chữ số 0.) Bài b. ( tương tự bài a.) Bài c. áp dụng bài b, hướng dẫn hs đổi hỗn số ra phân số và làm như bài b. Bài c. Hỏi : Héc-to-mét gấp mét mấy lần? ( 100 lần ). Vậy muốn đổi ta làm như thế nào ? ( lấy 12,3 x 100). Khi nhân 12,3 với 100 ta có thể làm như thế nào để tìm kết quả? ( Dịch chuyển dấu phẩy sang phải 2 chữ số ta được 1230 m) Trình bày : a. 12m = (12 x 10) dm = 120 dm. 3 3 b. km = ( x 1000 ) m = 600 m 5 5 3 8 c. 1 m = ( x 100 ) cm = 160 cm 5 5 d. 12,3 hm = ( 12,3 x 100 )m = 1230 m +Dạng 2 : Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn với các số đo là số tự nhiên, phân số, số thập phân, hỗn số. Phương pháp chung đó là tìm mối quan hệ giữa 2 đơn vị và chia đơn vị cần đổi một số lần đó. HS sẽ áp dụng kỹ năng chia nhẩm với 10. 100, 1000, để tìm kết quả. 5
  6. Ví dụ : Điền số thích hợp vào chỗ chấm 3 a. 456 m = .hm b*. dm = m 5 3 c*. 1 hm = .km d. 12,34 cm = .m 5 ( Bài b,c không phổ biến) Ta có thể hướng dẫn như sau: Bài a. Mét kém hec-tô-mét mấy lần? ( 100 lần). Vậy muốn đổi ta làm như thế nào ? ( lấy 456 chia 100) vậy muốn chia 456 cho 100 ta nhẩm như thế nào ? ( đếm từ phải sang trái 2 chữ số và dùng dấu phẩy để tách ta được 4,56.) Bài b. Hỏi : Đề xi mét kém mét mấy lần ? ( 10 lần ). Vậy muốn đổi ta 3 3 làm như thế nào ? ( lấy chia 10 ta được m, hay 0,3 m) 5 50 Bài c, Hướng dẫn hs đổi hỗn số ra phân số và làm như bài b. Bài d. Hỏi : Xăng- ti –mét kém mét mấy lần? ( 100 lần). Vậy muốn đổi ta làm như thế nào ? ( lấy 12,34 chia 100). Muốn chia 12,34 cho 100 ta có thể nhẩm như thế nào? ( dịch chuyển dấu phẩy sang trái 2 chữ số ta được 0,1234 m) Trình bày: a. 456 m = (456 : 100) hm = 4,56 hm 3 3 3 b*. dm = ( : 10 ) m = m 5 5 50 3 8 4 c*. 1 hm = ( : 10 )km = km 5 5 25 d. 12,34 cm = `(12,34 : 100 ) .m = 0,1234m + Dạng 3: Đổi các số đo có một số đơn vị về các số đo có nhiều đơn vị đo. Ví dụ : Viết số thích hợp vào chỗ chấm: b. 9876 m = km .m c. 91011mm = .m .mm d. 567,8 m = .hm .m Với dạng này ta có thể hướng dẫn HS như sau: Bài a. Hỏi : ki-lô-mét gấp mét mấy lần ? ( 1000 lần) . Vậy muốn đổi ra mét và km ta làm như thế nào ? ( lấy 9876 chia 1000 = 9 dư 876 ) như vậy ta có 9 km 876 m . 6
  7. Bài b.c ( tương tự bài a.) Như vậy phương pháp chung cho dạng này là : Lấy số cần đổi chia cho số lần gấp kém của hai đơn vị cần đổi, bắt đầu từ đơn vị lớn nhất. Nếu phải đổi ra nhiều hơn hai đơn vị ta chỉ việc dùng số dư và chia tiếp. Dạng 4: Đổi số đo có nhiều đơn vị ra số đo có một đơn vị: ví dụ 1: a. 2 km 345 m = m b. 9 m 76 mm = m m c. 5 hm 3 m = m Hướng dẫn Hs như sau: Bài a, 2 km 345 m = 2 km + 345 m = 2000 m + 345 m = 2345 m Bài b,c, ( tương tự ) Đối với dạng này, phương pháp chung là đổi riêng các đơn vị trong số cần đổi ra đơn vị theo yêu cầu và cộng kết quả lại. ví dụ 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a . 2 km 345 m = k m b. 9 m 76 mm = m c. 5 hm 3 m = hm d. 3dm 45 mm = m Hướng dẫn: 345 Bài a. Ta viết 2km 345 m = 2km + km 1000 345 = 2 km 1000 = 2, 345 km 76 Bài b. Ta viết 9m 76 mm = 9 m + m 1000 76 = 9 m 1000 = 9, 076 m Bài c ( tương tự ) 7
  8. 3 45 Bài d. Ta viết 3dm 45 mm = m + m 10 1000 345 = m 1000 = 0,345 m Với dạng này, ta cũng tách các đơn vị và đổi ra đơn vị cần đổi rồi viết thành hỗn số hoặc cộng lại thành phân số và viết thành số thập phân Kết quả khảo sát lần 2: Tổng số HS được Điểm 9 - 10 Điểm 7-8 Điểm 5- 6 Điểm 1-4 kiểm tra 24 7 8 8 1 IV Bài học kinh nghiệm Qua việc áp dụng thực hành ở lớp, tôi rút ra được một số điều cần thiết để đạt kết quả trong việc hướng dẫn Hs đổi đơn vị đo độ dài như sau : - Nhất thiết tất cảc Hs phải thuộc bảng đơn vị đo độ dài và mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Đây là điều kiện tiên quyết để học sinh có thể đổi đúng. - Trước khi làm bài giáo viên nên ôn lại các kiến thức liên quan đến việc đổi đơn vị như : đổi phân số thập phân, hỗn số, phân số, thành số thập phân hay việc nhân ( chia ) nhẩm một số với 10, 100, 1000, - Phân loại học sinh và tìm hiểu nguyên nhân HS làm sai để phụ đạo kịp thời. - Nhất quán trong việc hướng dẫn hs quy đổi, nhất là đối với hs yếu, để học sinh không bị rối trong việc đổi đơn vị. Theo tôi GV nên trung thành với cách đổi dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. - Khi hs sinh đã thành thạo với các dạng bài thì giáo viên nên ra các bài kiểu tổng hợp các dạng để rèn luyện khả năng phân biệt các dạng và cách làm từ đó nâng cao kĩ năng quy đổi. - Nên cho hs trình bày cả cách làm khi làm bài, không nên chỉ ghi kết quả . 8