Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3

docx 49 trang Mịch Hương 27/09/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_day_hoc_gan_voi_thuc_tien_o_tr.docx
  • pdfLĩnh vực Quản lí- Trương Thị Kiều Thuy- THPT Anh Sơn 3.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: SÁNG KIẾN CHỈ ĐẠO DẠY HỌC GẮN VỚI THỰC TIỄN Ở TRƯỜNG THPT ANH SƠN 3 Lĩnh vực: Quản lí Tác giả: Trương Thị Kiều Thủy Năm thực hiện: 2021-2022 Điện thoại: 0949996336 Anh Sơn, tháng 4 năm 2022 MỤC LỤC 1
  2. 17 3.12. Khuyến khích nghiên cứu và sáng tạo khoa học kĩ 32 thuật dành cho học sinh 18 3.13. Chế biến các món ăn từ lương thực, thực phẩm địa 34 phương 19 3.14. Tổ chức các hội thi cấp trường 34 III. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 20 3.1. Đánh giá hiệu quả hoạt động của hoạt động dạy học 37 gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3. 3.2. Khảo sát hiệu quả giáo dục và mức độ hứng thú của 21 học sinh trường THPT Anh Sơn 3 qua hoạt động trải 37 nghiệm thực tiễn. 22 IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 39 23 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 24 LỜI CẢM ƠN 44 25 MỤC LỤC 45 3
  3. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Các giải pháp chỉ đạo dạy học gắn với thực tiễn ở trường THPT Anh Sơn 3. Đánh giá các kết quả thực nghiệm dạy học gắn với thực tiễn trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. 3. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào phạm vi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn dạy học định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học theo Chương trình GDPT 2018 ; việc chỉ đạo xây dựng Kế hoạch giáo dục của các môn học vừa phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường; vừa đáp ứng yêu cầu của định hướng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học. Đề tài tập trung vào việc áp dụng các giải pháp dạy học gắn với thực tiễn trong từng bộ môn ở trường THPT Anh Sơn 3; để từ đó đưa ra được các giải pháp chung có thể áp dụng đồng bộ cho tất cả các môn học trong chương trình và áp dụng được trong nhiều năm học, phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới – thực hiện từ năm học 2022-2023. 4. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài hướng vào đối tượng nghiên cứu là: Việc xây dựng Kế hoạch giáo dục bộ môn; việc triển khai các hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; hoạt động dạy, học của giáo viên và học sinh. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài đóng góp những giải pháp vào việc chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả việc dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học ở trường THPT. Đề tài cũng tập hợp được những tư liệu quan trong từ các hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh vào kho học liệu của trường, của ngành để giúp giáo viên lấy làm tư liệu dạy học theo định hướng CTGDPT 2018. 5
  4. thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. Tuỳ theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế. 1.2. Dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất 1.2.1. Đặc trưng của dạy học phát triển năng lực và phẩm chất Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất là quan điểm dạy học trong đó mục tiêu được cụ thể hóa bằng yêu cầu cần đạt. Trong đó, mỗi năng lực và phẩm chất được mô tả chi tiết cấu trúc các tiêu chí, chỉ báo. Chuẩn đầu ra đạt được thông qua tổ chức dạy học nội dung ứng với công thức sau: NĂNG LỰC = KIẾN THỨC x KỸ NĂNG x THÁI ĐỘ x TÌNH HUỐNG Dạy học phát triển năng lực có những đặc trưng sau: - Mục tiêu dạy học: Phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; chú trọng vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, chuẩn bị năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, giúp người học thích ứng với sự thay đổi của xã hội. - Nội dung dạy học: Nội dung và hoạt động cơ bản trong các môn học được liên kết với nhau, gắn với tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính nhằm đạt được kết quả đầu ra, gắn với việc hình thành và phát triển năng lực. - Phương pháp dạy học: Người dạy tổ chức, tư vấn, hỗ trợ giúp người học tự lực, tích cực và sáng tạo trong học tập; Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp, kỹ thuật, thủ thuật dạy học tích cực giúp người học trải nghiệm thực tế tìm kiếm và vận dụng kiến thức. - Hình thức tổ chức dạy học: Chú trọng các hình thức học cá nhân, học hợp tác với các hoạt động đa dạng như hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin. - Môi trường học tập: Đa dạng ở trên lớp, ngoài lớp, ngoài trường đặc biệt là vườn trường, xưởng trường, vận dụng trong đời sống thực tế. Môi trường học tập đa dạng, linh hoạt phát huy được tính sáng tạo của người học, có sự hỗ trợ hoặc tham gia của các tổ chức xã hội và gia đình. - Đánh giá kết quả: Dựa vào tiêu chí hoặc bộ công cụ chủ yếu hướng vào năng lực đầu ra, tính đến sự tiến bộ, tư vấn cho người học biện pháp thay thế bằng phương thức học tập hiệu quả; chú trọng vào các sản phẩm học tập và khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn. 1.2.2. Sự khác nhau giữa dạy học tiếp cận nội dung và tiếp cận năng lực 7
  5. Kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, những loại kiến thức khác nhau, tạo nguồn để học sinh có được các giải pháp tối ưu hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Khả năng đáp ứng thực tiễn là đặc trưng của năng lực, tức là vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể. Những kiến thức có ích để rèn luyện năng lực là những kiến thức mà học sinh tự kiến tạo. Mức độ năng lực phụ thuộc vào mức độ phù hợp của kiến thức mà học sinh huy động vào giải quyết vấn đề đó. Sự phát triển năng lực không diễn ra theo tuyến tính, từ đơn giản đến phức tạp, từ bộ phận tới toàn thể mà được kiến tạo trên cơ sở mức độ phức tạp và đa dạng của vấn đề. Điểm xuất phát để sử dụng và phát triển năng lực là toàn cảnh thách thức cần vượt qua, còn điểm đến là phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc cách ứng xử phù hợp trong tình huống đã cho. Rèn luyện năng lực được tiến hành theo đường xoắn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới, và đến lượt mình, kiến thức mới đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới. Như vậy, năng lực chỉ được hình thành khi quá trình dạy học lấy việc học làm gốc. 1.2.3.3. Chỉ dạy học những vấn đề cốt lõi Rèn luyện năng lực đòi hỏi phải có thời gian, lặp đi lặp lại mới có thể tăng cường lực năng lực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nếu chương trình tập trung rèn luyện năng lực thì chỉ nên tập trung vào một số năng lực chọn lọc và lượng kiến thức tương ứng để học sinh có đủ thời gian rèn luyện, kiến tạo và phát triển những năng lực đó. Trong thời gian học tập tại trường, học sinh phải rèn luyện, kiến tạo những năng lực theo yêu cầu của chương trình. Từ đó kiến tạo những kiến thức, kĩ năng mới để thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi. Vì vậy phải xác định được các năng lực xuyên suốt chương trình đào tạo với tư cách là công cụ để học tập suốt đời. 1.2.3.4. Học tích hợp, phương pháp luận và học cách kiến tạo kiến thức Đặc trưng của thể giới hiện đại là sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng trong tất cả các lĩnh vực khoa học và đời sống. Mức độ năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế đó cũng ngày càng tăng. Vì vậy, học sinh phải học tích hợp, học phương pháp luận, học cách kiến tạo kiến thức để rèn luyện khả năng kết hợp các nguồn kiến thức khác nhau. Từ đó, học sinh mới có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống lao động sau này. 1.2.3.5. Mở cửa trường phổ thông ra thế giới bên ngoài Trường phổ thông không phải là đích đến mà chỉ là nơi chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động hoặc học cao hơn. Mở cửa trường phổ thông là cách tốt nhất để học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề khác nhau đang diễn ra trong xã hội. Đây cũng là phương 9